tin tức-sự kiện

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NCBH ĐỊNH HƯỚNG PTNLHS

SHCM NGHIÊN CỨU BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (LỚP 2)

*****************************

TÊN CHỦ ĐỀ: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC

BƯỚC 1. PHÂN TÍCH CHUỖI CÁC BÀI HỌC CHỦ ĐỀ

- Trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 2, tổ 2 + 3 chúng tôi đã tìm ra 1 chuỗi các bài học liên quan đến chủ đề Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác như sau:

Bài: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc (tr. 103)

Bài: Luyện tập (tr. 104)

Bài: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (Tr. 130)

Bài: Luyện tập (tr. 131)

Trong chương trình hiện hành các bài học này được sắp xếp cách quãng, cụ thể:

Bài: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc (tr. 103); Bài: Luyện tập (tr. 104) được dạy ở tuần 21; Bài: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (Tr. 130); Bài: Luyện tập (tr. 131)

được dạy ở tuần 26.

Theo SHCM nghiên cứu bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tập thể giáo viên tổ 2 + 3 chúng tôi đã bàn bạc và thống nhất thiết kế, sắp xếp lại bài học liền mạch nhau để phát huy nhiều nhất khả năng của học sinh.

- Sơ đồ kết nối các bài học:

Điểm, đoạn thẳng, nhận biết hình tam giác, hình tứ giác (lớp 1)

Đơn vị đo độ dài (L1:cm, L2: dm)

ơ

ơ

Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc

- Mục tiêu của chuỗi bài học:

Học sinh nắm chắc điểm, đoạn thẳng, đơn vị đo độ dài cm, dm, đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.`

- Phát triển năng lực tự phục vụ, tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác với bạn.

- Rèn phẩm chất tự tin, chăm học.

- Mục tiêu của bài học:

Tên bài học

Mục tiêu bài học và những việc phải làm

Bài: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc (tr. 103)

Bài: Luyện tập (tr. 104)

Bài: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (tr. 130)

Bài: Luyện tập (tr. 131)

MT:

- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.

Nhận biết độ dài đường gấp khúc. Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học

Các việc cần làm:

- Cho hs vẽ 4, 5 hoặc 6 điểm không thẳng hàng, đặt tên điểm, nối các điểm theo với nhau để tạo đường gấp khúc.

- Cho hs thực hành tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.

MT:

- Biết tính độ dài đường gấp khúc.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

Các việc cần làm:

- Hs tự vẽ đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng có độ dài tùy ý và tính độ dài đường gấp khúc đó.

- Hs tự vẽ đường gấp khúc có số đoạn thẳng và số đo tùy ý rồi tính độ dài đường gấp khúc.

- Hs tự đo và tính độ dài đường gấp khúc một số đồ vật tại lớp.

MT:

- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

Việc cần làm:

- Hs chỉ được đường chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.

- Hs tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.

MT:

- Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

Việc cần làm:

- Hs tự đo một số đồ vật ở vật ở lớp là đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác rồi tính độ dài đường gấp khúc,

Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác đó.

Chuỗi các bài học:

Để phát huy hết năng lực của học sinh, tập thể tổ 2 + 3 chúng tôi đã sắp xếp lại thự tự các tiết và thời gian dạy cụ thể như sau:

Cấu trúc của bài học hiện tại

Cấu trúc của bài học minh họa

Thời gian dạy

Tiết 1. Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc (tr. 103)

Tiết 1. Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc (tr. 103)

Thứ 3 tuần 26

Tiết 2. Luyện tập (tr. 104)

Tiết 2. Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (tr. 130)

Thứ 4 tuần 26

Tiết 3. Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác (tr. 130)

Tiết 3. Luyện tập (tr. 104)

Thứ 5 tuần 26

Tiết 4. Luyện tập (tr. 131)

Tiết 4. Luyện tập (tr. 131)

Thứ 6 tuần 26

BƯỚC 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ HỌC SINH

- Ở lớp 1 học sinh đã được nhận biết điểm, đoạn thẳng, nhận biết hình tam giác, hình tứ giác, đơn vị đo độ dài cm.

- Đến lớp 2 ngay từ đầu năm học các em được học thêm đơn vị đo độ dài dm, nhận dạng về thêm về hình tứ giác, hình chữ nhật.

- Khi giáo viên biết đặt vấn đề từ điểm, đoạn thẳng để xây dựng đường đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác học sinh sẽ rất hứng thú học tập và nắm kiến thức một cách chắc chắn.

- Ở lớp 2 các em đã có kỹ năng quan sát, suy luận, phán đoán, thói quen làm việc cộng tác nhóm, làm việc độc lập và làm việc với đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức mới dựa vào kiến thức đã được học.

- Các em có trể sử dụng đồ dùng từ phấn, bảng con, đồ vật có ở lớp học, đồ dùng chuẩn bị sẵn.

- Hs biết cách chia sẻ và thích được chia sẻ ý kiến về bài học với bạn.

BƯỚC 3. THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

Tiết 1. ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯƠNG GẤP KHÚC (tr. 103)

I. MỤC TIÊU:

- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.

- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.

- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học .

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng.

- Hs: Thước thẳng có chia vạch cm, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HĐ1. Nhận dạng và gọi tên đường gấp khúc.

Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Gv chia sẻ bài với hs về cách ghi tên điểm.

Các em hãy nối các điểm với nhau.

Các em vừa vẽ được đường gì? Hãy đọc tên đường gấp khúc đó.

Đường gấp khúc đó gồm mấy đoạn thẳng, em hãy đọc tên các đoạn thẳng.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Vậy theo các em đường gấp khúc có bao nhiêu đoạn thẳng?

HĐ2. Nhận biết độ dài đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.

Gv trực quan đường gấp khúc có số đo các đoạn thẳng.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Em làm thế nào để tính được độ dài đường gấp khúc đó?

Việc 1

- Học sinh vẽ 3 điểm không thẳng hàng và đặt tên cho các điểm vào bảng con.

- Hs cá nhân chia sẻ bài của mình trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

Việc 2.

- HS nối các điểm với nhau.

- Hs chia sẻ bài trong nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

Việc 3.

- Hs tự vẽ các điểm tùy ý không thẳng hàng, nối các điểm theo thứ tự và đọc tên đường gấp khúc vừa vẽ được.

- Hs cá nhân trả lời.

- Hs cá nhân chia sẻ bài với bạn.

- Hs đọc tên đường gấp khúc.

- Đọc tên các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc.

- Hs tính độ dài đường gấp khúc.

- Hs chia sẻ bài trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

- Hs cá nhân trả lời.

Tiết 2. CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học .

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau uốn được thành hình tam giác.

- Hs các đồ vật có hình tam giác và hình vuông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HĐ1. Nhận biết chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

MT: Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

- Hình tam giác có mấy cạnh, đó là những cạnh nào?

- Hình tứ giác có mấy cạnh, đó là những cạnh nào?

- Độ dài 2 đường gấp khúc này có phải là tổng độ dài các cạnh không?

- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) còn gọi là gì?

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

HĐ2. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

MT: Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Việc 1

- Hs uốn đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau thành hình tam giác, uốn đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng thành hình tứ giác.

- Tính độ dài đường gấp khúc.

- Hs cá nhân chia sẻ bài trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

- Hs cá nhân trả lời.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

- Hs lên chỉ đường chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.

Việc 2

- Hs thực hành tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác ở việc 1.

- Hs chia sẻ bài trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

Việc 3.

- Hs tự tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác mà học sinh đã chuẩn bị được.

- Hs chia sẻ bài trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

Tiết 3. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Tính được độ dài của đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

Gv: phiếu BT

Hs: Bảng con, vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Luyện tập về tính độ dài đường gấp khúc

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Hoạt động 2. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

- Hs vẽ đường gấp khúc vào bảng con và tính độ dài đường gấp khúc.

- Hs tính độ dài gấp khúc trong phiếu BT.

- Hs chữa bài.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

- Hs đo và tính chu vi đồ vật có hình tam giác hoặc hình tứ giác.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

Tiết 4. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Tính được độ dài của đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

Gv: phiếu BT

Hs: Bảng con, vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Luyện tập về tính độ dài đường gấp khúc

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

Hoạt động 2. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

Gv theo dõi, hỗ trợ hs.

- Hs vẽ đường gấp khúc vào bảng con và tính độ dài đường gấp khúc.

- Hs tính độ dài gấp khúc trong phiếu BT.

- Hs chữa bài.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

- Hs đo và tính chu vi đồ vật có hình tam giác hoặc hình tứ giác.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- Hs chia sẻ bài với bạn.

BƯỚC 4. KIỂM TRA LẠI KẾ HOẠCH

Kế hoạch xây dựng phù hợp, phát triển được tối đa năng lực của học sinh.

BƯỚC 5. tiẾN HÀNH BÀI HỌC

Các tiết học dạy minh họa được tiến hành dạy vào thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 tuần học 26

BƯỚC 6. SINH HOẠT CHUYÊN MÔM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Tổ chức SHCM tổ vào thứ 6 tuần học 26

BƯỚC 7. ĐIỀU CHỈNH ÁP DỤNG DẠY TRÊN CÁC LỚP

Qua việc sắp xếp lại các bài học và thực nghiệm dạy tổ 2 + 3 chúng tôi thấy các bài trên có thể áp dụng dạy trên các lớp 2 đều có khả năng phát huy tối đa năng lực của học sinh, học sinh hứng thú học tập nắm chắc kiến thức.

BƯỚC 8. ĐIỀU CHỈNH CÁC CHUỖI BÀI HỌC

4.3. Mục tiêu cụ thể của từng tiết

Tiết 1: Hình chữ nhật, hình vuông

- Mục tiêu:

Kiến thức

-Nhận biết được một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của HCN, HV, biết nhận dạng HCN, HV.

Năng lực:

- Quan sát các hình

- Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhận biết được một số yếu tố ( đỉnh, cạnh ,góc) của HCN, HV

Hoạt động 2: Biết cách nhận dạng hình chữ nhật , hình vuông.

Việc 1: Quan sát một số đồ vật thật có dạng hình chữ nhật, hình vông

Việc 2: học sinh nêu những hiểu biết của mình về HCN, HV

Việc 3: Nhận biết được một số yếu tố

( đỉnh, cạnh ,góc) của HCN, HV

Việc 1: Làm bài tập trong phiếu

Việc 2: Báo cáo trong nhóm, lớp.

Tiết 2: Thực hành

- Mục tiêu:

Kiến thức

-Nhận dạng một số đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông

-Kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của chình chữ nhật, hình vuông.

-Đo độ dài các cạnh.

Năng lực:

- Quan sát các hình, sử dụng thước đo độ dài.

- Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhận dạng một số đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông

Hoạt động 2: Kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của hình chữ nhật, hình vuông. Đo độ dài các cạnh.

Việc 1: Trưng bày, giới thiệu các đồ vật có dạng hình CN, HV

Việc 2: Ý kiến nhận xét

- Việc 1: Dùng thước, e ke kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của hình chữ nhật, hình vuông.

Việc 2: Đo độ dài các cạnh hình chữ nhật, hình vuông.

Tiết 3: Chu vi hình chữ nhật, hình vuông

- Mục tiêu:

Kiến thức

  • Nhận biết được hình chữ nhật, hình vuông qua số đo cạnh của nó.
  • Nhớ quy tắc tính chu vi HCN, HV và vận dụng để tính được chu vi HCN, HV ( biết chiều dài, chiều rộng, cạnh)

Năng lực:

- Quan sát các hình

- Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

- Tự học, tự giải quyết trong quá trình tính chu vi HCN, HV

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cung cấp cho học sinh một số hình vuông hình chữ nhật.

GV hỗ trợ HS khi xây dựng quy tắc.

Việc 1: Quan sát, nhận xét

- HS thực hành đo các hình

Việc 2: Xác định chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật, cạnh hình vuông.

Việc 3: Tính được chu vi HCN, HV

Việc 4: HS tự xây dựng quy tắc tính chu vi HCN, HV

Việc 5: HS chia sẻ, học thuộc quy tắc

Tiết 4: Luyện tập

- Mục tiêu:

Kiến thức

Biết tính chu vi HCN, HV qua việc giải toán có nội dung hình học

Năng lực:

  • Biết hợp tác chia sẻ trong nhóm để giải quyết được các bài tập tính chu vi HCN, HV

- Tự học, tự giải quyết trong quá trình tính chu vi HCN, HV

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

- Tổ chức hoạt động dạy – học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HOẠT ĐỘNG 1: GV ra đề toán

HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu HS đặt đề toán về tính chu vi HCN, HV

HOẠT ĐỘNG 3: Giao việc đo chiều dải, chiều rộng của sân ( nền nhà) của gia đình em và tính chu vi hình đo được

Việc 1: Đọc đề toán

Việc 2: Phân tích đề toán

Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 4: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả.

Việc 1: HS đặt đề toán về tính chu vi HCN

Việc 2: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 3: Chia sẻ.

HS nhận việc

Tiết 5: Thực hành

- Mục tiêu:

Kiến thức

- Vận dụng tính chu vi HCN, HV vào thực tế. ( quyển vở, mặt bàn, viên gạch...)

- Giải toán có nội dung hình học (Tính cạnh hình vuông, tính nửa chu vi của HCN)

Năng lực:

- HS biết hợp tác và chia sẻ trong nhóm.

- Tự học, tự giải quyết trong quá trình thực hành.

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

- Tổ chức hoạt động dạy – học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HOẠT ĐỘNG 1:

GV yêu cầu học sinh báo cáo thực hành ở nhà nhiệm vụ giờ trước .

HOẠT ĐỘNG 2: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đo và tính một hình cụ thể

HOẠT ĐỘNG 3: GV cho biết chu vi của viên gạch vuông ở lớp yêu cầu học sinh tính cạnh của viên gạch đó.

Học sinh báo cáo kết quả.

Việc 1: Học sinh đo và ghi số đo

Việc 2: giải bài toán theo nhóm.

Việc 3: chia sẻ.

Việc 1: Đọc đề toán

Việc 2: Phân tích đề toán

Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 4: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả.

Việc 5: So sánh kết quả vừa tìm được với số đo cạnh của viên gạch đó.

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường