tin tức-sự kiện

chuyên đề sinh hoạt sư phạm
KHỐI 2

CHUYÊN ĐỀ

DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Ở LỚP 2

I. MỞ ĐẦU:

Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 2 có bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi được dạy trong một tiết ở tuần 8. Theo mục tiêu Chuẩn kiến thức kĩ năng, khi học xong bài này tôi thấy rất ít học sinh viết được đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo( thầy giáo) lớp 1. Với học sinh lớp 2 phân môn Tập làm văn là phân môn mới với các em và bài này cũng là bài đầu tiên các em được viết một đoạn văn ngắn. Việc viết đoạn văn ngắn giúp các em nắm chắc được từ vựng, câu đủ thành phần, các câu có lô gic với nhau, giúp các em giao tiếp mạnh dạn, rõ ràng và cũng là nền tảng để cho các em học tiếp lớp trên. Xác định được tầm quan trọng của việc viết đoạn văn ngắn t thể giáo viên khối 2 chúng tôi đã chọn viết chuyên đề “Dạy viết đoạn văn ngắn ở lớp 2” làm nội dung sinh hoạt sư phạm chuyên đề năm học: 2015 - 2016.

II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:

1. Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất và thời lượng dạy bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi để từ đó sử dụng phương pháp, kĩ thuật, thời lượng dạy học sát đối tượng nhằm đảm bảo mục tiêu bài dạy.

- Tự rút ra kinh nghiệm cho mình trong quá trình giảng dạy viết các đoạn văn ngắn tiếp theo.

- Bồi dưỡng kĩ năng viết chuyên đề.

2. Đối với học sinh.

- Nắm chắc được một số từ vựng.

- Nắm được câu đủ ý.

- Nắm được cách sắp xếp câu trong một đoạn văn.

- Nắm được cách viết đoạn văn.

III. PHÂN TÍCH SƯ PHẠM:

1. Phân phối chương trình dạy bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi lớp 2.

Tiết

Tuần

Tên bài

8

8

Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.

2. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Tên bài

Mục tiêu

Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1).

- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo( cô giáo) lớp 1 của em(BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo

( cô giáo) lớp 1(BT3)

3. Những thuận lợi, khó khăn mà giáo viên, học sinh hay mắc phải.

3. 1. Những thuận lợi:

Giáo viên

Học sinh

- Giáo viên không phải suy nghĩ nhiều để tìm tòi phương án thiết kế dạy học vì nội dung cần dạy đã có sằn trong sách giáo khoa.

Học sinh không phải tư duy nhiều vì nội dung đã sãn trong sách giáo khoa.

3. 2. Những khó khăn:

Giáo viên

Học sinh

- Không đủ thời gian dạy.

- Khó đảm bảo được mục tiêu bài dạy.

- Hs không được mở rộng các tình huống nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.

- Nói, viết không thành câu, câu không rõ nghĩa.

- Ít em viết được thành đoạn văn.

- Không đủ thời gian cho học sinh làm bài.

4. Nhóm các phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Hỏi- đáp

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Thực hành, luyện tập

5. Phương án thiết kế mới.

5.1. Mục tiêu chung của 2 tiết:

Kiến thức

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong các tình huống giao tiếp đơn giản.

- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo( cô giáo) lớp 1 của em.

- Viết được đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo(cô giáo) lớp 1.

Năng lực

- Phát triển năng lực giao tiếp, tự học, tự giải quyết vấn đề.

Phẩm chất

- Tích cực tham gia hoạt động học tập, tự tin, kính trọng cô giáo, thầy giáo.

5. 2. Mục tiêu cụ thể và giải pháp khắc phục

Căn cứ vào những khó khăn của học sinh chúng tôi cắt nội dung viết đoạn văn sang thêm một tiết thay vào tiết thứ 8 của tuần 9 (bỏ tiết 8 (kiểm tra) tuần 9 vì giữa kì không có KTĐK nữa). Nội dung cụ thể ở 2 tiết chúng tôi xây dựng như sau:

Tiết 1.

Mục tiêu:

Kiến thức

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong các tình huống giao tiếp đơn giản.

- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em.

Năng lực

- Phát triển năng lực giao tiếp, tự học, tự giải quyết vấn đề.

Phẩm chất

- Tích cực tham gia hoạt động học tập, tự tin, kính trọng cô giáo, thầy giáo.

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong các tình huống giao tiếp đơn giản.

- Em đã nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong tình huống nào? Em hãy chia sẻ với bạn trong nhóm.

- Theo em thái độ bạn nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị như thế nào? Thái độ đó có phù hợp không?

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi về thầy giáo

( cô giáo) lớp 1 của em.

- Gv hỗ trợ câu hỏi.

- Gv ghi câu hs chia sẻ lên bảng.

- Gv hỗ trợ hs sửa những câu sai.

- Theo em để kể được khoảng 4- 5 câu về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em câu đầu tiên em sẽ kể như thế nào? Tiếp theo em sẽ kể những gì?

Gv hỗ trợ để hs hình thành cách kể đoạn văn ngắn về người.

- Hs chia sẻ trong nhóm.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- Hs cá nhân chia sẻ.

- Hs hỏi đáp theo nhóm.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- Hs chia sẻ với bạn về cách dùng từ, câu.

- Hs chia sẻ.

- Hs tự hiểu trình tự khi viết đoạn văn.

Tiết 2.

Mục tiêu:

Kiến thức

- Viết được đoạn văn khoảng 4, 5 câu về thầy giáo (cô giáo) lớp 1.

Năng lực

- Phát triển năng lực giao tiếp, tự học, tự giải quyết vấn đề.

Phẩm chất

- Tích cực tham gia hoạt động học tập, tự tin, kính trọng cô giáo, thầy giáo.

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nói về thầy giáo (cô giáo) lớp 1.

- Các em hãy nói 4 - 5 câu về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em.

- Gv hỗ trợ sửa sai cho hs.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn về thầy giáo (cô giáo) lớp 1.

- Các em hãy viết đoạn văn khoảng 4- 5 câu nói về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em.

- Gv theo dõi, hỗ trợ học sinh gặp khó khăn.

- Hs cá nhân nêu miệng.

- Hs chia sẻ.

- Hs viết bài vào vở.

IV. KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu chuyên đề viết đoạn văn ngắn giúp các em nắm chắc được từ vựng, câu đủ thành phần, các câu có lô gic với nhau, giúp các em giao tiếp mạnh dạn, rõ ràng và cũng là nền tảng để cho các em học tiếp lớp trên.

Từ việc nghiên cứu chuyên đề này tập thể giáo viên khối 2 chúng tôi nhận thấy việc thay đổi nội dung, phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng để giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất nhằm phát triển toàn diện trong học tập và rèn luyện. Thông qua việc nghiên cứu chuyên đề này, giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc nghiên cứu các chuyên đề khác và tiếp tục nâng cao năng lực cho bản than.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.

Tác giả: Nguyễn Thị Tứ

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường