Tin tức : Chuyên môn
Giáo án dự thi giáo viên giỏi tỉnh tuần 30
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu
- KTKN: Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65- 30 , 36 - 4. Biết tính nhẩm với các dạng tính trừ trên
- NL: Biết thực hiện nhiệm vụ học tập, biết giúp đỡ bạn
- PC: Ham thích học toán
II. Đồ dùng dạy học
Bảng con, hai bảng phụ nội dung bài tập 2 làm trò chơi
III. Các hoạt động dạy học
Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động học của học sinh |
I. Kiểm tra bài cũ : - Đặt tính rồi tính : 65-32 - Nhận xét, tuyên dương. II. Bài mới : 1.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65 – 30: - GV từ phép tính học sinh vừa làm chuyển thành phép tính 65-30
- Cho em khác nêu lại + Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị. + Viết dấu - + Kẻ vạch ngang dưới hai số đó. -Tính từ phải sang trái 65-30 . 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 - 6 trừ 3 bằng 3, viết 3. Vậy 65 trừ 30 bằng 35 (65 - 30 = 35) 2.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 36 - 4: - GV đưa phép tính 65-2 - Hỏi phép tính này có gì khác các phép tính con vừa làm - Vậy khi đặt tính con đặt thế nào? - YC hs làm bảng con * GV khắc sâu lại cách đặt tính và tính 3. Thực hành : * Bài 1 - Yêu cầu HS tự lấy 2 vd về phép trừ số có 2 cs trừ đi số tròn chục và thực hiện GV gọi 1 hs mang bảng của mình lên cho giao lưu với các bạn dưới lớp rồi gv gắn lên bảng lớp - Yêu cầu HS viết 2 phép trừ dạng trừ đi số có 1 chữ số rồi thực hiện - Chữa bài, nhận xét. * Bài 2( phiếu học tập) - Gắn phiếu to cho HS đọc yêu cầu. a. 66 – 50 = 98 – 90 = 78 – 50 = 59 – 30 =
b. 58 – 4 = 67 – 7 = 58 – 8 = 67 – 5 =
- Chữa bài, nhận xét, nêu cách nhẩm
* Trò chơi: GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh ai đúng. Mỗi đội có 4 bạn tham gia chơi, mỗi bạn điền đ hay s vào ô trống ở mỗi phép tính. Lần lượt bạn này xong bạn tiếp theo mới được làm, đội nào xong trước và đúng là thắng cuộc III. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học.
|
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- Hs nhận xét về phép tính gv vừa nêu( trừ đi số tròn chục) - 1 em lên làm, lớp làm bc - HS lắng nghe nx, góp ý
- Hs nêu lại cách tính.
- Trừ đi số có 1 chữ số 2 phải thẳng với 5 ở cột đơn vị - hs thực hiện
cả lớp làm BC.
- Tương tự
- HS đọc - HS làm phiếu, 1 em làm phiếu to
Vd: 6 – 0 = 6 viết 6 cách dấu bằng một khoảng nhỏ 6 trừ 5 bằng 1 viết 1
|
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đạo đức
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- KTKN: Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
Nêu dược một vài việc làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. HS khá, giỏi: Nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- NL: Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
+ GDBVMT:
- Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu các loài cây và hoa
Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng
- PC: Yêu quê hương, yêu trường lớp…
II. Đồ dùng dạy học :
- Bài hát : Ra chơi vườn hoa.
III. Các hoạt động dạy học :
Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động học của học sinh |
Khởi động: HS hát ra chơi vườn hoa Tại sao bạn nhỏ trong bài hát muốn hái một bông hoa lại không hái? - Các con có muốn ra chơi vườn trường không? 1. Hoạt động 1 : Quan sát - GV cho HS quan sát cây và hoa ở sân trường + Em thấy vườn trường nhiều hoa đẹp không? + Ra chơi ở sân trường, vườn hoa em có thích không ? + Ở đây có đẹp, có mát không ? + Để sân trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát mẻ, em phải làm gì ? - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. * Cho hs trở lại lớp * Kết luận : Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 2. Hoạt động 2: - Các em thấy cây và hoa vừa đẹp vừa mát mẻ như vậy, vậy ta làm gì để bảo vệ cây và hoa ở sân trường?
* Kết luận : Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi sống em thêm đẹp, thêm trong lành. - Em hãy kể những việc làm thể hiện phá hoại cây và hoa? Thấy bạn có hành động như vậy em làm gì? * Kết luận: Biết nhắc nhở, khuyên bạn không phá hoại cây là hành động đúng. - Bẻ cành, đu cây là hành động sai. Vì các bạn không biết bảo vệ cây và nếu bị ngã thì rất nguy hiểm cho bản thân. + GD bảo vệ môi trường: Các em cần phải biết bảo vệ cây và hoa ở vườn trường em, nơi công cộng để các em được học tập và vui chơi trong môi trường trong lành. GDBVMT:
C. Củng cố, dặn dò - Vì sao em không được bẻ cành, hái hoa nơi công cộng ? - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (T2) |
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát cây và hoa ở sân trường + Các em rất thích ra chơi ở sân trường. + Sân trường em rất đẹp +Để sân trường, vườn hoa đẹp em không xả rác, không bẻ cành, hái hoa,
- HS cùng kết luận
- HS nghe kết luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS tô màu vào bài tập
- HS nghe kết luận
|
Các tin khác
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- Giáo án lớp 4 (13/05/2018)
- GIÁO ÁN LỚP 4 (25/04/2018)
- GIÁO ÁN LỚP 4 (25/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án dự thi giáo viên giỏi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)
- Giáo án thi tỉnh tuần 30 (02/04/2018)