Tin tức : (Trường tiểu học Bắc Lý 2)/TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM - PPDH
Ví dụ Chủ đề này về “Tỉnh chúng ta”.
Ngày đăng : 09-08-2016
Chủ đề này là về “Tỉnh chúng ta”. Tỉnh là một phạm vi khá rộng và là một khái niệm không gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Do đó, chúng ta cần phải sáng tạo trong khi soạn kế hoạch bài học nhằm giúp học sinh mở rộng tầm nhìn bằng cách tạo hứng thú cho các em. Trên thực tế, học sinh không thể đến thăm nhiều nơi trong tỉnh bởi vì đó là một phạm vi khá lớn, do đó, chúng ta phải cung cấp cho các em một số thông tin gợi ý để giúp các em nắm được về không gian của tỉnh, ví dụ như dùng bản đồ chẳng hạn.
Vậy chúng ta muốn học sinh học được những gì về “tỉnh chúng ta”? Theo sách giáo khoa, chúng ta cần giới thiệu cho học sinh về: các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và y tế (Bài 27 và 28); các lĩnh vực cụ thể như các hoạt động liên lạc, nông nghiệp, và công nghiệp (Bài 29, 30 và 31); và sự khác nhau giữa làng quê và đô thị (Bài 32). Chúng ta có thể liên hệ những vấn đề này với nhau như thế nào?
Chúng ta dùng những khác biệt về mặt địa lý làm thông tin gợi ý cho học sinh tìm hiểu về những đặc điểm của tỉnh mình. Xét về mặt địa lý, tỉnh Bắc Giang có thể được chia thành ba khu vực: núi cao, trung du và đồng bằng. Chúng ta có thể tìm ra một số đặc điểm của các khu vực này xét về các mặt ngành nghề, sản phẩm, con người, điều kiện sống, v.v. Thông qua tìm hiểu ba khu vực khác nhau này, học sinh cũng có thể tìm ra những điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị.
Tiếp theo, hãy đánh giá khả năng hiện tại của học sinh chúng ta. Ở lớp 1, học sinh đã được học về thôn, xã hoặc thị trấn các em đang sống. Ở lớp 2, phạm vi được mở rộng đến cấp huyện. Lên lớp 3, phạm vi đó lại được mở rộng đến cấp tỉnh. Mục tiêu cơ bản của các bài học ở lớp 1, 2 và 3 này là giống nhau (giúp học sinh thêm hiểu và yêu quý quê hương mình). Tuy nhiên, khi học sinh lớn lên thì khả năng phân tích của các em cũng tăng dần. Do đó chúng ta muốn các em không chỉ tiếp nhận thông tin từ giáo viên mà còn tham gia vào các hoạt động tìm hiểu dựa trên những thông tin sẵn có.
Học sinh lớp 3 đã có kỹ năng học nhóm. Các em có thể thảo luận và học cùng nhau trong nhóm. Làm việc theo nhóm tỏ ra đặc biệt có hiệu quả khi học sinh cùng tìm hiểu hoặc khám phá một điều gì đó. Vì vậy, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm cho chủ đề này.
Để tiến hành các hoạt động tìm hiểu trong bài học này, giáo viên cần chuẩn bị một môi trường sao cho học sinh cảm thấy hứng thú với các hoạt động đó. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh đủ tài liệu để các em có thể làm việc, hoặc giải thích cho học sinh các em có thể tìm kiếm thông tin ở đâu và như thế nào. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ chuẩn bị những “gói” thông tin gồm nhiều nguồn tài liệu khác nhau, như tranh ảnh, sách báo, các sản phẩm, v.v. Đây là một bước chuẩn bị rất quan trọng mà giáo viên cần tiến hành. Chất lượng của các “gói” thông tin sẽ ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh cũng như mức độ hào hứng tham gia vào các hoạt động của các em. Học sinh sẽ khám phá ra nhiều điều từ các “gói” thông tin và chuẩn bị cho phần trình bày của mình. Các em cũng sẽ học được nhiều điều khi lắng nghe phần trình bày của các bạn.
Trong các hoạt động kể trên, học sinh sẽ tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng lĩnh vực thông tin liên lạc hơi khác một chút so với các lĩnh vực khác, bởi vì đó là một ngành dịch vụ công cộng và chức năng của nó không thay đổi trên suốt phạm vi toàn tỉnh. Do đó hoạt động thảo luận về chức năng của bưu điện sẽ được tiến hành độc lập với các giờ học khác.
Có một số cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về bưu điện. Rất may là ở mỗi xã đều có một bưu điện (bưu cục), và học sinh cũng đã khá quen thuộc với thư từ và điện thoại trong cuộc sống hàng ngày của các em. Do đó, chúng ta muốn học sinh trực tiếp tìm hiểu về bưu điện, ví dụ như đi thăm quan bưu điện, hoặc mời một nhân viên bưu điện đến trường để học sinh phỏng vấn. Chúng ta sẽ dành một tiết để chuẩn bị, và một tiết để tiến hành phỏng vấn và tổng hợp thông tin. Các dịch vụ thư tín gần gũi hơn với cuộc sống của học sinh và quy trình tiến hành các dịch vụ đó cũng dễ nghiên cứu, cho nên bài học sẽ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thư tín như một chức năng của bưu điện.
Các tin khác
- Một số giải pháp thực hiện chương trình đổi mới hình thức Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo (23/09/2014)
- Cách học mới cho học sinh tiểu học (23/09/2014)
- Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục (23/09/2014)
- Phụ huynh có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập của con (23/09/2014)
- Hướng tới giờ dạy thân thiện (23/09/2014)
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Văn (23/09/2014)
- DẠY HỌC THEO CHUỖI CÁC BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ (09/08/2016)
- Kế hoạch dạy học cho chủ đề ' Tỉnh chúng ta' (09/08/2016)
- Kế hoạch bài học Tiết 1 (09/08/2016)
- MỘT SỐ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG VNEDU (10/08/2016)
- DẠY HỌC THEO CHUỖI CÁC BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ (13/08/2016)
- SO SÁNH DẠY HỌC CÁC BÀI ĐƠN LẺ VÀ DẠY THEO CHUỖI CÁC BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ (13/08/2016)
- SO SÁNH 2 MÔ HÌNH SHCM THEO NCBH (13/08/2016)
- Lưu ý khi dùng phương pháp tích cực dạy luyện nói cho HS lớp 1 (13/08/2016)
- Những nguyên tắc quan trọng đảm bảo thành công học hợp tác nhóm (13/08/2016)
- DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH LỚP 5 (13/08/2016)
- Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng (15/08/2016)
- Chuyên đề: Cấu tạo số ở lớp 1 (17/08/2016)
- Học số 6,7,8 (17/08/2016)
- Quản lý hoạt động học của trò (17/08/2016)