tin tức-sự kiện

Tài liệu tập huấn phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

gdgt 12

TÀI LIỆU PHÁT TAY

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH

QUẤY RỐI VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

Người soạn: Bùi Phương Thảo

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

PHẦN I. HIỂU BIẾT VỀ TÌNH DỤC VÀ QUẤY RỐI, XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM

  1. Trẻ em là ai?

Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc dưới 18 tuổi (Theo công ước quốc tế về Quyền trẻ em)

Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí.

Năng lực của trẻ đang tiếp tục được hình thành, thay đổi và phát triển. Do vậy, trẻ em cần quyền sống, trưởng thành, phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc trong tình yêu thương của cha mẹ và cộng đồng.

2. Thế nào là quấy rối và xâm hại tình dục

a. Con số thống kê

  • Năm 2011, cả nước có 1.453 trẻ bị xâm hại tình dục, tính trung bình 5 năm gần đây thì mỗi năm có khoảng gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Trong đó, riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên tới 80% (Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em- Bộ LĐ,TB&XH).

Chỉ tính riêng trong năm 2011, tội phạm xâm hại trẻ em trên toàn quốc phát hiện gần 1.500 vụ, hơn 1.600 đối tượng gây án, 1.640 em bị xâm hại (Cục Cảnh sát hình sự).

  • Năm 2014: 87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục.
  • Theo UNICEF: TE Việt Nam rất dễ bị XHTD bởi những người mà trẻ quen biết, biểu hiện của các hình thức xâm hại này là rất khác nhau: từ việc xâm hại không tác động trực tiếp đến cơ thể (xem người khác thay đồ, chứng kiến cảnh quan hệ tình dục), đến xâm hại có động chạm vào các bộ phận sinh dục hoặc hiếp dâm...

b. Khái niệm

  • Quấy rối tình dục TE là khi một người có lời nói, cử chỉ hoặc hành động nào đó với một người khác mà hành động đó có ý nghĩa, hơi hướng tình dục và làm cho người kia khó chịu, bực bội thì đó là quấy rối tình dục.
  • XHTD trẻ em là khi trẻ bị người khác (nam hay nữ, quen hay lạ) bắt xem tranh ảnh, sách báo, phim khiêu dâm, cố tình vuốt ve, sờ mó vào bộ phận kín của em, yêu cầu em làm như vậy với họ hoặc ép em quan hệ tình dục. Kẻ xâm hại có thể sử dụng nhiều cách như dụ dỗ, mua chuộc, bắt cóc, đe dọa hay trấn áp về tinh thần hoặc thể chất.

c. Các hình thức quấy rối/ xâm hại tình dục trẻ em

* Quấy rối tình dục

  • Nhìn chằm chằm
  • Động chạm vào một chỗ nào đó trên cơ thể
  • Huýt sáo khi ai đó đi ngang qua, nói một câu tán tỉnh, trêu trọc thô thiển hoặc tục tĩu
  • Nhìn trộm người khác thay đồ hoặc tắm
  • Cố tình phơi bày cơ quan sinh dục của mình trước mặt người khác.
  • Bình phẩm về hình thức bề ngoài hoặc liếc mắt đưa tình

* Xâm hại tình dục

+ XHTD không tiếp xúc trực tiếp

  • Phô bày thân thể cho trẻ thấy
  • Cho trẻ xem phim, ảnh khiêu dâm
  • Cho trẻ thấy các hành vi của quá trình giao cấu
  • Thủ dâm trước mặt trẻ
  • Nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay đồ
  • Nhận xét dâm dục về cơ thể của trẻ

+ XHTD có tiếp xúc trực tiếp

  • Ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn
  • Sờ mó hoặc vuốt ve mơn trớn những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ (cơ quan sinh dục bên ngoài, hậu môn, sờ mó vào ngực của các bé gái) hoặc sờ mó vào những bộ phận trên cơ thể đứa trẻ mà có tác động gây hưng phấn tính dục.
  • Hôn trẻ để thoả mãn nhu cầu tình dục
  • Tìm cách xâm nhập vào vùng kín hoặc hậu môn của trẻ bằng những dụng cụ không vì mục đích chữa bệnh
  • Quan hệ tình dục với trẻ

Các động chạm phù hơp

Động chạm không phù hợp

Người lớn xoa đầu trẻ âu yếm

Sờ mông

Người lớn bế trẻ nhỏ cho ăn

Sờ ngực

Người lớn hôn má trẻ con

Ôm quá lâu làm trẻ khó chịu

Vuốt má nhiều lần làm trẻ khó chịu

Người lớn bế trẻ và sờ vào chỗ kín của trẻ

D

d. Ai là người quấy rối/xâm hại tình dục trẻ em

Người xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, đó là những người thân quen, hàng xóm, họ hàng, người lạ, người yêu…..Kẻ xâm hại cũng có thể là nam hoặc nữ nhưng trên thực tế đa số kẻ xâm hại là nam.

Một vài đặc điểm và thủ đoạn của những người phạm tội XHTD

  • Kẻ xâm hại có thể dùng một số thủ đoạn để tiếp cận trẻ em và thực hiện hành vi quấy rối, xâm hại như sau:
  • Tỏ ra quan tâm đặc biệt tới bạn
  • Yêu cầu bạn làm những việc có liên quan đến sự đụng chạm thân thể
  • Làm ra vẻ như vô tình đụng chạm vào các bộ phận kín của cơ thể bạn
  • Nhìn chằm chằm hoặc sờ vào cơ thể bạn
  • Tìm cách để những người khác bỏ đi, để ở lại bạn một mình với bạn
  • Giả vờ vô tình vào phòng khi bạn đang thay quần áo hoặc đang tắm
  • Thắc mắc hoặc kêt tội bạn về những chuyện có liên quan đến quan hệ tình dục của bạn với một người khác.
  • Cho bạn xem tranh ảnh/ phim/ truyện đồi trụy, khiêu dâm, kể với bạn về những hoạt động tình dục mà họ đã thực hiện, hoặc những câu chuyện về quan hệ tình dục để kích thích sự tò mò của bạn
  • Cố tình phô bày cơ thể của họ trước mặt bạn
  • Cấm bạn kể với người khác về những việc đã xảy ra
  • Đưa nạn nhân vào tròng bằng cách tạo ra mối quan hệ đặc biệt
  • “Bịt miệng” trẻ bằng quà, đe dọa, tống tiền hoặc bạo lực

e. Những địa điểm diễn ra hành vi quấy rối tình dục

  • Đường phố: Nguy cơ xảy ra quấy rối cao nhất
  • Công viên
  • Trường học
  • Phương tiện giao thông công cộng
  • Nơi làm việc
  • Nơi vắng người qua lại
  • Nhà vệ sinh công cộng

Mô hình nguy cơ của xâm hại/ lạm dụng

f. Hậu quả của quấy rối/ xâm hại tình dục trẻ em

- Trẻ bị quấy rối tình dục thường bị tổn thương rất nặng nề về cả cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài, thậm chí trong suốt cuộc đời.

- Trẻ bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương nặng nề hơn so với trẻ bị quấy rối tình dục ở cả cơ thể và tinh thần.

+ Cơ thể trẻ có thể bị các tổn thương như sau:

  • Về cơ thể: Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn
  • Mang thai
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình duc, nhiễm trùng tiết niệu
  • Đi lại, ngồi khó khăn
  • Đau đầu, mất ngủ.

+ Tinh thần

  • Cảm giác lo lắng, sơ hãi, tuyệt vọng, tội lỗi.
  • Có ý định tự tử
  • Tự làm tổn thương mình
  • Cảm giác tức giận
  • Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại TD người khác.

* Trong mọi trường hợp, người bị xâm hại tình dục không phải là người có lỗi. Người thân cần thông cảm và giúp đỡ để họ vượt qua những tổn thương này.

+ Trẻ bị XHTD có thể là nạn nhân của PTSD

  • Ám ảnh, ác mộng, day đi day lại về việc bị hiếp dâm
  • Buồn phiền kéo dài hoặc ngắn hạn nhưng với cường độ lớn, lo lắng, sợ bị tấn công
  • Căng thẳng, mất ngủ, dễ cáu kỉnh, sợ hãi, bao gồm tức giận, sự thiếu quả quyết, khó khăn trong việc tập trung, dễ giật mình, nhạy cảm
  • Cảm giác bị cô lập, cảm giác như thể là một người khác
  • Khăng khăng né tránh mọi người, những nơi và những thứ liên quan đến sự kiện bị xâm hại
  • Mâu thuẫn hoặc không chắc chắn về tương lai
  • Tránh các hoạt động hang ngày
  • Trầm cảm
  • Hồi tưởng lại sự kiện như thể vẫn đang diễn ra

+ Hậu quả lâu dài

  • Có thể bi lệch lạc giới tính
  • Có thể trở thành tội phạm XHTD khi trưởng thành
  • Có những biểu hiện hung hãn trong tình dục ở trẻ nam và sinh hoạt tình dục bừa bãi ở nữ
  • Có cư xử khiêu dâm và tò mò quá mức về tình dục (trò chuyện, kể, thu thập thông tin...)
  • Tránh các hình thức tác động tình dục (không dám nói đến, đề cập đến; né tránh…)
  • Khó hình thành niềm tin, tình yêu và các quan hệ tình dục lành mạnh.

PHẦN II. PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

TRẺ EM

1. Trẻ có thể làm gì để phòng ngừa QRTD và XHTD

a. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn chung

1. Hãy GHI NHỚ tên, địa chỉ gia đình, tên cha mẹ, số điện thoai nhà riêng hoặc của bố/mẹ và người thân bạn tin cậy.

2. LUÔN HỎI Ý KIẾN cha mẹ hoặc người chăm sóc mình mỗi khi bạn định đi đâu ra khỏi nhà, nói với họ bạn đi đâu, bao lâu, đi với ai, đến chỗ nào, bao giờ thì bạn có thể quay về nhà.

3. LUÔN HỎI Ý KIẾN cha mẹ hoặc người chăm sóc bạn về việc nhậnbất cứ một món quà nào từ người khác kể cả từ người quen biết.

4. KHÔNG BAO GIỜ ĐI ĐÂU MỘT MÌNH kể cả đi chơi.

5. Luôn cương quyết “NÓI KHÔNG” mỗi khi có người nào đó động chạm hay đối xử với bạn theo cách mà bạn cảm thấy lo sợ, không thoải mãi hay bối rối.

6. Hãy tin vào cảm xúc và linh cảm của mình. Tuân thủ nguyên tắc “NÓI KHÔNG, BỎ ĐI, KỂ LẠI” và KỂ LẠI cho tới khi được giúp đỡ nếu bạn thấy sự an toàn của mình bị đe dọa.

b. Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi bạn ở nhà một mình

1. LUÔN KIỂM TRA ĐỘ AN TOÀN của ngôi nhà trước khi bước vào; Nếu thấy có điều gì đó khác lạ, hãy đến một vị trí an toàn và gọi giúp đỡ.

2. LUÔN KHÓA CỬA CẨN THẬN.

3. Bằng mọi cách gọi/báo tin cho cha mẹ biết bạn đã về nhà, đã an toàn hoặc e ngại điều gì đó sớm nhất có thể.

4. ĐỪNG CHO AI BIẾT BẠN ĐANG Ở NHÀ MỘT MÌNH mà hãy nói rằng bố mẹ bạn chưa thể nghe điện thoại lúc này hoặc chưa mởcửa ngay được.

5. KHÔNG CHO NGƯỜI LẠ VÀO NHÀ, trừ khi đó là người họ hàng mà bạn biết và bố mẹ bạn NÓI đồng ý.

c. Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho bạn khi ở trường hoặc ở ngoài khu công cộng

1. KHÔNG BAO GIỜ ĐI RA KHỎI TRƯỜNG MỘT MÌNH.

2. HÃY KỂ LẠI VỚI THẦY CÔ, CHA MẸ để được giúp đỡ nếu cóai đó đe dọa bạn trên đường đến trường và hãy TRÁNH XANGƯỜI ĐÓ.

3. Nói “KHÔNG” nếu có ai đó nói cho bạn đi nhờ xe kể cả ngườibạn biết mà bạn không thấy tin tưởng, thoải mái khi đi cùng.

4. Nếu có ai đó đi theo bạn, hãy cố gắng thoát ra càng nhanh càng tốt, và hãy kể lại cho cha mẹ hoặc người chăm sóc bạn biết chuyện gì đã xảy ra.

5. Nếu có ai đó bắt bạn đi đâu đó, hãy cố chạy thoát và kêu to để được trợ giúp: “Người này đang cố gắng bắt cháu” hoặc “người này không phải bố/mẹ của cháu”

6. Hãy báo cho cha mẹ hoặc người chăm sóc mình được biết nếu kế hoạch của bạn có gì thay đổi sau khi tan học.

7. Không bao giờ được chơi ở công viên một mình, nơi có nhiều cây cối, vắng vẻ.

8. Nếu bạn một mình từ trường về nhà, hãy kiểm tra mọi việc xungquanh trước khi bước vào nhà. Khi đã vào trong nhà, tuân thủnguyên tắc an toàn khi ở nhà và báo cho cha mẹ, người chăm sóc biết bạn đã về nhà an toàn.

2. Người lớn có thể làm gì để phòng ngừa QRTD và XHTDTE

a. Dạy trẻ về ranh giới:Hãy cho trẻ biết không ai có quyền đụng chạm vào cho khi con không thoải mái (kể cả đó là ông bà hay bố, mẹ). Cơ thể của con là của riêng con, và con cũng không có quyền đụng chạm vào ai khác nếu họ không muốn

b. Dạy con cách nói về cơ thể của con:Từ khi còn rất trẻ, hãy dạy con nói về các bộ phận trên cơ thể của mình. Điều này giúp trẻ có khả năng bộc lộ với bạn dễ dàng khi có điều gì đó không ổn xảy ra.

c. Sẵn sàng:Hãy dành thời gian với con, hãy cho con biết con có thể đến bên bạn bất kỳ lúc nào để nói về việc ai đó có hành vi hơi hướng tình dục khiến con khó chịu. Nếu trẻ đến để chia sẻ với bạn về nỗi bận tâm hoặc đặt ra câu hỏi cho bạn thì bạn nên dành thời gian để tìm hiểu.

d. Hãy cho trẻ biết trẻ không gặp rắc rối gì khi nói ra:Một số kẻ quấy rối hoặc XHTD thường dùng thủ đoạn đe dọa trẻ phải giữ bí mật, phải im lặng. Hãy thường xuyên nhắc nhở trẻ rằng chúng sẽ không gặp rắc rối gì khi nói ra với bạn. Khi trẻ kể ra, người lớn nên có phương án theo dõi, bảo vệ trẻ và tránh để trẻ kiệt sức.

e. Cho trẻ cơ hội nói về một chủ đề mới:Thỉnh thoảng bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho trẻ, ví dụ “có gì đó mới không” “có vui vẻ không”…Hãy tạo cho con cơ hội để con nói về những thứ chúng đang bận tâm.

PHẦN III. ỨNG PHÓ KHI BỊ QUẤY RỐI VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

1.Tự trẻ ứng phó

Khi có người muốn quấy rối hoặc xâm hại tình dục (dù là người lạ, người quen hay người thân) em cần:

  • Đứng ngay dậy
  • Tránh ra càng xa càng tốt để kẻ đó không với tay được đến người mình
  • Nói thật to và tỏ thái độ kiên quyết, ví dụ “KHÔNG ĐƯỢC”, “DỪNG LẠI” “TÔI KHÔNG CHO PHÉP”,
  • Kêu cứu nếu cần thiết
  • Bỏ đi ngay lập tức
  • Kể lại với người thân, tin cậy nếu người thứ nhất chưa tin thì kể với người thứ hai, nếu người thứ 2 chưa tin thì kể với người thứ 3…cho đến khi nào có người tin bạn.

2. Gặp bác sĩ ngay sau khi bị XHTD (đặc biệt là hiếp dâm) mà chưa cần vệ sinh bộ phận sinh dục. Điều này nhằm:

+ Thu thập bằng chứng để tố cáo kẻ xâm hại.

+ Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường TD

+ Có biện pháp phòng ngừa tổn hại sức khỏe

+ Có thể kiểm soát cơ thể tốt hơn

Cloud Callout: Khi bị xâm hại tình dục cần:
1. Kể ngay việc bị xâm hại với một người mà bạn tin cậy
2. Tố cáo ngay kẻ xâm hại tình dục với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Nếu bạn không làm việc này thì kẻ xấu đó có thể tiếp tục làm việc đó với bạn hoặc người khác
3. Nếu bị xâm hại tình dục ở mức cao nhất là bị cưỡng hiếp (Quan hệ tình dục) thì cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế và nhận sự giúp đỡ cần thiết. 
* Bạn có quyền đề nghị bác sĩ giải thích những gì họ sẽ làm và bạn có quyền từ chối nếu bạn không muốn họ hỗ trợ bạn.

PHẦN IV. HỖ TRỢ CHO TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC

  1. Ai có thể là người bị quấy rối/ xâm hại tình dục
  • Trẻ bị khuyết tật (trẻ không có khả năng tự bảo vệ).
  • Trẻ không được trang bị kiến thức để tự bảo vệ bản thân.
  • Trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
  • Trẻ «hồn nhiên»: ăn mặc không kín đáo.
  • Trẻ cố tình ăn mặc khêu gợi.

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục

- Về cơ thể

  • Quần áo nhàu nát, bẩn thỉu hoặc dính máu, nhất là quần lót. Đi lại và ngồi một cách khó khăn.
  • Có vết bầm tím, bị chảy máu, bị sưng, rách hoặc bị trầy xước, đau rát ở bộ phận sinh dục, hậu môn.
  • Kêu đau khung xương chậu, đau ở những bộ phận khác của cơ thể mà không lý giải được.
  • Đau buốt khi đi tiểu tiện, liên tục bị viêm đường tiết niệu.
  • Vùng kín có mùi hôi hoặc bị chảy nước.
  • Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Mang thai.

- Về xúc cảm, tình cảm

  • Xấu hổ, cuồng nộ, hung hăng, tức giận vô cớ.
  • Đổ lỗi, trách cứ cho bản thân, cảm giác bị cô lập
  • Thay đổi tính cách thường xuyên và đột ngột.
  • Suy sụp tinh thần.
  • Dửng dưng, không có phản ứng về tình cảm.
  • Lo sợ bị tấn công, sợ vô cớ, khiếp sợ
  • Thần kinh luôn căng thẳng.
  • U sầu, buồn bã, bồn chồn, đau khổ
  • Hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý
  • Cảm giác bất lực, tuyệt vọng về bản thân.

- Về nhận thức

  • Có ý tưởng tự sát
  • Mất lòng tin vào bản thân và người cùng giới với kẻ xâm hại
  • Mơ hồ, nhầm lẫn.
  • Hồi tưởng liên miên, ám ảnh
  • Ác mộng lặp đi lặp lại
  • Tự ti
  • Không nhận thức được các ranh giới cần thiết
  • Khó có khả năng đưa ra nhận định, đánh giá vấn đề đúng đắn

- Về hành vi biểu hiện

  • Nói rằng mình bị xâm hại tình dục
  • Có sự quan tâm không bình thường, hoặc sợ hãi khi đề cập đến vấn đề tình dục
  • Tự xâm hại bản thân
  • Thể hiện những kinh nghiệm về tình dục hoặc có ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ không phù hợp với lứa tuổi
  • Tự cô lập và xa lánh, không chan hòa với mọi người
  • Cách cư xử, chơi đùa với các trẻ em khác, với búp bê, đồ chơi hoặc động vật có biểu hiện mang tính tình dục
  • Liên tục đái dầm hoặc ỉa đùn
  • Có những cách xử sự thụt lùi như nói tục, mút ngón tay. Những hành vi này sẽ tái hiện dù khi những giai đoạn này đã qua đi
  • Có hành vi gợi tình với người lớn hoặc với trẻ khác
  • Từ chối cởi trang phục hoặc đồ lót khi đi khám bệnh, ngại đến các cơ sở y tế
  • Lạm dụng rượu và ma túy
  • Hay thủ dâm
  • Hay giật mình
  • Không thể tập trung
  • Ăn uống thất thường

3. Tham vấn cho trẻ bị XHTD

a. Cách thức tìm hiểu trẻ bị XH

  • Quan sát các biểu hiện của trẻ: trang phục, cách nói, cách ngồi, biểu cảm nét mặt.
  • Sử dụng các câu hỏi mở để trẻ dễ phát biểu ý kiến hoặc bày tỏ quan điểm.
  • Có thể để trẻ vẽ tranh, phát biểu cảm tưởng về một nhân vật hoặc một vấn đề.
  • Cung cấp cho trẻ những thông tin và giải thích về những điều có thể xảy ra sau sự kiện này.
  • Có thể phải nói với trẻ về việc tiết lộ bí mật để được giúp đỡ.
  • Nếu trẻ cần được chăm sóc y tế thì bạn hoặc người có trách nhiệm đưa trẻ đến cơ sở y tế.

b. Đối với người giúp đỡ

  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ dù nội dung câu chuyện là gì.
  • Không phủ nhận khi trẻ kể chuyện bị xâm hại.
  • Hãy nói với trẻ là bạn tin tưởng trẻ, rằng trẻ không có lỗi.
  • Khẳng định rằng trẻ rất dũng cảm khi nói ra sự việc.
  • Kiềm chế xúc cảm của bản thân (sự giận dữ của bạn đối với kẻ xâm hại có thể làm trẻ hoảng sợ).
  • Nhạy cảm đối với thái độ của trẻ.
  • Không ép buộc trẻ nói nếu trẻ chưa sẵn sàng kể.
  • Tự thu thập thêm thông tin.
  • Ghi lại chính xác những gì trẻ nói.

4. Những điều lưu ý khi tham vấn

  • Khi giúp đỡ trẻ luôn có 2 NTV: 1 nam, 1 nữ
  • Không quá tập trung vào việc thu thập thông tin
  • Không để nhiều người vây quanh trẻ
  • Không làm trẻ bối rối hoặc đặt câu hỏi tại sao về những điều trẻ nói
  • Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ về trường hợp bị xâm hại
  • Không nên đứng về phía bên nào để đưa ra nhận xét và không được hứa những điều mà mình không chắc thực hiện được
  • Nếu kẻ xâm hại các em gái là nam giới thì tuyệt đối người tham vấn không thể là nam giới, vì nam giới có thể thiếu sự nhạy cảm giới tính dẫn đến làm tổn thương trẻ. Ngoài ra bản thân trẻ sẽ phóng chiếu kẻ xâm hại vào chính người trợ giúp.

5. Các dịch vụ hỗ trợ trẻ bị XHTD

  • Dịch vụ y tế
  • Dịch vụ tham vấn tâm lý
  • Dịch vụ pháp lý
  • Các hoạt động hỗ trợ từ chính sách xã hội

7. Một số điều luật liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em

7.1. Hiến pháp 1992

  • Điều 56: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
  • Điều 40: Nhà nước, xã hội, gia đình, và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
  • Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đựơc pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

7.2. Luật Hình sự Việt Nam 1999

Điều 112: Đối với tội hiếp dâm trẻ em

+ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

+ Hiếp dâm TE 13 tuổi đến <16: từ 7 - 15 năm tù.

+ Tội loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại sức khỏe, thương tật 31% - 60%; tái phạm nguy hiểm: từ 12 - 20 năm tù.

+ Phạm tội có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; gây tổn hại sức khỏe và thương tật cho nạn nhân > 61%; biết bản thân bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát: tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Điều 114: Đối với tội cưỡng dâm TE

+ Cưỡng dâm TE 13 tuổi đến < 16: tù 5 -15 năm

+ Phạm tội: nhiều người cưỡng dâm một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ thương tật > 61%; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát: tù 12 năm đến 20 năm, hoặc chung thân

Điều 115

+ Giao cấu TE 13 tuổi đến < 16 tuổi: tù 1 - 3 năm.

+ Phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%: tù 3 - 15 năm

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân > 61%; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm: tù 3 - 7 năm.

+ Dâm ô đối với trẻ em gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: tù 7 - 10 năm.

8. Một số tổ chức hỗ trợ trẻ em bị quấy rối và XHTD

8.1. Trung tâm Công tác xã hội của 64 tỉnh thành

8.2. Chi cục bảo vệ trẻ em của 64 tỉnh thành

8.3. Tổng đài tư vấn 18001567 Tổng đài thuộc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTBXH

8.4. Ngôi nhà Bình yên. Tầng 4 nhà B, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Số 20, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

8.5. Tổ chức Hagar Quốc tế tại 152Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

PHỤ LỤC

MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH QUẤY RỐI VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

1. Tranh vẽ giới thiệu về vùng riêng tư của trẻ

2. Quy tắc “5 ngón tay”

3. Vòng tròn yêu thương

4. Hành vi quấy rối và xâm hại trẻ em

5. Kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi quấy rối và xâm hại tình dục

Tài liệu tham khảo

1. Dự án Việt – Bỉ. Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (VIE 04 019 11).

2. Quỹ dân số thế giới, Trung tâm giáo dục đạo đức công dân – Viện Khoa học Giáo dục, Cục V26- Bộ Công an, Trung tâm dạy nghề Koto. Trò chuyện về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản, 2004

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường