TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

tin tức-sự kiện

CÁC LỄ HỘI TẠI BẮC GIANG

CÁC LỄ HỘI TẠI BẮC GIANG

          Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc, nơi có nhiều di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, quê hương của hội hè, dân ca quan họ mượt mà đằm thắm làm say đắm lòng người; Bắc Giang là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc. Theo thống kê,Bắc Giang có hơn 500 lễ hội, chủ yếu là lễ hội truyền thống ở các làng xã. Cáclễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Xương Giang (thành phố Bắc Giang), lễ hội Từ Hả (huyện Lục Ngạn), lễ hội Đền Suối Mỡ,lễ hội Tòng Lệnh (huyện Lục Nam), lễ hội Cần Trạm-Hố Cát (huyện Lạng Giang), lễ hội Đình Vồng (huyện Tân Yên), lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng), lễ hội chùa Bổ Đà,lễ hội Thổ Hà, lễ hội Vật Cầu nước Làng Vân (huyện Việt Yên), lễ hội Y Sơn (Hiệp Hòa), lễ hội Yên Thế...Trong đó,các lễ hội: Yên Thế, Thổ Hà,Chùa Vĩnh Nghiêm,Đền Suối Mỡ,Đình Vồng,Y Sơnđã được Bộ VHTTDL ghi danh đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; các lễ hội: Vật Cầu nước làng Vân, Xương Giangđang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu dược tổ chức ở các di tích lịch sử-văn hóa, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách thập phương:

          Lễ hội Từ Hả,xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn được tổ chức vào ngày mồng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Từ Hả, nơi thờ tướng quânVũ Thành, người có công giúp nhà Trần chống quân  Mông- Nguyên  vào thế kỷ XIII. Trong trận quyết chiến cuối cùng Vũ thành bị thương nặng về đến Hả Hộ thì mất tại đây năm 1288.Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy. Sau tế lễ là các trò hội như múa sư tử, hát Soong hao, Sli, Lượn, Schắng côộ, Sịnh ca... của đồng bào các dân tộc ít người. Tất cả những nghi lễ, diễn xướng, trò hội ở lễ hội Từ Hả đều mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao trên đất Bắc Giang.

          LàngThổ Hà,xã Vân Hà- huyện Việt Yên xưa có tới 4 ngày hội lớn trong năm: Hội Xuân, hội Thượng Nguyên ở chùa Đoan Minh, hội Thu, hội Đình; nhưng những năm gần đây làng đã nhập 4 ngày hội này thành một lễ hội lớn được tổ chức trong 2 ngày 21, 22 tháng giêng âm lịch hàng năm.Cùng với việc tế lễ ở đình, ở chùa Đoan Minh, lễ hội còn tổ chức rước kiệu, các trò vui chơigiải trí: Bơi chải, chèo thuyềt bắt vịt, buổi tối có diễn Tuồng cổ, hát Quan họ...

Lễ hội làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên

          Lễ hội đền Dành,xã Liên Chung, huyện Tân Yên: Đền Dành trên đỉnh núi Dành, có từ thời Lê,thờ đức thánh Cao Sơn- Quý Minhcó công giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước.Lễ hội đền Dành được tổ chức vào ngày 19, 20 tháng giêng hàng năm.Nét đặc sắc của lễ hội đền Dành là phần rước thánh từ đình Vường lên đền Dành và ngược lại, cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: cây đu, đập niêu, kéo co, cờ thẻ, vật, chọi gà,...

           Lễ hội Tiên Lục,xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang: Diễn ra vàomùng 9 tháng giêng âm lịch ở khu vực đình Viễn Sơn, đình Thuận Hoà và chùa Phúc Quang.Sau khi cuộc rước đông vui là lễ tế thánh Cao Sơn uy nghiêm- người được thờ ở đây, tiếp đến là hàng loạt các trò vui được tổ chức như cuộc thi cướp cầu, thi kéo chữ, đánh đu, kéo co, vật, chọi gà,... và thi cỗ, dự cỗ hương ẩm gồm các món xôi, thịt lợn, lòng lợn, rau, sắn nấu, củ mỡ nấu xương, canh,... thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

          Lễ hộichùa Bổ Đà,xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên: Được tổ chức vào ngày 17, 18 tháng hai âm lịch, là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa BổĐà. Trên sân chùa, các đoàn hát, gánh hát biểu diễn liên tục suốt mấy ngày đêm. Rồi những cảnh hát quan họ, cảnh mời trầu, mời nước của các liền anh, liền chị làm cho ngày hội thêm nhộn nhịp, tươi vui.Cùng với những cuộc tế lễ trang nghiêm, thành kính, ở hội chùa Bổ còn có một số trò chơi dân tộc như đấu vật, chọi gà, cướp cầu, đu,... làm cho không khí thêm sống động.

           Lễ hội chùaVĩnh Nghiêm,xã Trí Yên, huyện Yên Dũng: Được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm, còn gọi ngày này là lễ giỗ tổ. Trong ngày hội, các tăng ni ở chùa thắp hương, tụng kinh, niệm Phật ở Tam Bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị. Đồng thời cũng tỉnh chuông Hoằng Dương Phật Pháp vào lúc sớm, tối trong ngày.Trong khu vực nội tự, không có hàng quán nhưng đông đặc các đoàn dâng hương, hành lễ, đồng thời có các đội văn nghệ diễn tích nhà Phật hấp dẫn nhiều người xem.

          Lễ hội Yên Thế,thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế:Lễ hội được tổ chức lần đầu tiênnhân dịp kỷ niệm 100 nămngàykhởi nghĩa Yên Thế 16/3 (1884- 1984); được duy trì liên tục vào ngày 16/3 dương lịch hàng năm. Trong lễ hội tái hiện lễ tế cờ của  Hoàng Hoa Thám, thủ lĩnh của nghĩa quân Yên Thế, dâng hương tưởng niệm ông và các nghĩa sỹ đã hy sinh; tổ chức thi đấu vật, cây đu, cờ người, cờ tướng, cướp cầu, phóng ngư, thả điểu…

          Nhìn chung các lễ hội đều được tổ chức tốt và thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân đến tham gia dự hội. Ban tổ chức lễ hội đã quan tâm tới việc khôi phục, bảo tồn các di sản văn hóa đặc sắc có trong lễ hội, tiêu biểu như: lễ hội Yên Thế đã quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa, dân ca các dân tộc thiểu số trên địa bàn, tổ chức khôi phục các nghi lễ cổ như: phóng ngư, thả điểu...; lễ hội chùa Bổ Đà kết hợp với tổ chức liên hoan hát quan họ định kỳ hàng năm của huyện Việt Yên và 02 năm một lần của tỉnh Bắc Giang, lễ hội Thổ Hà chú trọng nghi lễ đám rước – đây là đám rước có qui định chuẩn mực tiểu biểu nhất của tỉnh Bắc Giang, lễ hội Đình Vồng chú trọng tới lễ tế ngựa – một nghi lễ biểu dương tinh thần thượng võ... Kinh phí tổ chức lễ hội ở nhiều địa phương, cơ sở chủ yếu là từ nguồn xã hội hóa, việc dùng ngân sách nhà nước đã được hạn chế tối đa, nhất là lễ hội truyền thống ở các làng quê.

Tác giả: Vũ Thúy

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT