tin tức-sự kiện
DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 -
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Bản chất của việc dạy học Tiếng Việt 1 – CGD cho học sinh là dạy cho học sinh hệ thống khái niệm của môn khoa học nhằm giúp các em chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết tương ứng. Môn Tiếng Việt – CGD xác định đối tượng lĩnh hội là cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt. Đối tượng lĩnh hội của môn Tiếng Việt 1 – CGD được chiếm lĩnh theo con đường từ âm đến chữ, từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp.
Năm học 2015 – 2016, trường Tiểu học Hoàng Lương đã triển khai và thực hiện dạy học môn Tiếng Việt 1- CGD. Sau một thời gian thực hiện, GV đã vững vàng hơn về phương pháp giảng dạy. Đa số học sinh nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời của cô giáo. Nhiều em trả lời rành mạch, nói đủ câu rõ ràng, chữ viết của học sinh khá đồng đều, ngay ngắn. Kết quả học tập của học sinh ổn định và ngày càng tiến bộ. Với phương pháp này, đòi hỏi GV phải liên tục tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tìm tòi tham khảo các mẫu giảng. Từ đó, tự thiết kế bài giảng của mình sao cho linh hoạt, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.
Từ khi áp dụng dạy học môn Tiếng Việt 1- CGD, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn về thời gian học, về cơ sở vật chất… nhưng chúng tôi đã học hỏi và tìm ra được một số giải pháp hữu hiệu như:
- Trước khi lên lớp, GV dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học để chủ động về kiến thức, phương pháp không bị đảo quy trình, tự chú ý rèn nói, rèn đọc cho thật chuẩn.
- Tự làm đồ dùng phục vụ cho các bài học.
- Giao nhiệm vụ thích hợp cho từng đối tượng HS để tập trung vào dạy phân hóa đối tượng
- Đối với những âm khó nhớ HS dễ quên thì GV nhắc lại từng con chữ, nhắc lại luật chính tả để các em nhớ lại và viết cho đúng.
- Xử dụng linh hoạt phương pháp dạy học
- GV thường xuyên trao đổi với phụ huynh tuyệt đối không dạy con em ở nhà đánh vần theo phương pháp cũ và có thể tổ chức họp phụ huynh để hướng dẫn họ nắm được cơ chế đánh vần theo hai bước, quy trình đọc SGK chữ mẫu…
- GV phải linh hoạt tổ chức một số trò chơi khởi động vào đầu tiết, giữa tiết hoặc cuối tiết, thay đổi hình thức chơi đế các em quên đi sự mệt mỏi, thu hút sự chú ý và sự tập trung tốt nhất.
- Mỗi tuần GV khối 1 tiếp tục tổ chức họp lại để trao đổi, rút kinh nghiệm và góp ý cho nhau về phương pháp, quy trình dạy.
Những giải pháp trên đã và đang được chúng tôi áp dụng hàng ngày. Hy vọng bằng sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu, sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí giáo viên khối 1, năm học này, trường Tiểu học Hoàng Lương sẽ đạt kết quả cao khi thực hiện dạy học Tiếng Việt – CGD cho HS lớp Một.
- Phát triển kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Kính thưa bạn đọc!
- TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG LONG TRỌNG TỔCHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2015- 2016
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VUI TẾT TRUNG THU 2015
- Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại các trường học
- SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
- Trang trí lớp học
- DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
- HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG LỚP 2
- “BÀN TAY NẶN BỘT” BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI CỦA HỌC SINH
- CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 'BÀN TAY NẶN BỘT'
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP