TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

tin tức-sự kiện

QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ NĂM HỌC 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

Trường TH Hoàng Lương

         Số:   /QC- TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                                                                                        Hoàng Lương, ngày 20 tháng 6 năm 2016

 

                      QUY CHẾ

 THỰC HIỆN DÂN CHỦ NĂM HỌC 2016 -  2017

    Căn cứ Nghị định số: 04/2015/NĐ -CP ngày 9/01/2000 về việc thực hiện  Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ;  
    Căn cứ Công văn  số: 370 / PGDĐT ngày 31tháng 5 năm 2016 về việc ban hành  Qui chế thực hiện dân chủ trong trường học;
   Trường Tiểu học Hoàng Lương xây dựng Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường năm học 2016- 2017 như sau : 
PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường
 - Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những Điều luật giáo dục quy định theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; bảo đảm cho giáo viên, CBCNV, học sinh, cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, xây dựng nhà trường; làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân, vì dân.

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của Hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường; ngăn chặn các hiên tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước .
2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường

- Mở rộng dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật: Quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; Dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
 - Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tư do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
PHẦN II:  THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
1.
 Trách nhiệm của Hiệu Trưởng.
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên toàn bộ hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Phân công các Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các mặt hoạt động của nhà trường. 
   2. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ công chức, của học sinh theo quy chế này.
   3. Lắng nghe ý kiến của cá nhân, của BGH. Công đoàn, BCH Chi đoàn Thanh niên và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.
   4. Thực hiện chế độ định kỳ:

- Họp toàn thể Hội đồng nhà trường: tháng 1 lần.

- Họp Hội nghị Cán bộ công chức: 1năm 1 lần.

- Họp giao ban với Phó hiệu trưởng: 1tuần 1 lần.

- Họp liên tịch: BGH + CTCĐ + BT Đoàn + Tổ trưởng Chuyên môn ( tuỳ theo tình hình công tác của Hiệu trưởng về triệu tập )

 5. Thực hiện chế độ công khai 
     - Kế toán báo cáo tài chính trước toàn thể Hội đồng nhà trường vào các thời gian: Hội nghị CBCC đầu năm học.

    - Sơ kết học kỳ I - Tổng kết năm học.  
    - Phối hợp BCH Công đoàn tổ chức học tập các chế độ chính sách đối với Cán bộ công chức .
    - Tổ chức đánh giá xếp loại CB – GV - NV 1 năm học / 1 lần ( Theo Quyết định 06/2006/QĐ - BN ngày 21/03/2006 ), công bố trước toàn thể Hội đồng nhà trường.
   - Công khai chương trình kế hoạch công tác của năm học trong: Hội nghị CBCC hàng năm.    
   6. Gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống biểu hiện không dân chủ, những biểu hiện tiêu cực.
   7. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường:

      + Tiếp thu nghiêm túc chủ trương cấp trên.

      + Xây dựng kế hoạch thực hiện, xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ và cấp trên.

      + Phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách và triển khai kế hoạch, báo cáo kết quả với Hiệu trưởng.

   8. Bảo vệ uy tín của nhà trường, nâng cao uy tín của nhà trường xây dựng nhà trường phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 
   9. Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các hoạt động của cấp dưới (Phó Hiệu trưởng CBGVN, …). Trong việc thực hiện dân chủ và công tác của nhà trường. 
   10. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp của các cá nhân hoặc các tổ chức trong nhà trường trước khi quyết định:
      - Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy và học, nghiên cứu khoa học cũng như nhiều hoạt động chính của nhà trường trong năm học.
      - Kế hoạch tuyển dụng, nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và các cán bộ công chức.
      - Kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường, các hoạt động phục vụ dạy và học của nhà trường.
      - Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc và nội quy, quy chế trong nhà trường.
      - Các báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ trong năm học.
   II. Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng

1. Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây (Theo quy định của Điều lệ nhà trường Tiểu học):
      - Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng.
   2. Phó Hiệu trưởng có trách nhiệm sau đây:
a-  Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công.
b- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
c - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lý.
   3. Các nội dung công việc mà Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách giúp việc Hiệu trưởng.
3.1 Hoạt động dạy và học văn hoá.  
- Nghiên cứu chương trình các bộ môn, các khối lớp được phân công phụ trách, các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn, các quy chế quy định của bậc học về dạy học và tổ chức thực hiện và báo cáo Hiệu trưởng.
- Lập thời khoá biểu giảng dạy của từng khối lớp cho các giáo viên giảng dạy bộ môn ở từng lớp, từng khối chuyên môn và phổ biến đến giáo viên, học sinh thực hiện.  
- Tổ chức học tập bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho giáo viên theo kế hoạch của các cấp giáo dục và nhà trường.
- Dự kiến phân công giảng dạy từng học kỳ để thông qua Hiệu trưởng duyệt.
- Lập các dự toán mua sắm các trang thiết bị, tài liệu tham khảo…
- Lập kế hoạch ôn tập, tổ chức kiểm tra chất lượng định kỳ năm học, thi học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh.  
- Dự giờ dạy của giáo viên, kiểm tra chuyên đề, toàn diện cá nhân giáo viên và tổ chuyên môn … Xác nhận và đề nghị thanh toán dạy thêm giờ trong các tổ chuyên môn.
3.2 Công tác tuyển sinh và hồ sơ học sinh.
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, lập kế hoạch tuyển sinh, báo cáo Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh.
- Lập danh sách đối tượng học sinh có năm sinh đủ 6 tuổi vào học lớp1 (Qua đợt điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn hàng năm). Nhà trường gửi thông báo tuyển sinh thông qua xã để gửi tới từng học sinh có trong danh sách vào học lớp 1 trên điạ bàn xã. Kế hoạch và nội dung tuyển sinh lớp 1 được báo cáo UBND xã, được phát thanh trên hệ thống truyền thanh của xã.
- Duyệt kết quả tuyển sinh với phòng giáo dục huyện. Ban tuyển sinh của trường xếp lớp. Niêm yết danh sách học sinh vào từng lớp1.
- Duyệt kết quả học tập của học sinh về các mặt giáo dục, ghi nhận kết quả học tập của từng học sinh (Lên lớp hoặc phải thi lại). Thay mặt BGH ký học bạ của học sinh những khối lớp được quản lý.
3.3 Hoạt động tập thể của giáo viên và học sinh.
- Lập kế hoạch hoạt động tập thể giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh trong năm học. Triển khai kế hoạch đã được Hiệu trưởng duyệt và thông qua Hội nghị CBCC.
- Phối hợp với BCH Công đoàn và Đoàn TNCS HCM để tổ chức tốt các đợt sinh hoạt tập thể.
- Kết hợp với BCH Đoàn trường theo dõi phong trào thi đua các lớp, theo hàng tháng và các đợt thi đua có sơ kết, tổng kết kịp thời.
- Xem xét, xử lý các trường hợp học sinh vi phạm nội qui nhà trường, trình Hội đồng kỷ luật nhà trường.
- Hàng tháng tổ chức chào cờ đầu tuần, đầu tháng để đánh giá thi đua, động viên khen thưởng và nhắc nhở những thiếu sót, tồn tại khuyết điểm của học sinh, thông báo những điều cần thiết và phát động thi đua theo các chủ đề, chủ điểm.
- Tổ chức các hoạt động Câu lạc bộ, hoạt động Hội chữ thập đỏ, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động chính trị xã hội….
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị kết nghĩa, các tổ chức của địa phương để tổ chức các hoạt động xã hội, các cuộc vận động xã hội.

3.4 Xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất.
- Xây dựng các nội qui, qui chế về bảo vệ tài sản nhà trường, bảo quản các phòng chức năng.
- Tổ chức kiểm kê tài sản hàng năm, bàn giao  tài sản cho các lớp và các bộ phận sử dụng và bảo quản, thường xuyên kiểm tra 
- Tổ chức mua sắm các thiết bị, đồ dùng giảng dạy
- Tổ chức sửa chữa, xây dựng trường và lao động công ích cho xã hội. 

3.5 Công tác hành chính quản trị
- Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tổ hành chính về các nội dung công việc, sổ sách, hồ sơ, vệ sinh phòng, giờ giấc, thái độ 
- Tổ chức mua sắm văn phòng phẩm, phần thưởng, các dụng cụ sinh hoạt tập thể bảo đảm các thủ tục hành chính như vào sổ, làm chứng từ thanh toán kịp thời, chính xác
- Tổ chức bảo vệ tài sản và trật tự an ninh trong nhà trường.
- Phân công chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc họp và sinh hoạt tập thể 

III. Nhiệm vụ của các tổ chuyên môn
    1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch tổ, kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân của tổ viên theo phân phối chương trình, theo kế hoạch của tổ và kế hoạch của nhà trường. Đề xuất với hiệu trưởng thực hiện tốt dân chủ trường học.
   2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá tay nghề tổ viên, kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của tổ theo kế hoạch của nhà trường.
   3. Đề xuất các danh hiệu thi đua, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với tổ viên. Đề xuất xếp loại cán bộ, giáo viên, tổ viên hàng năm. Tập hợp các ý kiến tổ viên góp ý xây dựng hoạt động nhà trường.
   4. Đề cử giáo viên đi học nghiệp vụ hoặc bồi dưỡng chuyên môn. Bố trí dạy thay khi giáo viên đi công tác, ốm đau và nghỉ chế độ.
   5. Tổ chuyên môn sinh hoạt 1 tuần/ lần ( 2 lần/tháng) để:

                    + Kiểm tra thực hiện chương trình công tác thời gian qua

                    + Kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình ở các lớp.

                    + Trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, rút kinh nghiệm giờ dạy, báo cáo và xếp loại chuyên đề SKKN, làm thực hành việc sử dụng đồ dùng giảng dạy…

                    + Bàn công tác theo kế hoạch tổ và trường đề ra như: Tự kiểm tra đăng ký dự giờ dạy giỏi, xét thi đua, kế hoạch ôn tập… Các cuộc họp đều phải đúng giờ, có chất lượng, có ghi biên bản, có những nội dung cần biểu quyết phải được ghi vào biên bản.

 6. Tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng có nhiệm vụ.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ: Từng tuần, tháng, năm học.
- Chỉ đạo các nhóm xây dựng kế hoạch nhóm, bộ môn, …
- Quản lý lao động sư phạm của tổ viên 
- Thông báo, giải thích kết quả đánh giá thi đua, đánh giá cán bộ, giáo viên  đến các tổ viên; Báo cáo với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng về kế hoạch và các hoạt động của tổ.
- Quản lý tổ chuyên môn hoàn thành trách nhiệm của tổ. Chấp hành và thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong tổ mình phụ trách. 
IV. Trách nhiệm của cán bộ, viên chức nhà giáo và người lao động

       1.Nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường có trách nhiệm

1.1 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo qui định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường Tiểu học.
   + Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, chấm bài, chuẩn bị đồ dùng giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo qui định: Vào sổ điểm, ghi học bạ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động tập thể của nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn của nhà trường
   + Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục
   + Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và Điều lệ nhà trường ; thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng ; chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục
   + Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo ; gương mẫu trước học sinh ; thương yêu tôn trọng học sinh; đoàn kết giúp đỡ các đồng nghiệp
   + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh , Đoàn, Đội TNTP HCM của nhà trường trong mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
1.2 Tham gia ý kiến xây dựng nhà trường như ; Kế hoạch phát triển nhà trường – Xây dựng cơ sở vật chất – Cảnh quan nhà trường – Các biện pháp thi đua – Các nội qui, qui chế – báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường
1.3 Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, trái đường lối của Đảng, nhà nước làm ảnh hưởng nền nếp kỷ cương trong nhà trường
1.4 Thực hiện đúng những qui định trong Pháp lệnh công chức ( Đặc biệt chú ý: Nghĩa vụ và quyền lợi của CBCC- trong chương I; Những việc CBCC không được làm – Trong chương III)
* Giáo viên chủ nhiệm:  Ngoài các điều trên còn có những nhiệm vụ sau đây: 
+ Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
+ Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; Chủ động phối hợp với các giáo viên  chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, các tổ chức có liên quan trong hoạt động giáo dục học sinh .Gĩư gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo cán bộ công chức tôn trọng đồng nghiệp và học sinh; bảo vệ uy tín của trường. 
+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớp, phải thi lại, rèn luyện trong hè, phải ở lại lớp, hoàn thành việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. 
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Ban giám hiệu .
2.  Những việc nhà giáo, cán bộ công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 
2.1 Những chủ trương chính sách, chế độ của Đảngvà nhà nước đối với nhà giáo.
2.2 Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, (khi mượn phải ghi sổ sách, ký nhận, mất mát phải đền bù, hư hỏng phải báo cáo lập biên bản để giải quyết. Không tự tiện sử dụng tài sản của nhà trường khi chưa báo cáo với người quản lý).
2.3 Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải theo đúng quy định luật khiếu nại tố cáo.
2.4 Công khai các khoản đóng góp của học sinh, cha mẹ học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo chế độ hiện hành.
2.5 Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ công chức, cho học sinh.
2.6 Việc thực hiện tuyển dụng, thi ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật… phải đảm bảo đúng quy trình, công khai, dân chủ.
2.7 Những vấn đề tuyển sinh và thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh phải theo hướng dẫn của các cấp giáo dục.
2.8 Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét đánh giá công chức hàng năm.

V. Những việc học sinh, phụ huynh học sinh được biết và được tham gia ý kiến.
1. Những việc được biết 
   - Chủ trương, chế độ chính sách của nhà nước, những quy định của nhà trường đối với học sinh: Chế độ đóng góp, miễn giảm, học bổng; Nội quy nhà trường; Điều lệ trường Tiểu học  
   - Kế hoạch học tập, ôn tập, kiểm tra… Kế hoạch tuyển sinh hàng năm. 
   - Chủ trương, kế hoạch tổ chức các hoạt động của nhà trrường, gia nhập các tổ chức như Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội viên Chữ thập đỏ.
2. Những việc được tham gia ý kiến 
 - Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.
 - Nội dung và các hình thức thi đua  ( thông qua cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm lớp, Đội TNTP  ) 
 - Góp ý với nhà trường về giảng dạy, học tập, …, thông qua phiếu góp ý, ít nhất 1 năm/ 1 lần

VI. Trách nhiệm của nhà trường
1. Phổ biến ngay từ đầu năm học những nội dung

            + Kế hoạch năm học ( Qua hội nghị CBCC)

 + Nội qui học sinh
 + Qui chế dân chủ trường học

              + Tiêu chuẩn xếp loại học sinh. Tiêu chuẩn thi đua của giáo viên, CBCC

       2. Thông báo công khai

     + Quy định tuyển sinh, kết quả tuyển sinh

     + Khen thưởng, kỷ luật

     + Lên lớp, thi lại, ở lại lớp

3. Họp chi hội CMHS các lớp: Mỗi năm ít nhất 3 lần
- Họp đầu năm :

      + Thông báo nhiệm vụ kế hoạch năm học

      + Thông báo kết quả giáo dục của trường năm học qua và phương hướng của năm học mới

      + Nêu trách nhiện của cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con cái.

       + Phổ biến các chế độ, chính sách liên quan đến học sinh

       + Bàn kế hoạch tổ chức giáo dục, tổ chức học tập cho học sinh đạt hiệu quả

       + Bầu ban chấp hành hội CMHS nhà trường và chi hội CMHS các lớp

- Họp cuối học kỳ I:

                + Sơ kết công tác của lớp, của chi hội trong học kỳ I.

                + Báo cáo kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh.
        - Họp cuối năm học:

  +Tổng kết thành tích học tập của lớp, hoạt động của Chi hội CMHS trong năm học.   
  + Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh.

  + Công bố danh sách học sinh lên lớp, thi lại, ở lại lớp, rèn luyện trong hè.

  + Góp ý kiến với nhà trường về kế hoạch giáo dục.

4. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tổng hợp ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh để phản ánh với Hiệu trưởng nhà trường .

VII. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

1. Phối hợp với nhà trường xây dựng Quy chế dân chủ và tổ chức thực hiện.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt các đoàn thể. Thực hiện hàng tháng đều họp BGH và họp các đoàn thể để bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ; Có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo.

VIII. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh
   1. Ban đại diện ( Ban chấp hành Chi hội – BCH Hội – Ban thường vụ Hội ) có trách nhiệm tổ chức họp Chi hội CMHS để xây dựng kế hoạch hoạt động từng học kỳ và  năm học (theo nội dung mục VI.3) thu thập ý kiến của CMHS để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây: 
-  Những công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh. 
- Vận động cha mẹ học sinh thực hiện chế độ chính sách mà học sinh được hưởng hoặc phải đóng góp theo quy định. 
- Vận động cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục .
   2. Cha mẹ học sinh phản ánh, góp ý trực tiếp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm hoặc thông qua Chi hội về những vấn đề có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
IX. Quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường với các cơ quan quản lí cấp trên và chính quyền địa phương 
1. Với cơ quan cấp trên.

- Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên 
- Thực hiện chế độ báo cáo kịp thời, chính xác.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc của trường và kiến nghị để cơ quan cấp trên xem xét chỉ đạo.
- Góp ý phê bình cơ quan cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện.
2. Nhà trường với chính quyền địa phương. 
   Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường và chăm lo quyền lợi của học sinh. 
   Quy chế này được phổ biến đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Được phổ biến những phần có liên quan đến học sinh và cha mẹ học sinh. Mọi thành viên, tổ chức trong nhà trường đều phải thực hiện tốt quy chế này.

 

Nơi nhận:

- Ban dân vận huyện ủy( b/c);

- PGD&ĐT;

- Lưu VT.

 

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

 

 

 

Nguyễn Thị Loan

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Thị Lệ

 

 

                        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: HOÀNG THỊ LỆ

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT