tin tức-sự kiện
Phát triển kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Trong nhà trường Tiểu học, kỹ năng sống của học sinh có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. HĐTNST tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập. Với học sinh lớp 1- lớp đầu cấp Tiểu học, HĐTNST cũng có vai trò to lớn trong việc phát triển năng lực cá nhân cho học sinh.
“Có thể nói, các sự kiện sinh hoạt tập thể như các ngày lễ, Tết là sự trải nghiệm tổng hợp các kỹ năng. Các em được thể hiện đầy đủ năng lực của bản thân, các kỹ năng mà các em đã trải nghiệm, hình thành và rèn luyện trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Cũng từ những hoạt động này giúp giáo viên có thể phát hiện được điểm nổi trội hoặc hạn chế của học sinh.Từ đó có cơ sở giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân và phát huy tốt hơn những kỹ năng đã được hình thành trong các môn học khác. Bên cạnh đó, học sinh được hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện sự tự tin, các em đều được làm và thấy mình có thể làm được. Ngoài ra, từ những tiết HĐTNST, học sinh biết cách tự làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên quan sát quá trình học sinh tự làm việc và phát hiện ra khả năng của học sinh, biết em nào tự làm được và và em nào chưa làm được để có hướng hỗ trợ kịp thời.
*Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
Các hoạt động TNST ở lớp 1 có thể thực hiện dưới các hình thức rất phong phú và đa dạng, hấp dẫn đối với học sinh giúp các em hình thành, phát triển năng lực như: Năng lực tự phục vụ thông qua các hoạt động: Tham quan dã ngoại; Tổ chức sinh nhật; Tự học ở lớp và ở thư viện v.v...Năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động: Làm thiệp, làm quà tặng thầy cô, ông bà, cha mẹ trong dịp lễ tết; Tổ chức sinh nhật; Mừng tuổi thư viện; Ướ́c mơ và cây mơ ước; Tổ chức các trò chơi dân gian; Năng lực chăm học, chăm làm từ các hoạt động: Làm bánh; Các cuộc thi vui mà học; Tham gia trồng và chăm sóc cây, vườn rau...
*Kết quả từ hoạt động thực tiễn
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đã được coi như một môn học chính khóa được sắp xếp trong thời khóa biểu với thời lượng thường xuyên 1 tiết/tuần và được tăng cường trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết của đất nước.
“Chẳng hạn như trong các giờ trải nghiệm của từng tháng (như Vui trung thu, Tổ chức sinh nhật, làm bánh, chúng em biết ơn thày cô giáo, chơi trò chơi dân gian,... ) các em được phát triển các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xây dựng kế hoạch hoạt động ... Hay vừa qua, chúng tôi tổ chức cho các em đi tham quan tại khu vui chơi hướng nghiệp Kid city, hoạt động này đã làm cho các em biết cách chuẩn bị, bước đầu biết cách tự phục vụ. Ở đó, các em được đóng vai trải nghiệp nghề nghiệp mình yêu thích trong tương lai: bác sĩ, bộ đội, công an,...Từ đó các em biết ghi lại cảm xúc thơ ngây của mình và ghi lại bằng cả hình ảnh.
Tóm lại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cũng như nhân cách cho học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Chính điều này đòi hỏi nội dung, các hình thức và phương pháp tổ chức của HĐTNS phải được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,… để HS có nhiều cơ hội tự trải nghiệm”.
- Kính thưa bạn đọc!
- DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
- TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG LONG TRỌNG TỔCHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2015- 2016
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VUI TẾT TRUNG THU 2015
- Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại các trường học
- SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
- Trang trí lớp học
- DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
- HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG LỚP 2
- “BÀN TAY NẶN BỘT” BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI CỦA HỌC SINH
- CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 'BÀN TAY NẶN BỘT'
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP