tin tức-sự kiện
Tin tức trên báoNgười lao động, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, Chính phủ.
Theo đó, liên quan đến hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, báo Thanh niên ngày 22/4 có bài “Nghi vấnống xả thải khổng lồdưới biển Vũng Áng”.
Trước thông tin này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan (Công an, Biên phòng…) kiểm tra, làm rõ các thông tin nêu tại bài báo “Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng”.
Nếu thông tin trên là đúng, yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình trạng cá chết ven biển. Ảnh: Nguyễn Phúc. |
Cụ thể, báoThanh niênđưa thông tin, ngày 21/4, ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), xác nhận ngư dân Hà Tĩnh trình báo đã phát hiện một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.
Ngư dân Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, ngụ thôn Ba Đồng, P.Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết ngày 4/4, trong khi lặn xuống biển “săn” cá, anh bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ “cắm” xuống biển.
Theo anh Thành, đường ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều đá hộc, bao tải cát; chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính 1,1 m. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, TX Kỳ Anh), đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi đoạn dài khoảng 2 m, đường kính khoảng 40 cm).
“Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi thì cảm thấy rất ngạt thở”, anh Thành nói.
Sau khi phát hiện đường ống trên, anh Thành đã tới Đồn biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh) trình báo, đồng thời vẽ lại sơ đồ và vị trí của đường ống cho đơn vị này nắm được.
Trung tá Nguyễn Khắc Minh, Đồn phó Đồn biên phòng Đèo Ngang, xác nhận đơn vị đã nhận được thông tin về việc có một đường ống khổng lồ nghi được sử dụng để xả thải, nối liền từ khu vực dự án Formosa ra đáy biển như anh Thành đã trình báo. “Chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp trên là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và đang chờ ý kiến chỉ đạo”, Trung tá Minh nói.
Trong ngày 21/4, đoàn công tác của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT), Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) và chính quyền TX Kỳ Anh kiểm tra thực tế, tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt tại cảng Vũng Áng (gần dự án Formosa) và 2 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà (TX Kỳ Anh).
Cá chết hàng loạt ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: Tri thức trực tuyến. |
Trong một diễn biến khác, báoGiao thôngđưa tin, dư luận đang đặt ra nhiều hoài nghi về việc môi trường nước bị nhiễm độc do chất thải công nghiệp, hóa chất ở các nhà máy trong khu kinh tế Vũng Áng, trong đó tập trung vào hệ thống xả thải ở tầng nước sâu ra biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt Formosa).
Qua tìm hiểu, từ đầu năm đến nay, Formosa đã nhập 297 tấn hóa chất vào Việt Nam phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành nhà máy. Trong số các hóa chất này có nhiều loại hóa chất chỉ sử dụng trong công nghiệp, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường nếu không được sử dụng đúng cách hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Ngoài ra, theo nguồn tin riêng của báoGiao thông, ngày 16/12/2015, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có nhập lô chế phẩm sinh học HSBEMBM (hay còn gọi là vi sinh vật) để xử lý nước thải.
Theo đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Vũng Áng, các chế phẩm này có dạng lỏng được chứa trong các thùng phuy trọng lượng 200kg/thùng. Sản phẩm này do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật môi trường Hán Lam Triết Giang (Trung Quốc) sản xuất.
Tuy nhiên vị đại diện Chi cục hải quan khẳng định, chưa có bất cứ cơ sở nào để nói rằng việc Formosa nhập khẩu các hóa chất và chế phẩm sinh học liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt trong thời gian qua. Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Chế phẩm sinh học HSBEMBM là loại chế phẩm sinh học hoàn toàn mới, lần đầu đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam nên Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên & Môi trường) phải thực hiện các thủ tục xác minh với Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc về tính an toàn của chế phẩm này. Đồng thời tiến hành thẩm định, kiểm nghiệm trước khi cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành chế phẩm này. Đến ngày 5/4/2016, chế phẩm này mới được Tổng cục Môi trường cấp Giấy chứng nhận lưu hành và có công văn gửi đơn vị hải quan cho phép thông quan lô sản phẩm này. Tính đến thời điểm này, Formosa đã tiến hành nhập 3 lô sản phẩm chế phẩm sinh học HSBEMBM về cảng Sơn Dương với tổng trọng lượng 361 tấn. |
BẢO KHÁNH(Tổng hợp)
(Nguồn: Báo Người lao động, Thanh niên, Giao thông)
- Khánh Hòa dạy bơi đại trà cho học sinh
- Lâm Đồng: Rộ trò lừa bán “thần dược”
- Cấm xe máy được không?
- Mẹo bảo quản thực phẩm tươi không phải ai cũng biết
- Thực phẩm lành mạnh cho tuổi trẻ
- Tài liệu tập huấn phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
- Thiếu tá CSGT bị tài xế xe tải tông trực diện, tử vong
- 'Cấp trên không cần các đồng chí đem tiền bạc tới, làm việc này khác'
- Những thần đồng tí hon Việt khiến ai cũng phải phục sát đất
- Top 10 "siêu trí tuệ" có IQ cao nhất thế giới
- Cứu bạn đuối nước, 5 học sinh gặp nạn khi đi tắm sông
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NCBH ĐỊNH HƯỚNG PTNLHS
- Hà Nội ô nhiễm không khí gấp 5 lần ngưỡng WHO
- Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ sắp chìm trong mưa rét
- Bộ trưởng Giáo dục: Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ không đạt mục tiêu
- Chủ tịch TP HCM: 'Điều chỉnh đãi ngộ để thầy cô an tâm với nghề
- Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
- Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập sau trận mưa dài
- Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập sau trận mưa dài Vụ tai nạn ở Bình Thuận: Thêm 1 nạn nhân chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy Dự báo thời tiết hôm nay 25/5: Hà Nội mưa dông mạnh Tổng thống Obama rời Hà Nội vào TP HCM LHQ và Mỹ lên án loạt vụ đánh bom khiến gần
- Lĩnh án tù vì buôn 10 tấn thực phẩm chức năng giả