Tin tức : (THCS Hương Sơn)/CHUYÊN ĐỀ THCS
Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường trung học cơ sở
Ngày đăng : 27-12-2016
MỤC LỤC
TT |
Nội dung |
Trang |
1 |
I. Lời giới thiệu |
2 |
2 |
II.Tên sáng kiến |
3 |
3 |
III.Tác giả sáng kiến |
3 |
4 |
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến |
4 |
5 |
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến |
4 |
6 |
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử |
4 |
7 |
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến |
4-27 |
8 |
VIII. Những thông tin cần được bảo mật |
27 |
9 |
IX.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm |
27 |
10 |
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) |
27 |
11 |
XI. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sang kiến lần đầu |
30 |
12 |
Tài liệu tham khảo |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN:
“VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO TRONG CÁC GIỜ HỌC VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
I. LỜI GIỚI THIỆU:
1. Lý do nghiên cứu sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, mục đích chung của môn mỹ thuật là giúp học sinh tiếp xúc với nghệ thuật hội hoạ để các em biết cảm nhận cái đẹp, học theo cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Các em cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, qua đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Mỗi phân môn của bộ môn mỹ thuật đều quan trọng đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, chúng có liên quan mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau giúp cho mục đích của môn mỹ thuật được khẳng định.
Song theo tôi, phân môn vẽ tranh lại đặc biệt quan trọng vì: Vẽ tranh luôn mang tính tổng hợp của nhiều phân môn trong nghệ thuật hội hoạ. Vẽ tranh còn đặc biệt cần đến khả năng quan sát , cần đến trí tưởng tượng phong phú về cảnh vật, con người, về gia đình và xã hội v.v…Tất cả những điều này đều rất cần đến sự say mê, tích cực và sáng tạo của học sinh, chính vì vậy, tôi quyết định viết về đề tài này để cùng đồng nghiệp duy trì, phát huy tốt “Vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh”.
2. Những nội dung lý luận khoa học liên quan đến Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ vào Luật giáo dục, Điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh: Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Mặt khác, Nghị quuyết Trung ương IV khoá VII cũng đã ghi: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, gắn nhà trường vào xã hội, áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…”.
Thêm nữa, tại hội nghị lần II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cho ta biết: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thống một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học…”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi nhận thấy, vai trò của người giáo viên Mỹ thuật cũng rất quan trọng trong việc dạy học, góp phần đáp ứng kịp thời vào sự nghiệp giáo dục, vào sự lớn mạnh của xã hội. Vậy nên, tôi đã nghiên cứu về: “Vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở”.
2.2. Cơ sở lý luận:
Vâng, chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ có nhiều biến đổi về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế xã hội cũng có nhiều đổi thay đòi hỏi giáo dục cần phải thay đổi để đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.
Trong xã hội, giáo dục là một hệ thống lớn, nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, vì thế, muốn xã hội phát triển nhanh và bền vững thì giáo dục cần được quan tâm hàng đầu, bởi giáo dục đào tạo ra những người lao động mới – Lao động trí tuệ, biết làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Chính vì vậy mà giáo dục đã có sự chuyển biến, đó là chuyển biến trong đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với sự thay đổi về vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, tạo sự hứng thú và tích cực cho học sinh trong học tập…Đổi mới phương pháp dạy học đã thay thế kiểu “học vẹt” trước kia bằng việc chịu khó đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chủ động tìm tới kiến thức của học sinh.
Đây chính là thành công của sự đổi mới mà trong đó không thể không kể đến vai trò của người giáo viên Mỹ thuật trong các trường Trung học cơ sở.
2.3. Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta biết, hàng năm, Phòng giáo dục Huyện vẫn tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên Mỹ thuậtvề các vấn đề liên quan đến chuyên môn, liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học…Song, vì thời gian của mỗi đợt tập huấn không nhiều nên việc thực hành ứng dụng dạy thử chưa thực sự hoàn hảo.
Mặt khác, Khi về triển khai ở trường cũng vấp phải những khó khăn nhất định như: Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến môn học; Học sinh thiếu đồ dùng học tập; Giáo viên thiếu tài liệu nghiên cứu và tranh ảnh phục vụ giảng dạy: Phòng hộc bộ môn chưa có, hoặc có thì đáp ứng chưa tốt đặc điểm đặc thù của môn học…Đặc biệt, với phân môn vẽ tranh lại càng khó khăn hơn, vì đây là phân môn mang tính tổng hợp, do đó, học sinh rất sợ học phân môn này. Có lẽ đây chính là nguyên nhân lớn nhất làm giảm sự hứng thú, giảm sự tích cực, sáng tạo ở học sinh trong các giờ học vẽ tranh. Vì thế, bản thân tôi rất muốn thay đổi thực tế này. Và tôi quyết định nghiên cứu về “Vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở”.
3. Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở Hương sơn - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc:
Từ khi tốt nhiệp sư phạm tôi đã được tiếp xúc với học sinh trường Trung học cơ sở Hương Sơn – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, qua quá trình đứng lớp, tôi được các em trao đổi nhiều tâm tư, phần đông các em luôn cảm thấy sợ các giờ học vẽ tranh…Vậy là từ đó tôi luôn tự đặt câu hỏi cho mình: Vì sao các em lại sợ vẽ tranh? Phải làm thế nào để xoá đi nỗi sợ hãi này của các em, bởi chính sự sợ hãi này đã làm giảm đi sự tích cực, sáng tạo ở các em khi học vẽ tranh…
Quả thật, nếu đem so sánh kết quả học tập của các em học sinh ở 4 phân môn trong bộ môn Mỹ thuật thì: Kỹ năng thể hiện bài vẽ tranh là thấp hơn cả. Trước thực trạng này, với vai trò là một giáo viên Mỹ thuật, tôi thấy mình cần nhiên cứu, trau dồi thêm kiến thức, phương pháp dạy học về môn vẽ tranh nhằm giúp các em thêm hứng thú, tích cực khi học phân môn Vẽ tranh, tôi muốn, mỗi tiết học vẽ tranh sẽ là một niềm vui học tập, tôi muốn thấy các em tích cực và sáng tạo trong các giờ học Vẽ tranh…Tất cả những lý do trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu về: “Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở”.
II. TÊN SÁNG KIẾN:
“Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường trung học cơ sở”.
III. TÊN TÁC GIẢ:
- Họ tên: Nuyễn Phong Lan
- Địa chỉ: Trường THCS Hương Sơn – Bìmh Xuyên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 01234471419
- Email: lanhs1977@gmail.com.
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SẢN PHẨM:
- Nguyễn Phong Lan.
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
- Sáng kiến áp dụng cho các khối lớp cấp Trung học cơ sở.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:
- Sáng kiến được áp dụng lần gần đây nhất là: Tháng 4 năm 2015.
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
1. Nội dung của sáng kiến
Muốn hiểu sâu về vai trò của giáo viên trong dạy học theo xu hướng đổi mới thì trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo? Hiểu được tác dụng của dạy học tích cực, sáng tạo?
1.1. Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo?
Dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo là cách thức, con đường chuyển tải nội dung kiến thức để đạt được mục tiêu của bài học.
Trong dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo học sinh là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, học sinh tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, học sinh tự khám phá, nắm bắt những điều mình chưa biết, tự tìm cách giải quyết vấn đề, chủ động sáng tạo, không gò ép, áp đặt như cách dạy thụ động trước kia.
Dạy học tích cực, sáng tạo là đưa học sinh vào tình huống thực tế: Học sinh được quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của riêng mình, trên cơ sở đó học sinh có được kiến thức, kỹ năng mới, không dập khuôn máy móc mà phát huy được khả năng tưởng tượng, sáng tạo.
Theo cách dạy học này, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập tạo mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh; Giữa học sinh với học sinh; Giữa giáo viên, học sinh và môi trường học tập.
1.2. Tác dụng của dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo:
Dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo có tác dụng vô cùng to lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn lực con người: Dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo làm cho con người năng động, thích ứng trong mọi điều kiện sống, góp phần phát triển xã hội.
Trong nhà trường, học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, do đó, khi người giáo viên dạy học mà phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở học sinh thì mỗi giờ học đó sẽ vô cùng ý nghĩa, nó giúp cho học sinh tích cực nhận thức, thôi thúc ở học sinh khát vọng hiểu biết, từ đó học sinh sẽ tự cố gắng để chiếm lĩnh tri thức – Học sinh sẽ thường xuyên có thói quen hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, học sinh thích phát biểu ý kiến và nêu những thắc mắc, chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn qua những cấp độ: Học sinh Bắt chước (học sinh cố gắng thực hiện theo thao tác của thầy); Học sinh Tìm tòi (tự mình giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một vấn đề nào đó); Cao hơn Bắt chước, cao hơn Tìm tòi là học sinh có thể Sáng tạo, có thể tìm được cách giải quyết mới hiệu quả hơn cách giải quyết trước đó.
Khi hình thành cho học sinh những thói quen trên thì học sinh cũng đồng thời ý thức được việc tự học – Tự học tích cực, sáng tạo ở lớp, ở nhà, học qua sách báo, qua sưu tầm hình ảnh, tài liệu,…Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả dạy học của người giáo viên mà còn là một trong những mục tiêu của dạy học.
Để đến được với các mục tiêu trên chúng ta không thể quên vai trò của người giáo viên đối với mỗi giờ thao giảng trên lớp.
1.3. Vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở:
a) Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý với nội dung từng bước vẽ trong các giờ học vẽ tranh:
Từ thời cổ đại, con người đã nhận thức thế giới thông qua những hình ảnh, hiện tượng cụ thể - Thông qua những gì thấy được từ thực tế, con người nhận thức được thế giới tự nhiên ngày càng phong phú và qua đó sáng tạo ra những gì cần thiết cho cuộc sống.
Với học sinh, học sinh luôn nhận thức thế giới bắt đầu từ cái đã có, từ cái các em thấy, nhận thức từ đơn giản, gần gũi đến phức tạp – Từ trực quan sinh động đến tư duy phức tạp, trừu tượng. chính vì thế ,trong dạy học dù ở trình độ nào, ở môn học nào cũng rất cần có đồ dùng dạy học, vì qua đồ dùng dạy học kiến thức hiện lên một cách sinh động, giúp học sinh nhận thức dễ dàng mau lẹ hơn.
Riêng bộ môn Mỹ thuật thì đặc biệt cần phải có đồ dùng dạy học như: Mẫu vẽ, tranh ảnh phiên bản, bài vẽ của học sinh, hình hướng dẫn cách vẽ, hình minh hoạ trên bảng, băng hình, máy chiếu…Mỗi loại đồ dùng dạy học đều có tác dụng riêng, vì thế giáo viên giảng dạy Mỹ thuật phải nghiên cứu chương trình, nắm bắt được nội dung từng bài học để sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, đúng mục tiêu, hiệu quả, đảm bảo truyền tải đầy đủ kiến thức ở mỗi bài tới học sinh.
Đối với phân môn vẽ tranh thì sự tác tác động của đồ dùng dạy học đến học sinh là rất cần thiết, bởi nó khơi nguồn cảm xúc ở học sinh và giúp học sinh phát huy tốt trí tưởng tượng, trí nhớ, khích lệ học sinh, giúp học sinh thêm tự tin, thêm tích cực, sáng tạo trong thể hiện bài.
Mặt khác, đồ dùng dạy học còn hướng dẫn cho các em về cách sắp xếp bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu khoa học, thuận mắt. và dần dần học sinh sẽ phát huy khả năng suy nghĩ tìm tòi về bố cục, về hình tượng, màu sắc một cách chủ động, sáng tạo bằng chính cảm xúc của mình.
Vâng, lập kế hoạch bài học và chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với kế hoạch mới chỉ là bước đầu, còn kiến thức tới học sinh mới là quan trọng, điều này phụ thuộc vào sự hướng dẫn khai thác nội dung bài học của giáo viên, phụ thuộc vào phương pháp dạy học, do đó giáo viên cần chú ý đến cách thức trình bày đồ dùng dạy học như thế nào cho đẹp, cho khoa học, đồng thời lời giảng hấp dẫn của giáo viên cũng là trực quan sinh động để lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinhtrong học tập. Vậy nên, khi giáo viên giới thiệu đồ dùng dạy học, khai thác kiến thức từ đồ dùng dạy học cũng cần phải khoa học, rõ ràng, chính xác theo trình tự nội dung bài học, theo thứ tự các hoạt động học tập đã chuẩn bị ở trong thiết kế bài dạy.
Bao giờ cũng vậy, mục tiêu đầu tiên của một giờ học vẽ tranh là giúp học sinh hiểu được nội dung của đề tài. Và muốn mục tiêu này thành công thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một công hiệu: ở đây, giáo viên cần cho học sinh quan sát nhiều tranh vẽ về đề tài mà học sinh đang tìm hiểu (trong đó mỗi tranh vẽ về một chủ đề riêng, mỗi tranh thể hiện một ý tưởng riêng để toát lên sự sáng tạo của mỗi người…). Qua cách quan sát – Quan sát có chủ định, quan sát từ bao quát đến chi tiết, quan sát theo chủ đề kết hợp với liên tưởng, liên hệ thực tế học sinh sẽ hiểu cốt lõi của vấn đề là: Nội dung của mỗi đề tài rất phong phú, ta có thể vẽ về đề tài ấy bằng rất nhiều chủ đề nhỏ khác nhau theo ý thích của mỗi người - Ví dụ như: Danh hoạ nổi tiếng Claude Monet thường vẽ rất nhiều tranh về một đống rơm, hoặc một nhà thờ, nhưng ông vẽ chúng với những góc nhìn khác nhau và vẽ vào những thời điểm khác nhau trong ngày – Kết quả là: Hai mươi cái nhìn về Nhà thờ Rouen đã được triển lãm năm 1985, thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người…
Như vậy, đồ dùng dạy học không những giúp học sinh hiểu được yêu cầu của đề tài mà đồ dùng dạy học còn là động lực thúc đẩy học sinh hứng thú, tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo trong mỗi giờ học vẽ tranh.
Sau khi đã hiểu rõ về nội dung của đề tài, học sinh sẽ tiếp tục được tìm hiểu, khám phá về Cách vẽ tranh. Và đăc biệt, ở phần này có khái niệm, có những thuật ngữ khá trừu tượng đối với học sinh như: Tìm bố cục (còn gọi là sắp xếp bố cục , sắp xếp hình mảng chính phụ trong tranh...). Nếu chỉ dùng ngôn ngữ văn học để diễn tả, để giải thích cho học sinh hiểu các thuật ngữ trên thì có lẽ là rất khó. Thế nên, với bản chất đặc thù của môn Mỹ thuật, tôi đã dùng đồ dùng dạy học, thông qua đồ dùng dạy học để phân tích, chỉ ra cho học sinh thấy rõ thế nào là sắp xếp bố cục trong một bức tranh và sắp xếp bố cục như thế nào là đẹp (ở hoạt động này, bằng phương pháp trực quan, quan sát, kết hợp vấn đáp, gợi mở và thị phạm, học sinh của tôi đã hiểu được : Trong một bức tranh cần có sự kết hợp của mảng chính và mảng phụ. Mảng chính thường được đưa vào các hình cơ bản đó là hình vuông, hình tròn, hay hình chữ nhật, hình tam giác…sao cho phù hợp với ý tưởng của người vẽ. Mảng chính phải đặt ở giữa tranh, có diện tích lớn nhất trong tranh, nhằm làm rõ nội dung trọng tâm của tranh. Mảng phụ nên vẽ nhỏ hơn mảng chính, đặt xa, gần cạnh mảng chính giúp cho nội dung tranh thêm rõ, bố cục của tranh thêm chặt chẽ, thuận mắt, sinh động… Song, muốn học sinh hiểu được vấn đề trên ta cần phải biết lựa chọn, sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, tương ứng với mỗi nội dung kiến thức cần khai thác và truyền tải. Cụ thể, ở phần tìm hiểu về mảng trong vẽ tranh, ta không thể cho học sinh quan sát ào ào, ô hợp tất cả các bức tranh, mà ta phải chọn ra những bức tranh có bố cục rõ ràng về các mảng, đồng thời các mảng đó phải chuẩn so với kiến thức mà học sinh cần đạt để học sinh tiếp thu được tích cực hơn, từ đó học sinh thấy thích được thể hiện sự sáng tạo của mình trong các bài vẽ tranh.
Để khắc sâu cho học sinh kiến thức về tìm mảng, nhất là với học sinh lớp 6, giáo viên lại tiếp tục sử dụng đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị các hình mảng to, nhỏ khác nhau bằng giấy màu (mỗi mảng này là một hình ảnh giáo viên đã vẽ về cảnh, vật, con người, cây cối nhà cửa, sông núi, mây trời…), sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm tự chọn các hình mảng này và sắp xếp chúng vào trang giấy thành nột bức tranh sao cho các mảng trong bài cân đối, thuận mắt, hợp lý về xa gần và phải rõ nội dung trọng tâm của tranh…Tuy cách làm này hơi bày đặt, nhưng tôi thấy nó đã mang lại kết quả tốt, các em học sinh rất hào hứng, sôi nổi, tích cực hoạt động để tìm hiểu phần Tìm bố cục ở bài vẽ tranh. Và khi được hoạt động, được học tập qua đồ dùng dạy học như vậy thì việc tìm tới kiến thức đối với học sinh sẽ trở lên đơn giản, nhẹ nhàng. Và nếu giáo viên biết sử dụng đồ dùng hợp lý với nội dung từng bước vẽ thì chắc chắn kết quả của giờ học đó sẽ rất tốt.
Sau bước phân mảng là bước Vẽ hình vào mảng. Đối với bước này,đồ dùng dạy học không chỉ là những bài vẽ đẹp, vẽ chuẩn theo kiến thức cần đạt, mà đồ dùng dạy học lại phải có cả những bài vẽ chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để học sinh quan sát, so sánh, đối chiếu tìm ra ưu nhược điểm về cách vẽ hình trong mỗi bức tranh ấy, từ đó học sinh sẽ lần lượt rút ra các kết luận về cách vẽ hình vào mảng sao cho đúng, cho đẹp như: Vẽ phác hình ảnh người, cảnh, vật vừa vặn vào các mảng, vẽ phác hình nhẹ tay chủ yếu bằng các nét thẳng, tránh tẩy xoá nhiều làm bẩn bài vẽ. Các hình ảnh khi vẽ vào tranh phải có sự thay đổi đan xen nhau về đặc điểm hình dáng hay cử chỉ, hành động của nhân vật trong tranh giúp tranh sinh động, hấp dẫn…
Sau khi Chỉnh sửa các hình vẽ cân đối và đẹp hơn, học sinh tiếp tục thể hiện màu sắc (còn gọi là Vẽ màu) cho tranh thêm rõ trọng tâm, rõ chủ đề. Muốn làm được như vậy, giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về cách vẽ màu ở một số bức tranh. Vẽ màu như thế nào để đạt hiệu quả? Mảng chính trong tranh được sử dụng màu sắc ra sao? Mảng phụ thì dùng màu nào? Chọn màu, vẽ màu, phối kết hợp màu sắc vào tranh thế nào để tranh nổi bật trọng tâm, rõ ràng về không gian, thời gian và phải phản ánh được đậm nhat, xa gần, sáng tối trên từng hình ảnh của tranh, giúp tranh sinh động, có không gian...Vâng, sau thời gian quan sát và trả lời các câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ tìm được đáp án cơ bản về cách vẽ màu: Trước hết, cần vẽ màu chủ đạo cho tất cả các hình ảnh trong tranh, tiếp đến là phối kết hợp một hoặc hai màu khác với màu chủ đạo để tạo được các độ đậm nhạt, xa gần, sáng tối cho tất cả các hình ảnh trong tranh. Lưu ý rằng, đậm nhạt, sáng tối phải có sự thống nhất, hợp lý theo quy luật của ánh sáng, của luật xa gần - gần rõ, xa mờ và phải quan sát, tưởng tượng được chiều hướng của ánh sáng chiếu vào cảnh vật, tạo ra các phản xạ ánh sáng bao trùm lên cảnh vật, đồng thời tạo ra bóng đổ của cảnh vật trên mặt đất, mặt nước…để thể hiện màu đạt hiệu quả hơn.
Màu ở mảng chính thường vẽ đậm đà, rõ ràng , nổi bật nhất. Màu ở mảng phụ nhẹ dịu, trầm hơn màu ở mảng chính nhằm làm cho mảng chính thêm nổi bật…Có thể vẽ màu theo gam nóng hoặc lạnh tuỳ vào nội dung tranh, miễn sao màu trong tranh hài hoà, cân bằng, thuận mắt...Vẽ màu trong tranh có thể vẽ theo cách vờn màu, cũng có thể vẽ màu mạnh mẽ theo mảng khối, điều này phụ thuộc vào nội dung tranh, phụ thuộc vào phong cách cũng như cảm xúc của người vẽ. Cuối cùng, ta cần vẽ lại các đường nét trong tranh cho tranh rõ ràng, nổi bật nội dung trọng tâm.
Qua trên ta thấy, đồ dùng dạy học có ý nghĩa, vai trò to lớn góp phần vào sự thành công trong dạy - học Mỹ thuật, đặc biệt là dạy – học phân môn vẽ tranh. Trong một giờ học, nếu giáo viên sử dụng hợp lý đồ dùng sẽ giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, đồng thời qua đồ dùng học sinh cũng dễ dàng liên tưởng, liên hệ tốt thức tế, mở rộng thêm hiểu biết về môi trường sống xung quanh, giúp cho kiến thức, kỹ năng của học sinh ngày một hoàn thiện, phong phú. Từ đó học sinh có thêm nguồn cảm xúc, có thêm ý tưởng để thực hiện bài vẽ tranh bằng sự phấn chấn, tích cực và sáng tạo…
Bác Hồ của chúng ta nói rằng: “Một bức tranh đẹp là một bức tranh có nội dung chân thật, phong phú, có hình thức trong sáng, vui tươi, khi chưa xem thì mưốn xem, xem rồi thì bổ ích”.
Hay, hoạ sỹ Au-Gut-Xtơ Rơ Noa cũng nói: “Không phải bàn tay làm nên bức tranh mà là con mắt”.
Vâng, qua những gì vừa phân tích, qua câu nói của Bác, của hoạ sỹ Rơ Noa, chúng ta một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của đồ dùng dạy học đối với môn Mỹ thuật nói chung và đối với phân môn Vẽ tranh nói riêng. Đặc biệt, khi đồ dùng đó được sử dụng đúng thời điểm, sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng phù hợp với nội dung từng bước vẽ trong giờ học thì chắc chắn sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong tất cả các giờ học Vẽ tranh.
Để mỗi giờ học Vẽ tranh luôn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì vai trò của người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Mà người giáo viên cần phải biết kết hợp điều đó với việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp để phát huy hơn nữa tính tích cực sáng tạo ở học sinh trong các giờ học vẽ tranh.
b) Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh:
Qua quá trình dạy học ta nhận thấy: Dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh luôn phù hợp với quy luật của hoạt động học tập, vì hoạt động học tập đòi hỏi ở người học tính tự giác, tính độc lập, muốn học tập có kết quả cần phải sử dụng tối đa các giác quan khác nhau trong các hoạt động học tập, nhất là đối với phân môn vẽ tranh, bởi phân môn này cần đến rất nhiều kỹ năng như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng xác định bố cục sắp xếp hình mảng, hình tượng, sắp xếp màu sắc đậm nhạt, kỹ năng phác hình, vẽ hình, chỉnh hình rồi kỹ năng vẽ màu. Vì vậy, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào để học sinh học tập tích cực, sáng tạo và phát triển được các kỹ năng cần thiết.
Ở các bài vẽ tranh thì hoạt động: “Tìm và chọn nội dung đề tài” là hoạt động đầu tiên của mỗi giờ học, mục tiêu của hoạt động này là giúp học sinh hiểu về nội dung yêu cầu của đề tài. Do đó, giáo viên phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động này như thế nào cho học sinh hiểu nội dung đề tài một cách hiệu quả. Muốn vậy, giáo viên cần chia đề tài lớn thành nhiều chủ đề nhỏ khác nhau, giáo viên phải chuẩn bị nhiều tranh, và chia học sinh thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn ra những bức tranh có nội dung chủ đề phù hợp với nội dung yêu cầu của đề tài lớn, tiếp theo, giáo viên cho các nhóm nhận xét nhau xem: Nhóm bạn tìm tranh có chủ đề phù hợp với yêu cầu của đề tài lớn chưa, và bổ sung thêm các chủ đề độc đáo khác để phần Tìm và chọn nội dung đề tài thêm phong phú, (hoạt động này khi đọc thì có vẻ rối, nhưng khi thực hiện thì rất khả quan, vì học sinh vốn rất hiếu động, tò mò và thích khám phá…mình nên dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để tổ chức hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn).
Vậy là hoạt động đầu tiên của giờ học vẽ tranh đã kết thúc trong sự hứng khởi bằng hình thức hoạt động nhóm: xem tranh và chọn tranh sôi nổi. Qua hoạt động này học sinh đã phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tạo vì học sinh đã phải tự nhìn nhận, tự suy nghĩ, chủ động tìm tòi về đề tài. Và qua hoạt động này mỗi học sinh đã tự lựa chọn được chủ đề để thể hiện, đồng thời mỗi học sinh cũng nhen nhóm trong mình cách thức, ý định thể hiện đề tài sao cho độc đáo, đặc sắc.
Đến hoạt động 2 – “Hướng dẫn cách vẽ”: Đây là hoạt động quan trọng vì qua hoạt động này học sinh được rèn luyện cách vẽ tranh, các kỹ năng trong vẽ tranh sẽ được hình thành và nâng cao dần qua từng bước vẽ, từng bài vẽ từ lớp 6 đến lớp 9.
Trước khi hướng dẫn học sinh cách vẽ, giáo viên nên kiểm tra lại kiến thức đã có ở học sinh, có thể hỏi học sinh: “Em hãy nêu các bước tiến hành một bài vẽ tranh?”. Sau đó giáo viên yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên bổ sung (nếu học sinh trả lời chưa đầy đủ) và chốt lại kiến thức.
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh hoạt động để tìm hiểu chi tiếtcác bước vẽ bằng cách: Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, kết hợp đặt câu hỏi để học sinh tìm ra ưu nhược điểm của từng bức tranh, quan sát , nhận xét lần lượt về Nội dung tranh; Cách sắp xếp bố cục trong tranh; Màu sắc ở mỗi bức tranh…thông qua hoạt động này học sinh hiểu được rằng: Có rất nhiều chủ đề nhỏ khác nhau trong cùng một đề tài. Và có rất nhiều cách sắp xếp bố cục, thể hiện đề tài khác nhau. Đặc biệt là phải đưa mảng chính vào các hình cơ bản như: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tháp sao cho phù hợp với ý tưởng của mình, điều này giúp người vẽ định hình rõ ràng trọng tâm của bài vẽ, giúp cho bài vẽ sâu sắc, nổi bật nội dung. Từ câu hỏi mang tính khái quát , giáo viên dẫn dắt học sinh đi sâu vào quan sát chi tiết tranh bằng cách thay đổi cấp độ của câu hỏi, từ biết, hiểu, đến phân tích, đánh giá - Ở đây, giáo viên cần kết hợp cách tổ chức hoạt động dạy học nhịp nhàng, phù hợp với yêu cầu của từng phần, từng bước vẽ để học sinh nắm bắt và tiếp thu kiến thức được dễ dàng.
Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần gợi mở, khuyến khích học sinh trao đổi thảo luận để thể hiện nhận thức của mình, trên cơ sở này, giáo viên sẽ định hướng tốt hơn, phù hợp và kịp thời hơn cho từng học sinh. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn thể hiện ý tưởng, tích cực sáng tạo, cố gắng tìm ra cách thức vẽ bài mới lạ, độc đáo bằng chính cảm xúc của mình theo trình tự các bước vẽ.
Trong khi “Hướng dẫn học sinh làm bài”, giáo viên vẫn tiếp tục khích lệ, gợi mở, góp ý thêm cho học sinh bằng cách: Cho học sinh xem luôn bài đang vẽ của các bạn trong lớp, yêu cầu các bạn nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bài vẽ đó, để rồi, ngay lập tức, học sinh rút kinh nghiệm đối với bài vẽ của mình về: Sắp xếp bố cục; Vẽ hình; Vẽ màu… giúp bài vẽ đạt kết quả tốt hơn.
Vậy đấy, để hoạt động “Hướng dẫn học sinh làm bài” đạt hiệu quả thì vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh của giáo viên là hết sức quan trọng, mỗi lớp, mỗi đối tượng học sinh khác nhau, giáo viên lại cần có các hình thức tổ chức các hoạt động dạy, học phù hợp, có như thế mới đem lại kết quả tốt, góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học vẽ tranh.
Ngoài các hoạt động nêu trên, trong các giờ học vẽ tranh còn phải kể đến hoạt động “Đánh giá kết quả học tập”, hoạt động này cũng không kém phần quan trọng, vì nó chính là thước đo kết quả học tập, thước đo khả năng tiếp thu, lĩnh hội và khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. các khả năng đó chính là sự hiểu biết về đề tài, là sự cảm thụ, cảm nhận, là cách nhận xét, đánh giá về đề tài, và cuối cùng là sự tự giác, tích cực, sáng tạo thể hiện được mọi đề tài trong các giờ vẽ tranh. Cũng qua đây, qua hoạt động “Đánh giá kết quả học tập” này, bản thân người giáo viên cũng rút ra kinh nghiệm giảng dạy của mình để học sinh lĩnh hội, tiếp thu kiến thức được tốt hơn.
Công việc đánh giá này nếu được tổ chức tốt, được tiến hành đầy đủ, đều đặn thì sẽ kích thích được sự ưa thích khám phá, sự mong muốn tự khẳng định bản thân mình ở học sinh cấp Trung học cơ sở. Qua đây, giáo viên khéo léo khích lệ, cổ vũ thêm để học sinh phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo trong học tập, nhất là trong các giờ học Vẽ tranh. Và, qua quá trình được đánh giá, tham gia đánh giá, học sẽ học thêm được kiến thức, rèn thêm được kỹ năng. Đối với phân môn vẽ tranh, học sinh sẽ đánh giá bài của bạn lần lượt về: Các bước vẽ, cách thể hiện bài vẽ của bạn, nhận xét xem bạn đã khai thác đúng nội dung đề tài chưa? sắp xếp các mảng đã đúng cách chưa? Các hình ảnh chính, phụ trong tranh đã ăn nhập, phù hợp với nhau và đã nổi bật được nội dung của tranh chưa? Màu sắc của tranh ra sao?..v.v…Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ về tranh của bạn, qua những cảm nghĩ này, giáo viên thấy được học sinh đó đã cảm thụ đúng về cái hay, cái đẹp chưa, để giáo viên có cách thức, phương pháp định hướng tâm lý nhận thức đúng đắn, kịp thời cho học sinh, giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Vậy đấy, mỗi một hoạt động dạy học nếu được tổ chức phù hợp sẽ đem lại kết quả rõ rệt, đối với các bài vẽ tranh thường có 4 hoạt động chính, đó là: “Tìm hiểu nội dung đề tài”, “Hướng dẫn cách vẽ”, “Hướng dẫn học sinh làm bài” và cuối cùng là hoạt động “Đánh giá kết quả học tập”. Tất cả các hoạt động này sâu chuỗi, tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức, học sinh hiểu biết, cảm thụ và vẽ được tranh đề tài theo đúng các bước bằng sự tích cực, sáng tạo của bản thân. Hay, nói một cách khác, các hoạt động dạy học này đã góp phần vào việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong các giờ học vẽ tranh.
Ngoài việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp thì người giáo viên cần phải kết hợp cả phương pháp dạy học linh hoạt, đặc thù để hướng dẫn học sinh học tập tích cực, sáng tạo.
c) Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù để hướng dẫn học sinh học tập tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh:
Trong dạy học Mỹ thuật tôi thường áp dụng những phương pháp dạy học mà lý luận dạy học đưa ra. Tuy nhiên, mỗi một phân môn tôi thấy cần phải có phương pháp ưu việt,thích ứng riêng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh bộc lộ cảm nhận, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ và khả năng của bản thân mình về mọi vấn đề liên quan đến môn học, đến cuộc sống.
Với phân môn vẽ tranh, để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinhvà cao hơn nữa làphát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh thì người giáo viên Mỹ thuật cần phải biết lựa chọn, biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với phân môn vẽ tranh, phù hợp với quy luật của hoạt động dạy học một cách linh hoạt, cuốn hút thì nhất định giờ học đó sẽ hiệu quả và chắc chắn học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong mỗi bài vẽ tranh.
Từ trước đến nay, phân môn vẽ tranh vẫn là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn khác trong bộ môn Mỹ thuật. Điều này kích thích thói quen quan sát, tìm tòi, sáng tạo của học sinh nhất là từ khi đổi mới chương trình, học sinh đã phải nỗ lực hơn trong thể hiện bài vì đề tài của mỗi tiết học đã có sự mở rộng, nó bao trùm và liên quan nhiều đến những vấn đề của xã hội như các đề tài: Đề tài cuộc sống quanh em; An toàn giao thông; Đề tài lực lượng vũ trang; Phong cảnh quê hương; Đề tài ước mơ của em, hoặc “Đề tài ngày Nhà giáoViệt Nam”…Và muốn học sinh thâu tóm được khôi kiến thức rộng lớn về xã hội như thế này thì người giáo viên cần phải sử dụng đến phương pháp “Liên hệ thực tế”. Nghĩa là khi nói tới một khía cạnh, một vấn đề nào đó trong đề tài mà học sinh đang học, giáo viên cần có ví dụ cụ thể về vấn đề này bằng cách: Cho học sinh xem tranh ảnh, băng đĩa hoặc trích đọc tư liệu sách báo, hoặc kể chuyện về vấn đề đó cho học sinh nghe để tăng thêm hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Hơn nữa, phương pháp “liên hệ thực tế” còn mang tính giáo dục vì Mỹ thuật bắt nguồn từ cuộc sống – Mỹ thuật từ cuộc sống đi vào tranh, rồi từ tranh lại trở lại cuộc sống. Cho nên, bất cứ bài học nào của môn Mỹ thuật cũng đều có liên hệ thực tiễn nhằm giáo dục học sinh nhận thức được cái đẹp, biết yêu cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp, muốn vẽ về cái đẹp, cổ vũ cái đẹp và đặc biệt, học sinh biết làm theo cái đẹp, biết áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn trong cuộc sống, trước hết là giải quyết được các vấn đề của cuộc sống ngay trên tranh vẽ - tranh vẽ lúc này giống như một “luận cương” của cuộc sống!.
Ví dụ: Khi dạy vẽ tranh về đề tài Bộ đội, giáo viên cần kể cho học sinh nghe về những tấm gương anh hùng Liệt sỹ như: Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn bánh xe kéo pháo để xe không bị rơi xuống vực; Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường máu cho đồng đội tiến lên tiêu diệt quân địch..v.v…Ngày nay, tuy đất nước đã sạch bóng quân thù, nhưng xung quanh ta vẫn còn rất nhiều tấm gương của các anh bộ đội quên mình cứu dân trong nước lũ, không ngại khó khăn mang con chữ đến với đồng bào vùng cao và biết bao chiến sỹ quân đội đã phải hy sinh tính mạng trong quá trình rèn luyện nơi thao trường để chủ động, sẵn sàng chiến đấu cho nền đôc lập, tự do của tổ quốc - thời gian gần đây, nhân dân cả nước đã vô cùng xúc động, tiếc thương một số Cán bộ, Chiến sỹ bộ đội Quân chủng Phòng khônh không quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh ngay trên bầu trời tổ quốc khi đang luyện tập các bài bay chiến đấu - Xin cúi đầu gửi đến các anh phút mặc niệm và lời chào vĩnh biệt, lời tri ân sâu sắc nhất...!.
Như vậy, qua bài học về đề tài Bộ đội, bằng phương pháp kể chuyện, liên hệ thực tế, giáo viên đã giúp học sinh hiểu nhiều hơn về sự hy sinh, vất vả của các anh bộ đội, học sinh biết kính trọng, hàm ơn các anh. Đồng thời, học sinh tự thấy cần phải nỗ lực học tập để thể hiện lòng biết ơn của mình với những người có công với nhân dân, với đất nước.
Bên cạnh phương pháp “ liên hệ thực tế”, người giáo viên cần phải kết hợp cả phương pháp “Vấn đáp” để giúp học sinh nhận biết và làm sáng tỏ vấn đề mới, khám phá tri thức mới. song, các câu hỏi giáo viên đưa ra cần ngắn gọn,trọng tâm và dược sắp xếp lôgic theo trình tự từ dễ đến khó, dẫn học sinh đế với kiến thức mới dễ dàng, khoa học…Tất nhiên, giáo viên cũng phải kết hợp vấn đáp với trực quan để học sinh hứng thú, tích cực phát biểu xây dựng bài.
Ví dụ 1: Dạy đến phần “Cách vẽ tranh”, giáo viên chuẩn bị các bước vẽ một bức tranh cho học sinh quan sát và phát vấn học sinh: Hãy nnhắc lại các bước tiến hành một bài vẽ tranh? Khi học sinh trả lời chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, giáo viên có thể sử dụng phương pháp “Gợi mở” để học sinh hoàn thành câu trả lời đầy đủ và chính xác.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Đề tài lực lượng vũ trang”, giáo viên cho học sinh biết : Lực lượng vũ trang bao gồm tất cả các lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho toàn thể nhân dân. Sau đó giáo viên phát vấn học sinh: Em hãy kể tên một số lực lượng vũ trang của đất nước ta? – Giáo viên có thể gợi mở: Lực lượng nào thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự Giao thông của đất nước? Qua sự gợi mở này, chắc chắn học sinh sẽ hiểu ngay đó chính là lực lượng cảnh sát giao thông..v.v…
Ngoài các phương pháp trên, trong dạy học Mỹ thuật còn sử dụng nhiều đến phương pháp “Hoạt động nhóm” . Đây là phương pháp tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác. Phương pháp này còn xây dựng tinh thần tập thể cho học sinh, xây dựng cho học sinh ý thớc cộng đồng, hợp tác để hoàn thành tốt công việc chung. Đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc nghiêm túc, trật tự, khoa học.
Ví dụ: Với bài vẽ tranh “Đề tài cuộc sống quanh em”, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm 5 chủ đề mới mẻ, “nóng hổi” nhất về cuộc sống xung quanh mình (ở ngay thôn xã mình, ở đất nước mình hoặc ở các nước khác trên thế giới). Và, trong 5 chủ đề ấy có cả chủ đề ca ngợi sự việc tốt, có cả chủ đề lên án những sự việc chưa tốt. Đến phần “Hướng dẫn làm bài”, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bài theo nhóm nhỏ, mỗi bàn là một nhóm, mỗi nhóm vẽ một tranh về một trong những chủ đề vừa tìm được.
Song song với phương pháp “Nhóm”, giáo viên có thể lồng vào đó phương pháp “Trò chơi” để giờ học thêm thú vị sôi nổi, với tính chất “Học mà chơi – chơi mà học” học sinh vừa thư giãn vừa tìm hiểu kiến thức.
Ví dụ: Khi vẽ tranh về “Phong cảnh quê hương”, Khi kết thúc phần tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm thi hát: em hãy hát những câu hát nói về cảnh đẹp quê hương, về các di tích văn hoá, lịch sử…ở khắp mọi miền đất nước ta, trong 5 phút, nhóm nào hát được nhiều bài nhất sẽ là nhóm chiến thắng, lưu ý là không được hát lại bài hát mà nhóm khác đã hát, (vì điều kiện thời gian tiết học không cho phép nên mỗi bài hát học sinh chỉ hát một số câu hát tiêu biểu nhất).
Chưa hết, muốn phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong các giờ học vẽ tranh, thì nhất định người giáo viên không được xem nhẹ phương pháp “Luyện tập – Thực hành”, bởi vì, chỉ qua quá trình luyện tập học sinh mới bộc lộ toàn diện tính tích cực, sáng tạocủa bản thân, nhờ vậy, giáo viên mới có thể gợi ý, khích lệ giúp các em khai thác sâu hơn, trọng tâm hơn về chủ đề mà các em đã lựa chọn. Và ngay trong quá trình thực hành, học sinh sẽ được rèn luyện thêm thói quen quan sát, nhận xét, đánh giá về sự vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời học sinh còn được củng cố kỹ năng vẽ, nâng cao tư duy, ý thức tìm tòi, sáng tạovà sự khéo léo, khoa học. Bên cạnh đó, thông qua “Thực hành – Luyện tập”, những mặt mạnh, yếu, mặt tốt hoặc chưa tốt của học sinh đều bộc lộ rõ ràng giúp người giáo viên có thể điều chỉnh kịp thời việc dạy của mình và việc học của trò sao cho hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy học sinh lớp 6 bài “Đề tài học tập”, bao giờ cũng vậy, với học sinh đầu cấp, giờ vẽ tranh thật là khó, Song, lúc cho học sinh thực hành, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước vẽ, yêu cầu tất cả học sinhảtng lớp cùng thực hiện lần lượt từng bước vẽ trong một khoảng thời gian nhất định. - Làm xong bước 1 mới được chuyển sang bước thứ 2, thứ 3...Cả lớp cứ thực hiện như thế cho đến khi hoàn thành bài vẽ (Lần lượt từ bước Chọn nội dung chủ đề; Sắp xếp bố cục; Vẽ hình vào mảng chính trước, rồi vẽ hình vào mảng phụ sau; cuối cùng là Vẽ màu cho tranh).
Vâng, có khá nhiều phương pháp dạy học dành cho phân môn vẽ tranh, các phương pháp này giúp giáo viên phát huy tốt vai trò của mình trong việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực, sáng tạo. Nhưng để kiến thức của học sinh phát triển khoa học, lôgíc thì vai trò của người giáo viên càng quan trọng bội phần, cụ thể là: Giáo viên phải có kiến thức chuyên mônvững vàng, dồng thời phải hiểu biết rộng để có khả năng sử dụng phương pháp “Tích hợp” vào giảng dạy vẽ tranh. Tích hợp ở đây là tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong cùng bộ môn và tích hợp các bộ môn khác với môn Mỹ thuật, giúp học sinh hiểu tường tận vấn đề.
Tích hợp nghĩa là tìm trong các môn học, bài học có những gì liên quan đến nhau để từ đó nhấn mạnh, hoặc gợi ý, phân tích cho học sinh tham khảo, giúp học sinh hiểu bài hơn. Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đem lại hiệu qủa học tập cho học sinh, thức tỉnh, gợi nhớ những kiến thức có trong nhau ở các môn học sẽ làm cho nhận thức của học sinh tường tận, móc nối, liên kết có hệ thồng.
Ví dụ1: Dạy bài “Đề tài lễ hội”, giáo viên có thể lồng thêm kiến thức môn Địa lý: Giáo viên đưa ra một số vùng miền và nhiều lễ hội khác nhau, giáo viên yêu cầu học sinh ghép nối lễ hội với vùng miền, vùng miền đó gắn với sự kiện lịch sử nào?…Qua cách làm này, học sinh vừa có kiến thức về Mỹ thuật, vừa được củng cố kiến thức về môn Địa lý, Lịch sử…Như: Lễ hội đền Hùng - Ở vùng Trung du tỉnh Phú Thọ - Nơi đây gắn liền với triều đại các vua Hùng..v.v…
Ví dụ 2: Khi dạy các bài vẽ tranh, giáo viên cũng có thể dùng phương pháp tích hợp giữa các phân môn trong bộ môn Mỹ thuật để phát triển, rèn luyện thêm các kỹ năng cho học sinh: Kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của đối tượng, hoặc kỹ năng Sắp xếp bố cục, Vẽ hình và Vẽ màu, cụ thể như: Phân môn Vẽ theo mẫu cho học sinh biết vẽ từ bao quát đến chi tiết; Phân môn Vẽ trang trí hỗ trợ học sinh biết sắp xếp bố cục về hình mảng, đường nét, màu sắc sao cho hài hòa, thuận mắt, rõ nội dung…Nói chung, trong Mỹ thuật, bài vẽ nào cũng cần đan xen, đối lập giữa cao với thấp, ngắn với dài, đậm với nhạt, to với nhỏ, nóng với lạnh, thẳng với nghiêng, ngang với dọc. Đặc biệt trong bài vẽ tranh lại rất cần sự hội tụ của tất cả những “ngôn ngữ” này. Chính vì vậy, dạy học sử dụng phương pháp tích hợp là thực sự cần thiết đối với môn Mỹ thuật , trong đó có vẽ tranh.
Qua trên ta thấy, việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng hoạt động trong các giờ học vẽ tranh là vô cùng quan trọng. Nó không những giúp cho học sinh hiểu bài, nhận thức được cái đẹp, làm theo cái đẹp mà còn giúp cho học sinh hứng thú, say mê, tích cực, sáng tạo thể hiện bài. Đồng thời dạy học vẽ tranh bằng các phương pháp dạy học đặc thù như: Liên hệ thực tiễn; Vấn đáp; Gợi mở; Luyện tập; Phương pháp Nhóm; Phương pháp Trò chơi và phương pháp Tích hợp. Tất cả các phương pháp này đã giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng đầy hứng khởi…Chính vì vậy, học sinh đã luôn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của bản thân trong các giờ học Vẽ tranh.
* Giáo án minh hoạ: Tiết 23 – Vẽ tranh:
ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu đề tài và thể hiện được tình cảm yêu quý anh bộ đội thông qua tranh vẽ.
2. Kỹ năng: Học sinh hiểu đề tài bộ đội có nhiều cách thể hiện khác nhau.
3. Thái độ: Học sinh vẽ được tranh về đề tài bộ đội.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng: Tranh ảnh về đề tài bộ đội với nhiều cách thể hiện khác nhau (trong đó có các Quân, Binh chủng, các loại cơ giới, vũ khí, quân trang…khác nhau).
2. Phương pháp: Phương pháp trực quan; Vấn đáp; Gợi mở; Liên hệ thực tiễn; Tích hợp; Hoạt động nhóm và phương pháp luyện tập, thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong cuộc sống hện tại, hình ảnh về anh bộ đội cụ Hồ vẫn luôn gần gũi, mến thương, tin yêu và rất đáng trân trọng…Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về anh bộ đội cụ Hồ, về người chiến sỹ cách mạng. Và chúng ta sẽ cùng nhau thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội thông qua tranh vẽ.
* Giảng bài:
Nội dung |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
I. Tìm hiểu nội dung đề tài:
II.Hướng dẫn cách vẽ:
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
Bước 2: Sắp xếp bố cục:
3 Bước 3: Vẽ hình vào mảng:
4. Bước 4: Vẽ màu
III. Hướng dẫn làm bài:
IV. Đánh giá kết quả học tập:
|
* Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh vềcác hoạt động khác nhau của các anh bộ đội, trong đó có tranh vẽ về Bác Hồ: - Hỏi: Nội dung các tranh vẽ về ai? - Hỏi: Quan sát kỹ các tranh rồi đặt chủ đề cho mỗi tranh?
- Hỏi: Nhận xét, kết luận về đề tài bộ đội?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số tranh có cùng chủ đề, nhưng lại có các cách thể hiện khác nhau: - Hỏi: Chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản ở các cặp tranh trên?
- Hỏi: em có nhận, kết luận gì về chủ đề và cách thể hiện hình ảnh trong tranh? * Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh vẽ về các Quân, Binh chủng khác nhau trong quân đội: -Hỏi: Ngòai sự khác nhau về cách thể hiện, em thấy đề tài bộ đội còn có điểm gì khác nhau nữa?
> Giáo viên kết luận: Đề tài bộ đội phong phú hấp dẫn với nhiều Quân, Binh chủng khác nhau, nhiều chủ đề và cách thể hiện khác nhau. Vậy, mỗi bạn hạy tự lựa chọn một chủ đề mình thích để hể hiện vào tranh. Khi vẽ, Lưu ý đến Quân trang, Phù hiệu, Vũ khí…cho dồng bộ, hợp lý với nội dung tranh. - Hỏi: Em hãy nhắc lại các bước vẽ một bài Vẽ tranh? (Giáo viên khẳng định lại các bước vẽ và lần lượt hướng dẫn học sinh từng bước vẽ):
- Hỏi: Trong đề tài bộ đội, em định lựa chọn nội dung gì để vẽ vào tranh?
> Giáo viên kết luận: Có rất nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta cần chọn cho mình một chủ đề yêu thích để vẽ vào tranh. * Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 bức tranh có cách sắp xếp hình mảng rõ ràng: - Hỏi: Nhận xét về cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ ở các tranh trên?
* Giáo viên cho học sinh xem 2 bức tranh: Một tranh có cách vẽ hình đẹp, một tranh có cách vẽ hình chưa đẹp: - Theo em, nên vẽ hình vào mảng như thế nào để có một bức tranh đẹp?
* Giáo viên cho học sinh quan sát màu sắc ở một số tranh (có tranh màu đẹp và chưa đẹp): - Hỏi: Nhận xét về màu sắc ở các bức tranh này?
- Hỏi: Nhận xét về cách vẽ màu ở hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong tranh?
- Hỏi: Vậy, cần vẽ màu như thế nào để tranh đạt hiệu quả về màu sắc? (Giáo viên giảng về cách vẽ màu thông qua tranh ảnh trực quan).
> Giáo viên kết luận về vẽ màu: + Cần vẽ màu sao cho tranh nổi bật các hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh chính. + Màu sắc có thể vẽ nhẹ nhàng, êm dịu hoặc rực rỡ, mạnh mẽ… sao cho phù hợp với nội dung tranh. + Màu sắc nếu được sử dụng hợp lý, có nghiên cứu sẽ làm tăng ý nghĩa, nội dung và giá trị của bức tranh. * Trước khi học sinh vẽ, giáo viên khích lệ, gợi mở cho học sinh bằng cách kể chuyện: - Giáo viên kể cho học sinh biết rõ hơn về những tấm gương anh hùng liệt sỹ đã hy sinh bản thân mình cho nền độc, lập tự do của đất nước như: + Anh hung Tô Vĩnh Diện lấy than mình chèn bánh pháo… + Anh hùng Phan Đình Giót lấy than mình lấp lỗ châu mai… - Hỏi: Em hãy kể thêm những tấm gương anh bộ đội cụ hồ tiêu biểu khác? - HỎI: Em hãythể hiện những câu hát, vần thơ viết về anh bộ đội? - Hỏi: Qua các câu chuện trên và qua thực tế cuộc sống, em hãy nói lên cảm nghĩ của mình về anh bộ đội?
> Giáo viên kết luận gợi mở: - Trong bài hôm nay, các em có thể vẽ lại những khoảng khắc hào hùng, dũng cảm của người chiến sỹ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. - Giáo viên tích hợp tư tưởng HỒ CHÍ MINH vào bài (…) và nhấn mạnh: Sẽ ưu tiên, đánh giá cao những bài vẽ về Bác Hồ, Bác Giáp trong các chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Vì 2 bác là 2 nhà cách mạng, 2 nhà Quân sự lỗi lạc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cả 2 đều được bạn bè năm châu kính phục…
> Giáo viên lưu ý học sinh về: - Chọn chủ đề yêu thích để dễ thể hiện. - Sắp xếp bố cục mảng, hình đúng cách, cân đối, chặt chẽ, thuận mắt trên trang giấy. - Đưa mảng chính vào các hình cơ bản. - Vẽ hình ảnh vừa vặn vào các mảng. - Vẽ màu sạch đẹp, hài hòa, nổi bật, phù hợp nội dung tranh.
*Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: - Mỗi nhóm thảo luân để chọn ra 5 bức tranh đẹp nhất ở nhóm mình? - Mỗi nhóm thảo luận để tìm một số bức tranh có những thiếu xót điển hình trong thể hiện bài? - Sau đó, các nhóm cử đại diện lên trình bày lý do sau: >Tại sao các bức tranh ấy lại đẹp? Đẹp ở những điểm nào?. >Những bức tranh còn lại thiếu xót ở đâu?... - Các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến cho nhóm bạn…
> Giáo viên bổ sung, kết luận: - Bổ sung thêm các lý do điển hình ở bài vẽ đẹp, chưa đẹp. - Khen thưởng những bài vẽ đẹp, độc đáo. Đặc biệt là những bài vẽ vẽ về Bác Hồ và Bác Giáp. - Động viên những bạn có bài vẽ còn thiếu xót… >Giáo viên yêu cầu học sinh: - HỎI: Em hãy nhắc lại các bước vẽ một bài vẽ tranh? |
- Nội dung các tranh vẽ về người chiến sỹ cách mạng, về các anh bộ đội. - Chủ đề của mỗi bức tranh: + Tranh 1: Anh bộ đội về quê. + T.2: Anh bộ đội dứng gác + T. 3: Các anh bộ đội hành quân. + T.4: Bộ đội Binh chủmg Tăng thiết giáp luyện tập. +T. 5: Bộ độ hải quân đang tuần tra biển…. + T. 6: Tranh vẽ Bác Hồ đi công tác. - Đề tài bộ đội có nội dung rộng, phong phú. Trong đề tài lớn có rất nhiều chủ đề nhỏ khác nhau.
- Cặp tranh 1: + Giống nhau: Vẽ anh bộ đội đứng gác. + Khác nhau: Một gác ở biển; Một gác ở vùng núi. - Cặp tranh 2: + Giống nhau: Vẽ các chú bộ đội đang luyện tập ngoài thao trường. + Khác nhau: Một tranh là bộ độ dặc công. Một ltranh là bộ đội Tăng.
- Trong cùngmột chủ đề có nhiều cách thể hiện hình ảnh khác nhau.
- Trong quân đội có nhiều Quân, Binh chủng khác nhau. Mỗi Quân, Binh chủng lại có Quân trang, Phù hiệu, Vũ khí, cơ giới…khác nhau.( Khi vẽ tranh ta cần chú ý đến vấn đề này để thể hiện cho đồng bộ, hợp lý giữa hình thức và nội dung tranh).
- (Học sinh trả lời: Bài vẽ tranh được tiến hành theo 4 bước, lần lượt là: Tìm và chọn nội dung đề tài; Sắp xếp bố cục hình mảng; Vẽ hình vào mảng và cuối cùng là Vẽ màu). - Một số học sinh lựa chọn chủ đề và phát biểu: + Anh bộ đội đứng gác. + Các anh bộ đội hành quân. + Bộ độ về thăm nhà..v.v…
- Hình mảng ở các tranh được sắp xếp cân đối so với trang giấy (không to quá,nhỏ quá so với trang giấy). - Mảng chính: + To nhất đặt ở giữa. + Đưa mảng chính vào các hình cơ bản(vuông, tròn, chữ nhật, tam giác) giúp tranh nổi bật, rõ trọng tâm. - Mảng phụ: + Đặt mảng phụ xa gần quanh mảng chính, sao cho tranh cân bằng, chặt chẽ, thuận mắt để hỗ trợ mảng chính làm rõ nội dung tranh. - Phải vẽ hình vừa vặn vào các mảng. - Cần chọn lựa, thay đổi, đan xen hình dáng, tư thế, cử chỉ, hành động… của các nhân vật trong tranh sao cho tranh có nhịp điệu nhịp nhàng, sinh động. - Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong tranh cần phải phù hợp, ăn nhập, thống nhất với nhau, cùng hỗ trợ nhau làm rõ chủ đề trọng tâm của tranh.
- Mỗi tranh có một cách thể hiện màu khác nhau: Rực rỡ, êm dịu, mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng… - Màu sắc ở hình ảnh chính: Đậm đà, tươi sáng, rõ ràng, nổi bật hình ảnh. - Màu sắc ở hình ảnh phụ: Sử dụng những màu nhẹ, trầm, mờ hơn màu ở hình ảnh chính, nhằm nhấn mạnh hình ảnh chính. - Màu sắc ở các hình mảng trong tranh cũng cần đan xen, thay đổi sắc độ về màu cho tranh sinh động.
- Chọn và vẽ màu chủ đạo cho tất cả các hình ảnh trong tranh. - Phối kết hợp 1 hoặc 2 màu khác với màu chủ đạo để tạo ra các sắc độ đậm nhạt, sáng tối, xa gần một cách hợp lý trong tranh, giúp tranh nổi bật như đang tồn tại trong không gian. - Thể hiện đậm nhạt cả ở màu nền giúp tranh có không gian… - Cuối cùng, vẽ rõ đường nét của các hình ảnh trong tranh để tranh rõ ràng, nổi bật.
- (Học sinh thực hiện).
- (Học sinh thực hiện).
- Hình ảnh anh bộ độ rất gần gũi, thân thương, em rất tự hào về các anh, vì các anh đã không quản khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cho chúng em cuộc sống bình yên, tự do, hạnh phúc.
- Học sinh thực hành vẽ tranh: (Học sinh thực hiện vẽ tranh về đề tài bộ đội bằng cảm xúc của mình trên khổ giấy A4, với chất liệu màu tuỳchọn).
- (Học sinh làm việc theo nhóm và nhiệt tình tham gia nhận xét, đánh giá bài của các bạn…).
- (Học sinh nhắc lại các bước vẽ bài Vẽ tranh). |
4. Củng cố nội dung bài:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung kiến thức trong bài Vẽ tranh Đề tài bộ đội.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện bài vẽ tranh đề tài bộ đội.
- Chuẩn bị bài sau:
* Chỉnh lý- bổ sung: (Kết thúc giáo án minh hoạ).
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến nếu được áp dụng đúng tinh thần sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
+ Sẽ góp phần thực h iện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của môn của bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông. Giúp môn Mỹ thuật có vị trí xứng đáng trong nhà trường.
+ Sáng kiến sẽ giúp học sinh tiếp cận với phân môn Vẽ tranh một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hứng khởi.
+ Đặc biệt, sáng kiến sẽ giúp học sinh phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học Vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở.
VIII. THÔNG TIN BẢO MẬT: (không).
IX. CÁC DIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
- Nhà trường cần:
+ Đảm bảo cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt cho công tác dạy và học Mỹ thuật.
- Giáo viên cần:
+ Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh có chất lượng tốt về cả nội dung và hình thức.
+ Chuẩn bị tốt các hoạt động dạy học trong thiết kế bài học.
+ Lựa chọn tốt các phương pháp dạy học đặc thù, linh hoạt trong các giờ học Vẽ tranh.
+ Chuẩn bị máy chiếu, băng đĩa...
- Học sinh cần:
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập…
X. ĐÁNH GIÁ LƠI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả, lợi ĩchã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phụ đến mức độ nàonhững nhược điểm giải pháp trước đó – nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó):
Sau khi áp dụng những giải pháp của sáng kiến “Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học vẽ tranh” tôi thấy, những giải pháp này đem lại hiệu quả, lợi ích tốt hơn so với một số giải pháp cũ, ví dụ như:
So sánh về cách sử dụng đồ dùng dạy học:
Khi sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý với nội dung từng bước vẽ trong các giờ học Vẽ tranh: |
Khi sử dụng đồ dùng dạy học không hợp lý với nội dung các bước vẽ tranh: |
- Học sinh hứng khởi tìm hiểu bài.
- Học sinh dễ nhận thức, nắm bắt được nội dung kiến thức.
- Đồ dùng chuẩn về nội dung và hình thức còn giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, trí nhớ, kích thích sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. - Sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học, rõ ràng theo trình tự bài giảng giúp học sinh hiểu bài theo trình tự kiến thức từ dễ đến khó một cách logic, mạch lạc.
- Qua đồ dùng dạy học, học sinh có thể chốt được kiến thức trọng tâm, cơ bản, đồng thời còn giúp các em nhớ lâu kiến thức. Và những điều này là nền tảng cho các ý tưởng tích cực, sáng tạo. |
- Học sinh bị rối, giảm hứng thú học tập. - Học sinh khó khăn trong việc nhận thức kiến thức.
- Đồ dùng chưa đạt yêu cầu khiến cho học sinh không có ấn tượng, cảm xúc để tưởng tượng và sáng tạo.
- Đồ dùng được sử dụng tự do, không khoa học sẽ khiến cho học sinh không sâu chuỗi được kiến thức, điều này dẫn đến tình trạng bài thực hành của học sinh bị thực hiện lung tung, không khoa học theo tuần tự các bước, khiến cho kết quả bài vẽ không như ý. - Học sinh không tự chốt được kiến thức, khó nhớ kiến thức. Đây là rào cản lớn hạn chế các ý tưởng tích cực, sáng tạo của học sinh. |
So sánh về cách thức tổ chức các hoạt động dạy- học:
Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp: |
Tổ chức các hoạt động dạy học không phù hợp: |
- Hấp dẫn học sinh, học sinh nhiệt tình hoà mình vào các hoạt động học. các hoạt động học này được tổ chức nhịp nhàng, phù hợp với yêu cầu của từng phần học, từng nội dung kiến thức sẽ giúp học sinh hiểu bài tường tận – Hiểu nội dung yêu cầu của đề tài; Hiểu cách tiến hành bài Vẽ tranh; Thực hành tốt bài Vẽ tranh; Biết đánh giá nhận xét bài của bạn theo trình tự nội dung kiến thức về Vẽ tranh… Qua các hoạt động dạy học này, học sinh còn được ghi nhớ thêm về các kỹ năng thể hiện bài vẽ tranh như: kỹ năng sắp xếp bố cục, kỹ năng vẽ đường nét, vẽ hình, vẽ màu…Từ đó, học sinh hiểu hơn về cái đẹp, biết yêu cái đẹp và làm theo cái đẹp...Đây chính là cái đích của tính tích cực, sáng tạo trong vẽ tranh nói riêng và trong cuộc sống nói chung. |
- Không hấp dẫn học sinh, học sinh thấy nhàm chán, uể oải, kém nhiệt tình trong học tập, dẫn đến học sinh không hiểu bài, không muốn thể hiện bài…Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ tạo thành thói quen xấu cho học sinh – Học sinh ngày càng lười nhác, thụ động, vô cảm , kém tự giác, kém tích cực, kém sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống, thậm chí, học sinh không thể tự giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống bởi các em đã bị sự lười nhác, sự thụ động “mặc định” mất rổi!!!.
|
So sánh cách sử dụng các phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học tích cực, đặc thù: |
Phương pháp dạy học truyền thống: |
- Giúp gìơ học diễn ra sôi nổi, bởi giờ học đó được phối hợp hành động giữa người dạy và người học. Người học luôn chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ, các yêu cầu, thậm chí phải tự đánh gía, nhận xét vấn đề, giải quyết các vấn đề, các tình huống mà người dạy đưa ra. Ở đây, người dạy đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ, gợi mở, còn học sinh mới đúng là chủ thể của hoạt động học, vì bằng các phương pháp dạy học tích cực, đặc thù có chọn lọc, người dạy sẽ giúp cho người học tự tin, tích cực, sáng tạo hơn trong học tập và biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. |
- Với phương pháp dạy học truyền thống thì: Giáo viên là trung tâm, cho nên các phương pháp theo kiểu truyền đạt và thông báo luôn chiếm ưu thế số một, các phương pháp này nặng về định hướng, do đó người học luôn thụ đông, bị động trong lĩnh hội kiến thức và trong cả so sánh, nhận xét, kiểm tra, đánh giá… Chính vì vậy, kết quả học tập của học sinh chỉ dừng lại ở sự Tái hiện kiến thức mà thôi. Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc sáng tạo và không thể vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. |
1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Sáng kiến có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy trong nhà trường.
- Sáng kiến đã giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn, đặc biệt là trong các giờ học Vẽ tranh ở cấp Trung học cơ sở.
2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ỷ kiến của tổ chức, cá nhân:
- Sáng kiến có cơ sở khoa học pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn logic, hợp lý, thuận tình.
- Nội dung của sáng kiến rõ ràng, các giải pháp trong sáng kiến chi tiết, cụ thể, khoa học.
- Sáng kiến áp dụng được vào thực tế giảng dạy trong trường Trung học cơ sở.
XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU (nếu có):
TT |
Tên tổ chức/ cá nhân
|
Địa chỉ |
Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến |
1 |
Nguyễn Phong Lan. |
Trường trung học cơ sở Hương Sơn – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. |
Sáng kiến áp dụng cho các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở. |
* Kết luận và kiến nghị:
* Kết luận:
Chúng ta biết rằng, quá trình dạy học bao gồm 2 hoạt động quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt này được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức , hoạt động này chỉ hiệu quả khi học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo với một động cơ nhận thức đúng đắn. Song, để đạt được điều này, thì vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng, đặc biệt quan trọng trong dạy học phân môn Vẽ tranh, vì Vẽ tranh là phân môn khó đối với học sinh, bởi nó mang tính tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các phân môn khác trong bộ môn Mỹ thuật. do vậy, đòi hỏi người học phải nỗ lực sử dụng đồng thời các “ngôn ngữ” của nghệ thuật hội hoạ để mỗi bài vẽ đạt hiệu quả cao. Cũng chính vì vậy, với cương vị là một giáo viên Mỹ thuật, tôi luôn có ý thức trau dồi kiến thức, kỹ năng về phân môn Vẽ tranh để ngày càng làm tốt hơn nữa “Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học Vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở”.
Trước mỗi giờ lên lớp, tôi luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bước vẽ, phù hợp với trình tự các hoạt động dạy- học trong thiết kế bài học, giúp học sinh hứng thú tiếp thu bài.
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, tôi còn tìm chọn các hoạt động dạy học sinh động khác nhau và tìm cách thức tổ chức các hoạt động này cho phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, giúp các em thể hịên, phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo của mình trong các bài Vẽ tranh.
Song song với các cách thức trên, tôi còn nghiên cứu, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù, phù hợp với phân môn Vẽ tranh, nhằm thúc đẩy học sinh chủ động học tập tích cực, sáng tạo.
Và, sau khi áp dụng dạy thử, tôi đã nhận thấy sự đổi thay từ phía học sinh. Học sinh đã tự giác, chủ động trong việc học, đặc biệt, các em đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của bản thân trong các giờ học Vẽ tranh. Điều này cho thấy, sáng kiến “Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các giờ học Vẽ tranh ở trường Trung học cơ sở” mà tôi nghiên cứu, thực hiện đã bước đầu thành công.
Hôm nay, tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến của cá nhân tôi đến với đồng nghiệp, chắc rằng sẽ có những tồn tại, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung từ các bạn để sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!.
* Kiến nghị:
- Để việc giảng giảng dạy Mỹ thuật được tốt hơn, tôi xin phép được kiến nghị một số vấn đề sau:
+ Nhà trường: Quan tâm tạo điều kiện giúp tôi về nguồn tài liệu, tranh ảnh phục vụ giảng dạy.
+ Các bậc phụ huynh: Mong các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến môn học , tạo điều kiện để con em có đầy đủ đồ dùng học tập phù hợp với bộ môn.
+ Phòng giáo dục: Kính mong Phòng Giaó dục cung cấp đủ tài liệu, tranh ảnh, thiết bị dạy học cho bộ môn Mỹ thuât để công việc giảng dạy của giáo viên thuận lợi hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hương Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Xác nhận của đơn vị/ phòng |
Hương Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả sáng kiến
Nguyễn Phong Lan |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD.
2. Sách thiết kế bài giảng Mỹ thuật của Nhà xuất bản GD.
3. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mỹ thuật của Bộ GD.
data/9967028377242736135/tintuc/files/12.2016/M%C4%A9%20Thu%E1%BA%ADt-%20Nguy%E1%BB%85n%20Phong%20Lan.doc
Các tin khác
- Sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MỘT TIẾT ĐỌC TIẾNG ANH 8 (07/10/2015)
- Phương pháp giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm (07/10/2015)
- ĐMPP: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 7 (13/10/2015)
- CHUÊN ĐỀ ĐMPP: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 (13/10/2015)
- ĐMPP: Phương pháp sửa lỗi sai cơ bản trong nói và viết Tiếng Anh cho học sinh khi thực hành tại lớp có hiệu quả (13/10/2015)
- ĐMPP: HƯỚNG DẪN CHUYỂN CÁC DẠNG CÂU TỪ TRỰC TIẾP SANG GIÁN TIẾP (07/12/2015)
- ĐMPP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN 8 (07/12/2015)
- ĐMPP: SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG GIẢNG DẠY TIN 7 (07/12/2015)
- ĐMPP: MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 6 (07/12/2015)
- ĐMPP: Sơ đồ hóa kiến thức thành bảng trong dạy học địa lí ở trường THCS (07/12/2015)
- CHUYÊN ĐỀ ĐMPP: BÀI TẬP DẠNG BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC 9 (23/12/2015)
- ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 8 NĂM 2015- 2016 (07/04/2016)
- Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhạc (27/12/2016)
- ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHỐI 7 (27/12/2016)
- ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HƯỚNG DẪN CHUYỂN CÁC DẠNG CÂU TỪ TRỰC TIẾP SANG GIÁN TIẾP (27/12/2016)
- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi dạy học công nghệ 8, 9 (27/12/2016)
- Phân loại và hướng dẫn làm các bài tập nhận biết cho học sinh khá giỏi lớp 9 (27/12/2016)
- SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 6 (27/12/2016)
- SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 7 (27/12/2016)
- Sự hứng thú của giáo án điện tử trong môn Tin học 9 (27/12/2016)