tin tức-sự kiện

chuyên đề sinh hoạt sư phạm khối 1 trường THLP số 2
CHUYÊN ĐỀ: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I/ MỞ ĐẦU:

Môn toán là môn khoa học có vị trí quan trọng, là cái gốc là điểm xuất phát của một bộ môn khoa học. môn toán mở đường cho các em đi vào thế giới diệu kì của toán học.

Đối với mạch kiến thức giải toán có lời văn là một trong 5 mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình toán tiểu học. Thông qua giải toán các em được phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng tổng hợp: Đọc, viết , diễn đạt, trình bày, tính toán, ...

Với lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay bài toán có lời văn. Đến tuần 22 học sinh mới chính thức học bài toán có lời văn nhưng nội dung chương trình đã chuẩn bị cho học sinh ở tuần 7.

Khi giảng dạy mạch kiến thức giải toán có lời văn không ít khó khăn – học sinh nắm bắt cách giải còn chưa tốt. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn chuyên đề :

“ Giải toán có lời văn ở lớp 1” làm nội dung sinh hoạt chuyên đề sư phạm năm học 2015 – 2016.

II/ MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:

1) Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, kĩ năng dạy giải toán có lời văn. từ đó xây dựng được kiến thức, kĩ năng cần dạy về giải toán có lời văn thông qua việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như: Đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học sát đối tượng nhằm đảm bảo chất lượng dạy học.

- Tự rút ra kinh nghiệm sư phạm cần thiết thông qua việc trải nghiệm thực tế trên lớp học của mình để tiếp tục dạy tốt hơn cho học sinh giải bài toán có lời văn.

- Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng viết chuyên đề.

2) Đối với học sinh:

- Nắm được chắc các bước giải toán có lời văn.

- Có kĩ năng trình bày, tính toán.

- Biết đặt đề toán theo tóm tắt hoặc hình vẽ.

- Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng tổng hợp, tư duy của học sinh thông qua hoạt động học.

III/ PHÂN TÍCH SƯ PHẠM:

1.Phân phối chương trình:

Số TT

Nội dung

Số tiết quy định

Dạy tăng cường SQP

Ghi chú

Lí thuyết

luyện tập

Lí thuyết

Luyện tập

1

Giải bài toán có lời văn

1

Tuần 22

2

Luyện tập

2

Tuần 22

3

Luyện tập

1

Tuần 22

3. Mục tiêu chung được qui định trong SGK theo chuẩn kiến thức kĩ năng:

Thứ tự/ nội dung chính

Yêu cầu cụ thể

1. Giải toán có lời văn

Hiểu đề bài: cho gì? hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

2. Luyện tập

Biết giải bài toán cơ lời văn và trình bày bài giải.

3. Luyện tập

Biết giải bài toán cơ lời văn và trình bày bài giải

( bài tập 1; 2)

Những khó khăn mà giáo viên và học sinh hay mắc phải:

Giáo viên: Trong qua trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học, tranh ảnh minh họa những đồ dùng được cấp chưa đáp ứng được đầy đủ theo yêu cầu nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong khâu chuẩn bị. Giáo viên còn phải giảng giải nhiều do học sinh chưa nắm được cách trình bày bài giải

Học sinh: Các em có vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy

lôgic của các em còn rất hạn chế. Nhìn chung các em còn chưa biết cách tự học, chưa tích cực học tập. Nhiều khi bài toán có lời văn các em có thể đặt và viết phép tính đúng nhưng không thể trả lời hoặc lí giải tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Các em có thể trả lời câu hỏi chưa chính xác.( Ví dụ: Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn hoặc An có tất cả mấy quả bóng hoặc An có mấy quả bóng là...), kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, còn máy móc dập khuôn.( Ví dụ: các em viết phép tính đúng nhưng thiếu danh số ở phép tính hoặc ở đáp số, cách trình bày chưa tốt, các em còn viết các bước giải bài toán cùng dòng chưa biết xuống dòng khi trình bày từng bước)

4. Nhóm các phương pháp- kĩ thuật dạy học:

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Hỏi đáp

- Luyện tập, thực hành

- Hợp tác

- Làm việc với đồ dùng dạy học

5. Phương án thiết kế mới:

5.1.Mục tiêu chung của 4 tiết:

Kiến thức

- Hiểu bài toán có một phép tính cộng: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số.

Năng lực

- Biết chia sẻ trong nhóm để hiểu yêu cầu bài toán.

- Tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất

- Chăm học tích cực tham gia học tập với bạn bè.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

5.2. Mục tiêu cụ thể và giải pháp khắc phục:

Căn cứ vào những khó khăn trên, chúng tôi giữ nguyên 1 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành như phân phối chương trình trong sách giáo khoa và tăng thêm 1 tiết thực hành thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp của tuần 22. Cụ thể như sau

Tiết 1:

Mục tiêu:

Kiến thức

- Hiểu bài toán có một phép tính cộng: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số.

Năng lực

- Biết chia sẻ trong nhóm để hiểu yêu cầu bài toán.

- Tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất

- Chăm học tích cực tham gia học tập với bạn bè.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

Tổ chức các hoạt động:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải

- GV đưa ra bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết nhà An có tất cả ta làm phép tính gì?

- Hướng dẫn viết bài giải toán:

Ghi bài giải lên bảng

Viết câu lời giải: Dựa vào câu hỏi để nêu câu câu lời giải. Em hãy nêu câu lời giải

Viết phép tính: Em nêu lại phép tính

Hướng dẫn ở đây 9 chỉ 9 con gà nên viết con gà trong ngoặc đơn ( con gà) sau kết quả phép tính.

Viết đáp số: Viết đáp số thẳng cột với chữ bài của chữ bài giải. Chữ con gà không cần để trong ngoặc đơn, sau đó đặt dấu chấm.

- Khi giải bài toán có lời văn ta viết bài giải như thế nào?

- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước và cách trình bày bài giải.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước và cách trình bày bài giải.

Việc 1: Đọc bài toán

Việc 2: Trả lời các câu hỏi

Việc 3: Nêu câu lời giải

Số gà có tất cả là:

Nhà An có tất cả là:

Học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất.

Nêu phép tính cộng: 4 +5= 9

- Trao đổi trong nhóm, nêu lại cách trình bày.

Việc 4: Thực hành giải toán có lời văn

Việc 5: Chia sẻ

Tiết 2:

Mục tiêu:

Kiến thức

Biết giải bài toán cơ lời văn và trình bày bài giải.

Năng lực

- Biết chia sẻ trong nhóm để hiểu yêu cầu bài toán.

- Tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất

- Chăm học tích cực tham gia học tập với bạn bè.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

Tổ chức các hoạt động:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

- Gọi nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.

Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh thực hành giải toán có lời văn

- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Cách trình bày bài giải như thế nào?

- Nêu phép tính, danh số bài này là gì?

Việc 1: Nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn

Việc 2: Thực hiện giải bài toán có lời văn

- Đọc bài toán.

- Trả lời các câu hỏi

- Trình bày câu bài giải, lựa chọn câu thích hợp nhất.

- Trả lời câu hỏi

- Trình bày bài giải

Việc 3: Chia sẻ

Tiết 3:

Mục tiêu:

Kiến thức

Biết giải bài toán cơ lời văn và trình bày bài giải.

Năng lực

- Biết chia sẻ trong nhóm để hiểu yêu cầu bài toán.

- Tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất

- Chăm học tích cực tham gia học tập với bạn bè.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

Tổ chức các hoạt động:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

- Gọi nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.

Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh thực hành giải toán có lời văn

- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Cách trình bày bài giải như thế nào?

- Nêu phép tính, danh số bài này là gì?

Việc 1: Nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn

Việc 2: Thực hiện giải bài toán có lời văn

- Đọc bài toán.

- Trả lời các câu hỏi

- Trình bày câu bài giải, lựa chọn câu thích hợp nhất.

- Trả lời câu hỏi

- Trình bày bài giải

Việc 3: Chia sẻ

Tiết 4:

Mục tiêu:

Kiến thức

Biết giải bài toán cơ lời văn và trình bày bài giải.

Năng lực

- Biết chia sẻ trong nhóm để hiểu yêu cầu bài toán.

- Tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất

- Chăm học tích cực tham gia học tập với bạn bè.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

Tổ chức các hoạt động:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:

- Gọi nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.

Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh thực hành giải toán có lời văn

- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Cách trình bày bài giải như thế nào?

- Nêu phép tính, danh số bài này là gì?

Việc 1: Nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn

Việc 2: Thực hiện giải bài toán có lời văn

- Đọc bài toán.

- Trả lời các câu hỏi

- Trình bày câu bài giải, lựa chọn câu thích hợp nhất.

- Trả lời câu hỏi

- Trình bày bài giải

Việc 3: Chia sẻ

IV/ KẾT LUẬN:

Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm phát huy khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thưc, dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của học sinh thông qua đồ dùng trực quan, sự dẫn dắt của giáo viên, sự hợp tác nhóm,.. Qua đó giúp học sinh nắm được cách giải bài toán có lời văn, biết trình bày bài giải khoa học, tránh được sai lầm hay mắc của học sinh khi học mạch kiến thức này- mạch kiến thức quan trong xuyên suốt chương trình toán tiếu học. Việc thay đổi nội dung, phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề giải toán có lời văn, rất mong được sự đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.

Tác giả: GV khối 1

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường