tin tức-sự kiện
Những cảm nhận sau khi dạy tiết học : “Tiết đọc thư viện”
“Tiết đọc thư viện” một khái niệm khá mới với mỗi giáo viên trường tôi. Vì năm học này là năm học đầu tiên trường tôi có dự án của Room too Read hỗ trợ. Mặc dù bản thân tôi may mắn được đi tập huấn về nó trong 4 ngày nhưng thời gian đó chưa đủ để tôi hiểu và ngấm sâu về nó. Nhưng qua thời gian được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường cùng tìm tòi nghiên cứu tài liệu, phương pháp lên lớp và tạo điều kiện cho tôi đi dự giờ các giáo viên trong hội thi “Tiết đọc thư viện giỏi” và qua 11 tuần thực dạy với học sinh tôi cảm thấy đây là một tiết học đầy ý nghĩa với cả cô lẫn trò. Mặc dù chỉ là năm đầu tiên được dạy tiết học này nhưng bản thân tôi cũng mạnh dạn viết lên những điều cảm nhận của riêng mình qua tiết dạy.
Khi dạy một tiết đọc thư viện cả tôi và học sinh đều thấy nhẹ nhàng, tự nhiên. Khi hỏi học sinh chia sẻ cảm nhận của em khi học tiết đọc thư viện các em đều trả lời: “Em rất thích học tiết đọc thư viện”. Vì khi học em được học ở trong thư viện, được nghe cô giáo đọc, được cùng đọc với các bạn và cô, được chọn sách phù hợp với mình để đọc cá nhân. ....”
Từ khi có “Tiết đọc thư viện” tôi cảm thấy học sinh có ý thức hơn mỗi khi xuống thư viện. Vì các em được học bài bản hơn về nội quy thư viện, được học cách lựa chọn sách phù hợp với trình độ đọc của mình qua mã màu, học cách cầm sách lật sách và giữ gìn bảo quản sách. Từ đó mà ý thức cũng được hình thành theo.
Trước khi vào thư viện học các em đã thành thói quen kĩ năng rửa chân tay và xếp thành hai hàng trước cửa thư viện. Chỉ qua mấy tiết học mà kĩ năng của học sinh đã được hình thành và trở thành thói quen điều đó thật tốt. Đối với một tiết đọc thư viện các khâu các bước rất rõ ràng điều quan trọng là mỗi giáo viên phải nắm được và dạy theo đúng trình tự của các bước đó. Nhưng để lôi cuốn học sinh vào câu chuyện từ đó hình thành được thói quen đọc cho học sinh qua hoạt động “đọc to nghe chung” thì việc đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể của giáo viên là một khâu quan trọng nhất của bước “trong khi đọc” . Nhận thức được điều đó nên bản thân tôi đã chủ động tìm trước câu chuyện, nghiên cứu nội dung câu chuyện xem có những nhân vật nào? Diễn biến tâm trạng của các nhân vật đó ra sao? Để từ đó hóa thân vào mỗi nhân vật sao cho đúng, cho hợp. Chỉ có thể hiểu được tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật trong truyện thì giáo viên mới có thể thể hiện được diễn cảm lời nói hành động của nhân vật đúng và trúng. Và cũng chỉ có thể như vậy qua cách đọc và thể hiện ngôn ngữ của giáo viên thì học sinh mới tập trung vào câu chuyện và thể hiện sự thích thú của mình trong tiết học. Mặc dù không phải giáo viên nào cũng có giọng đọc hay và ấm áp để lôi cuốn học sinh của mình trong những tiết học và bản thân tôi cũng vậy không có được giọng trời phú đó nhưng tôi thầm nghĩ nếu mình hiểu được mục tiêu trong tiết học này điều gì là quan trọng và giáo viên phải thể hiện được điều đó thì mỗi giáo viên chúng ta phải tập, phải luyện chỉ có như vậy chúng ta mới tiến bộ. Nếu mỗi giáo viên chúng ta lấy học sinh là “cái đích” để đến thì tôi tin chúng ta sẽ thành công.
Khi thể hiện diễn cảm giọng đọc và kết hợp với ngôn ngữ cơ thể thể hiện diễn biến tâm trạng của Chuột Típ và thái độ của mẹ Chuột típ theo những cung bậc khác nhau lúc này quan sát học sinh tôi thấy các em rất hào hứng và có những tiếng cười rộ lên thích thú.
Từ việc làm mẫu của giáo viên sẽ lôi cuốn các em đến với thư viện, lôi cuốn các em đến với sách, các em muốn tìm lại quyển truyện đó để mượn về nhà đọc cho người thân nghe, và chính các em lại là những cô giáo tí hon thể hiện giọng đọc, ngôn ngữ cơ thể của mình cho các học sinh là ông bà, cha mẹ, anh chị em ở nhà nghe. Từ đó mà thói quen đọc của các em sẽ dần được hình thành. Các em sẽ tìm đến với sách một cách tự nhiên, thường xuyên và hứng thú.
Ở bước sau khi đọc để ôn lại nội dung câu chuyện học sinh rất hứng thú điều đó được thể hiện qua các cánh tay giơ lên phát biểu, thể hiện qua gương mặt tươi cười rạng rỡ của các em. Kể cả những học sinh hàng ngày còn non về các môn văn hóa nhưng khi học tiết đọc thư viện các em cũng rất tích cực phát biểu. Tôi đã đặt câu hỏi: Điều gì khiến các em ấy lại hứng thú như vây? Phải chăng có lẽ đó là vì: khi các em phát biểu các em không bị cô giáo và các bạn chê là em trả lời sai hay chưa đúng; các em được tự do phát biểu theo cảm nhận riêng của mình; câu trả lời của mình được cô giáo và các bạn tôn trọng. Từ đó tôi rút ra được bài học cho mình rằng: Tại sao mình không phát huy điều đó đối với các môn văn hóa. Luôn tôn trọng, lắng nghe học sinh sẽ giúp mình thành công hơn trong quá trình giúp học sinh lĩnh hội kiến thức .
Người viết : Ngụy Thị Huế
- BÁO CÁO ĐOÀN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NĂM HỌC 2017 – 2018
- KỈ NIỆM 8/3
- CHĂM LO TẾT CHO HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- MÔ HÌNH TRỒNG RAU TRONG NHÀ TRƯỜNG
- ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
- THI ĐẤU CẦU LÔNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
- THI ĐẤU CẦU LÔNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
- KỶ NIỆM 20 - 10
- Tọa đàm kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NHIỆM KÌ 2017-2022
- KẾ HOẠCH ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN NHIỆM KÌ 2017-2022
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY 8/3
- PHONH TRÀO THI ĐUA “HAI TỐT” MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
- HOẠT ĐỘNG CHĂM LO TẾT ĐINH DẬU 2017
- HOẠT ĐỘNG CHĂM LO TẾT ĐINH DẬU 2017
- LỢI ÍCH THIẾT THỰC CỦA VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
- THỂ THAO CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
- HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
- Vai trò của công đoàn trong phong trào thi đua “Hai tốt”
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chăm lo đời sống của đoàn viên công đoàn.