Tin tức : Chuyên môn

Giáo án thi tỉnh tuần 30

TUẦN 30                               Tự nhiên xã hội – Lớp 3            Ngày dạy: 23/ 3 / 2018

TIT 59                                TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU

 

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. Biết cấu tạo của quả địa cầu.

- Tích cực hợp tác, chia sẻ, có thể chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu với các bạn trong nhóm.

- Tự tin phát biểu, trình bày trước lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh chụp trái đất từ tàu vũ trụ, hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112  (trên Powerpoint)

- 8 quả địa cầu nhỏ, 1 quả địa cầu to.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN

A. Khởi động

- Cả lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình

 

-Mở nhạc cho HS hát theo nhạc.

B. Bài mới    

 

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trái đất  

 

Bước 1 : Thảo luận cả lớp

 

- HS chia sẻ những hiểu biết của mình về hình dáng của trái đất.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

Bước 2 : Thảo luận cả lớp

 

- HS xem hình ảnh, tích cực hợp tác, chia sẻ, thảo luận để tự rút ra kết luận trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu

- GV cho HS xem hình ảnh trái đất và hình ảnh đất nước Việt Nam.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo quả địa cầu  

 

Bước 1 : Thảo luận cặp đôi

 

- HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu và trục của quả địa cầu.

- GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần)

Bước 2 : Thảo luận nhóm 4-5

- Đại diện từng nhóm lên lấy quả địa cầu.

- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, trục và giá đỡ trên quả địa cầu

- GV giới thiệu : Quả địa cầu

- GV chia nhóm HS

- GV đến từng nhóm giúp đỡ (nếu cần)

Bước 3 : Thảo luận cả lớp

- Đại diện một vài nhóm lên chỉ lại cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, trục và giá đỡ trên quả địa cầu trước lớp.

 

- GV giúp HS phân biệt trên thực tế trái đất lơ lửng trong không trung, không có trục và giá đỡ.

- HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên.

- GV giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc và giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

Kết luận : Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.

* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi  (Nếu còn thời gian)

C. Củng cố-dặn dò

 

- HS đọc mục Bạn cần biết trong sách giáo khoa trang 113.

 

 

- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

 

c1hoangvan

Xem thêm...

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: