TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

tin tức-sự kiện

PHỐI HỢP BA MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH

PHÒNG GD-ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG

                 ––––––

Số:      /KH- TH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                   Hoàng Lương, ngày      tháng 10  năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP BA MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC  HỌC SINH

 

          Căn cứ thông tư số: 41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/210 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ Quyết định số: 420/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy chế phối hợp nhà trường- gia đình- xã hội trong giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ Quyết định số: 13/ QĐ -UBND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của UBND xã Hoàng Lương về việc ban hành qui chế phối hợp UBND xã -Nhà trường- Gia đình trong việc giáo dục học sinh ccas trường trên địa bàn;

         Căn cứ vào đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương,

Trường tiểu học Hoàng Lương xây dựng quy chế phối kết hợp giữ ba môi trường giáo dục năm học 2016 -2017:

 

I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

- Quy định tổ chức hoạt động của nhà trường, gia đình, xã hội gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường, chương trình hoạt động giáo dục, các thành viên theo quy định.

- Áp dụng cho các thành viên tham gia hoạt động giáo dục phạm vi ở trường tiểu học (Nhà trường - Gia đình - Xã hội).

II.  CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH

1.  Chức năng và Nhiệm vụ của nhà trường

          Trường tiểu học là đơn vị của hệ thống giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm việc giảng dạy, giáo dục học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người XHCN Việt Nam theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ bỏ học, trẻ khuyết tật đến trường. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia chống mù chữ trong phạm vi cộng đồng.

- Chủ động phối hợp với gia đình và xã hội (các tổ chức và cá nhân) để thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý - giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Xây dựng nhà trường giáo dục thống nhất giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội, khai thác mọi tiềm năng của cộng đồng tham gia giáo dục học sinh, phát huy tác dụng của một cơ sở giáo dục đối với cộng đồng.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Chức năng, Nhiệm vụ của gia đình.

- Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho các em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

     - Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của các em. Người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

- Mỗi Gia đình cần phát huy tiềm năng giáo dục của gia đình, dòng họ để giáo dục và chăm sóc con em mình ở nhà; giúp cho nhà trường phát triển và duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng và hạn chế học sinh lưu ban. Mặt khác gia đình cần hướng nghiệp  và tạo những điều kiện thuận lợi nhất khi con em mình khi học ở nhà; tránh để các em bị ảnh hưởng của các tiêu cực xã hội và mất đoàn kết trong gia đình, làng xóm và cộng đồng phát huy truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, địa phương để tạo cho các em có động lực tham gia vào hoạt động trong nhà trường .

  - Tạo được sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Mỗi gia đình là thành viên của Hội cha mẹ học sinh và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. Vì vậy cần thông qua đối tượng này để xây dựng được quy chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Làm tốt công tác thông tin hai chiều:

 - Qua các cuộc họp giữa nhà trường với PHHS

 - Qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường

 - Qua hòm thư góp ý

    - Mặt khác gia đình và cùng với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cũng có một trách nhiệm cùng với nhà trường tham gia huy động cộng đồng( Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể) trong công tác chăm sóc học sinh và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.

 3. Chức năng, Nhiệm vụ của xã hội

- Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang nhân dân và công nhân có trách nhiệm sau:

+ Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học.

+  Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

+  Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh.

+ Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

- Ủy ban mặt trận tổ quốc, các thành viên của mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh. Vận động Đoàn thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia  phát triển sự nghiệp giáo dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

  Trong điều kiện thực tế của nhà trường cần đi sâu và các nội dung cơ bản của sự

hoạt động nhằm:

 

1. Huy động cộng đồng (hay những đại diện chủ chốt của cộng đồng: Đảng, chính quyền, Hội đồng nhân dân) tham gia vào quá trình quyết định phương hướng phát triển của nhà trường.

2. Huy động cộng đồng đóng góp các nguồn lực tài chính, vật chất công sức, để xây dựng tốt các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất ở nhà trường.

 Huy động cộng đồng  tham gia vào xây dựng môi trường giáo dục thống nhất thể hiện ở các hoạt động chủ yếu là:

+ Huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp và duy trì sĩ số.

+ Phối hợp cùng nhà trường tạo ra môi trường giáo dục trẻ thống nhất, hình thành nhân cách và phẩm chất tốt đẹp cho trẻ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

+ ủng hộ và vận động người khác ủng hộ những chủ trương về hoạt động giáo dục.

    + Thành lập Hội đồng giáo dục học sinh gắn kết ba môi trường giáo dục, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.

    + Tập hợp cán bộ, giáo viên; cán bộ công chức, hội cha mẹ học sinh; các đoàn thể xã hội để bàn bạc, thảo luận vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Xây dựng quy chế chung để thực hiện việc giáo dục học sinh.

 3. Nhà trường có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh thời gian ở trường, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh  phát triển toàn diện.

 4. Gia đình và xã hội có trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh ngoài thời gian ở trường (quản lý học sinh trong thời gian ở gia đình và sinh hoạt ở cộng đồng trong xã hội). Đồng thời có trách nhiệm phối kết hợp với nhà trường quản lý  học sinh, tạo điều kiện cho học sinh vui chơi, học tập, rèn luyện và phấn đấu trở thành con người phát triển toàn diện.

 

IV. QUAN HỆ NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

- Nhà trường phối hợp với Chính quyền và các đoàn thể địa phương, Hội PHHS (Ban đại diện cha, mẹ học sinh) của nhà trường, các tổ chức Chính trị - Xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:

+   Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; các biện pháp giáo dục  học sinh, quan tâm giúp đỡ  học sinh cá biệt.

+  Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, Thiết bị giáo dục trường học để chăm lo sự nghiệp giáo dục. Xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tạo điều kiện để  học sinh được học tập, vui chơi,  hoạt động văn hóa, TDTT phù hợp với lứa tuổi.

+  Giáo viên chủ nhiệm liên hệ mật thiết, chặt chẽ với PHHS để thống nhất kế hoạch giúp đỡ học sinh tự học ở nhà đạt hiệu quả và thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh ở trên lớp. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể với PHHS có em học yếu kém, học sinh cá biệt. Kịp thời biểu dương những tiến bộ về rèn luyện, học tập của  học sinh.

V.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM

- Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức về việc gắn kết ba môi trường giáo dục để thông qua quy định và triển khai để cùng thực hiện.

- Nhà trường - Gia đình - Xã hội có trách nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên thông báo kết quả giáo dục và những vấn đề liên quan đế giáo dục học sinh.

- Tổ chức họp định kỳ: 3 lần / 1 năm học: Đầu năm, giữa năm và cuối năm học để nắm bắt kịp thời điễn biến tình hình và có kế hoạch điều chỉnh nội dung, biện pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

  

             

 

LÃNG ĐẠO  ĐỊA PHƯƠNG                                                                                                                                     

                                                                  

ĐẠI DIỆN HỘI PHHS

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

                                                     

 

                                                                

 

 

Tác giả: HOÀNG THỊ LỆ

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT