tin tức-sự kiện

TẬP HUẤN SHCM THEO NCBH ĐINH HƯỚNG PTNLHS

Dưới đây là một Ví dụ minh họa về xây dựng một chủ đề về SHCM NCBH định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học.

VÍ DỤ MINH HỌA XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Lớp

3

Môn

Tự nhiên và Xã hội

Chủ đề

“Tỉnh chúng ta”

Bài

Bài 27 – Bài 32

Kế hoạch bài học minh hoạ

Tiết 1 – Tiết 6

1. Phân tích chủ đề

Chủ đề này là về “Tỉnh chúng ta”. Tỉnh là một phạm vi khá rộng và là một khái niệm không gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Do đó, chúng ta cần phải sáng tạo trong khi soạn kế hoạch bài học nhằm giúp học sinh mở rộng tầm nhìn bằng cách tạo hứng thú cho các em. Trên thực tế, học sinh không thể đến thăm nhiều nơi trong tỉnh bởi vì đó là một phạm vi khá lớn, do đó, chúng ta phải cung cấp cho các em một số thông tin gợi ý để giúp các em nắm được về không gian của tỉnh, ví dụ như dùng bản đồ chẳng hạn.

Vậy chúng ta muốn học sinh học được những gì về “tỉnh chúng ta”? Theo sách giáo khoa, chúng ta cần giới thiệu cho học sinh về: các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và y tế (Bài 27 và 28); các lĩnh vực cụ thể như các hoạt động liên lạc, nông nghiệp, và công nghiệp (Bài 29, 30 và 31); và sự khác nhau giữa làng quê và đô thị (Bài 32). Chúng ta có thể liên hệ những vấn đề này với nhau như thế nào?

Chúng ta dùng những khác biệt về mặt địa lý làm thông tin gợi ý cho học sinh tìm hiểu về những đặc điểm của tỉnh mình. Xét về mặt địa lý, tỉnh Bắc Giang có thể được chia thành ba khu vực: núi cao, trung du và đồng bằng. Chúng ta có thể tìm ra một số đặc điểm của các khu vực này xét về các mặt ngành nghề, sản phẩm, con người, điều kiện sống, v.v. Thông qua tìm hiểu ba khu vực khác nhau này, học sinh cũng có thể tìm ra những điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị.

Tiếp theo, hãy đánh giá khả năng hiện tại của học sinh chúng ta. Ở lớp 1, học sinh đã được học về thôn, xã hoặc thị trấn các em đang sống. Ở lớp 2, phạm vi được mở rộng đến cấp huyện. Lên lớp 3, phạm vi đó lại được mở rộng đến cấp tỉnh. Mục tiêu cơ bản của các bài học ở lớp 1, 2 và 3 này là giống nhau (giúp học sinh thêm hiểu và yêu quý quê hương mình). Tuy nhiên, khi học sinh lớn lên thì khả năng phân tích của các em cũng tăng dần. Do đó chúng ta muốn các em không chỉ tiếp nhận thông tin từ giáo viên mà còn tham gia vào các hoạt động tìm hiểu dựa trên những thông tin sẵn có.

Học sinh lớp 3 đã có kỹ năng học nhóm. Các em có thể thảo luận và học cùng nhau trong nhóm. Làm việc theo nhóm tỏ ra đặc biệt có hiệu quả khi học sinh cùng tìm hiểu hoặc khám phá một điều gì đó. Vì vậy, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm cho chủ đề này.

Để tiến hành các hoạt động tìm hiểu trong bài học này, giáo viên cần chuẩn bị một môi trường sao cho học sinh cảm thấy hứng thú với các hoạt động đó. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh đủ tài liệu để các em có thể làm việc, hoặc giải thích cho học sinh các em có thể tìm kiếm thông tin ở đâu và như thế nào. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ chuẩn bị những “gói” thông tin gồm nhiều nguồn tài liệu khác nhau, như tranh ảnh, sách báo, các sản phẩm, v.v. Đây là một bước chuẩn bị rất quan trọng mà giáo viên cần tiến hành. Chất lượng của các “gói” thông tin sẽ ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh cũng như mức độ hào hứng tham gia vào các hoạt động của các em. Học sinh sẽ khám phá ra nhiều điều từ các “gói” thông tin và chuẩn bị cho phần trình bày của mình. Các em cũng sẽ học được nhiều điều khi lắng nghe phần trình bày của các bạn.

Trong các hoạt động kể trên, học sinh sẽ tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng lĩnh vực thông tin liên lạc hơi khác một chút so với các lĩnh vực khác, bởi vì đó là một ngành dịch vụ công cộng và chức năng của nó không thay đổi trên suốt phạm vi toàn tỉnh. Do đó hoạt động thảo luận về chức năng của bưu điện sẽ được tiến hành độc lập với các giờ học khác.

Có một số cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về bưu điện. Rất may là ở mỗi xã đều có một bưu điện (bưu cục), và học sinh cũng đã khá quen thuộc với thư từ và điện thoại trong cuộc sống hàng ngày của các em. Do đó, chúng ta muốn học sinh trực tiếp tìm hiểu về bưu điện, ví dụ như đi thăm quan bưu điện, hoặc mời một nhân viên bưu điện đến trường để học sinh phỏng vấn. Chúng ta sẽ dành một tiết để chuẩn bị, và một tiết để tiến hành phỏng vấn và tổng hợp thông tin. Các dịch vụ thư tín gần gũi hơn với cuộc sống của học sinh và quy trình tiến hành các dịch vụ đó cũng dễ nghiên cứu, cho nên bài học sẽ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thư tín như một chức năng của bưu điện.

2. Cấu trúc bài học

Hai sơ đồ dưới đây thể hiện cấu trúc hiện tại của các bài học trong chủ đề này và cấu trúc của các bài học minh hoạ. Chúng ta nhìn vào các đặc điểm của ba khu vực được phân chia bởi sự khác biệt địa lý, và sử dụng các đặc điểm đó để tìm hiểu về các đặc trưng khác nhau của từng khu vực. Do đó chúng ta sẽ dành 4 tiết cho hoạt động này. Như đã giải thích ở trên, các hoạt động thông tin liên lạc sẽ được nghiên cứu độc lập với các giờ học khác.

3. Các mục tiêu của chủ đề này

Bảng dưới đây tóm tắt những điều chúng ta muốn học sinh nắm được qua chủ đề này.

Kiến thức

- Nắm được những đặc điểm chính của ba khu vực khác nhau trong tỉnh Bắc Giang.

- Hiểu chức năng của bưu điện

Năng lực

- Có khả năng nghiên cứu tài liệu và thảo luận theo nhóm

- Có khả năng quan sát/phỏng vấn để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi

Phẩm chất

- Quan tâm, yêu mến quê hương mình và trân trọng người lao động.

Để giúp học sinh đạt được những mục tiêu đó, chúng ta sẽ sắp xếp các mục tiêu bài học của từng bài học như sau:

Tiết 1:

Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ

Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Tiết 2:

Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

Có khả năng làm việc theo nhóm

Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Tiết 3:

Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

Có khả năng làm việc theo nhóm; biết tương trợ, phối hợp để cùng hoàn

thành nhiệm vụ tìm hiểu các khu vực trong tỉnh.

Tiết 4:

Trình bày các kết quả tìm được về tỉnh mình qua các gói thông tin.

Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh Bắc Giang.

Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Tiết 5:

Lên chương trình thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp.

Tiết 6:

Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

Nắm được chức năng chính của bưu điện.

Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau.

Theo đó, các mục tiêu bài học cho chủ đề này trong sách giáo viên sẽ được diễn đạt và sắp xếp lại. Bảng sau cho thấy các mục tiêu bài học trong sách giáo viên được giải quyết ở tiết nào trong các bài học minh hoạ.

Bài

Các mục tiêu bài học trong sách giáo viên

Bài học minh hoạ tiết

Bài 27-28

Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố)

Tiết 2, 3 và 4

Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương

Tiết 1, 2, 3, 4

Bài 29

Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh

Tiết 5, 6

Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống

Tiết 5, 6

Bài 30

Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống

Tiết 2, 3, 4

Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp

Tiết 2, 3, 4

Bài 31

Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống

Tiết 2, 3, 4

Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại

Tiết 2, 3, 4

Bài 32

Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị

Tiết 2, 3, 4

Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương

Tiết 2, 3, 4

4. Kế hoạch dạy học cho chủ đề này

Bảng dưới đây trình bày kế hoạch minh hoạ dùng để dạy 6 tiết học trong chủ đề này. Ở đây chỉ lấy ví dụ một số vấn đề chính trong mỗi bài học. Kế hoạch bài học chi tiết cho 6 tiết học này được xây dựng và giới thiệu ở các trang tiếp theo.

Tiết

Mục tiêu bài học

Các hoạt động học tập

1

-Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

-Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ

-Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Vấn đề: Các em thấy những gì qua bản đồ?

Hoạt động quan sát

Kết quả: Có tất cả 9 huyện, một số huyện lớn hơn/nhỏ hơn, các huyện ở phía đông thì lớn hơn, v.v.

Vấn đề: Các em thấy gì qua các bức tranh?

Hoạt động quan sát

Kết quả: Trong tỉnh có nhiều khu vực khác nhau: khu vực miền núi, khu vực trung du, khu vực đồng bằng.

2&3

-Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

-Có khả năng làm việc theo nhóm

-Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Vấn đề: Hãy tìm đặc điểm của 3 khu vực đó.

Tìm hiểu và thảo luận theo nhóm

Kết quả: các ngành nghề, sản phẩm, cuộc sống của người dân ở từng khu vực.

Hoạt động tìm hiểu ở nhà (phỏng vấn người thân trong gia đình hoặc hàng xóm, đọc sách báo, v.v)

4

-Trình bày các kết quả tìm được qua các gói thông tin.

-Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh.

-Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Vấn đề: Cuộc sống của người dân ở ba khu vực có giống nhau hay không?

Trình bày và thảo luận

Kết quả: Các ngành nghề và cuộc sống của người dân ở ba khu vực này có nhiều điểm khác nhau.

5

-Lên chương trình thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện)

-Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp

Vấn đề: Thư của chúng ta đến được với bạn chúng ta như thế nào?

Làm việc theo nhóm và thảo luận

Kết quả: Học sinh nhận ra các em đã biết và chưa biết những gì về bưu điện.

Viết bài cá nhân (Bài tập về nhà)

6

-Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

-Nắm được chức năng chính của bưu điện.

-Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau.

Vấn đề: Hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Phỏng vấn và thảo luận

Kết quả: Ở bưu điện phải làm nhiều việc khác nhau để chuyển phát thư

Viết bài cá nhân (Bài tập về nhà)

5. Kế hoạch bài học

Tiết 1

Mục tiêu bài học đã xác định lại

-Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

-Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ.

-Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Chuẩn bị

- Bản đồ tỉnh để trống, có địa giới hành chính (để phát cho học sinh)

- Một bản đồ tỉnh để trống khổ lớn, có địa giới hành chính (để treo trên bảng)

- Ba bức tranh thể hiện các đặc trưng của tỉnh Bắc Giang (núi cao, trung du, thành phố)

- Một bản đồ khổ lớn thể hiện 3 khu vực địa lý được tô 3 màu khác nhau (để treo trên bảng)

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

13'

“Thành phố Bắc Giang.”

Hãy tìm trên bản đồ những huyện mà em biết và tô các huyện đó màu đỏ.

Học sinh tô màu bản đồ.

“Em có vài người họ hàng sống ở Sơn Động, cho nên gia đình em đã đến đó thăm họ hàng vào kỳ nghỉ”.

“Cả nhà em đã đi Hiệp Hoà để mua cây hoa đào.” …….

“Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tỉnh của chúng ta, tỉnh Bắc Giang.”

“Các em có biết mình đang ở huyện hay thành phố nào không?”

“Bây giờ cô sẽ phát cho mỗi em một tờ bản đồ tỉnh Bắc Giang

Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ bản đồ tỉnh để trống có phân chia địa giới hành chính.

“Chúng ta sống ở thành phố Bắc Giang, nên các em cũng có thể tô màu thành phố Bắc Giang”.

Sau khi cho học sinh đủ thời gian tô màu, giáo viên thu lại bản đồ và treo một số bản đồ lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày xem các em đã đến những huyện mà các em tô màu đỏ trên bản đồ vào khi nào và nhân dịp gì.

8'

Chúng ta có thể thấy những gì trên bản đồ?

.

Học sinh quan sát bản đồ để trống một cách kỹ lưỡng.

Nếu cần, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý để giúp học sinh tìm ra câu trả lời.

“Ở tỉnh mình có bao nhiêu huyện tất cả?”

“Huyện nào lớn nhất?”

“Thành phố Bắc Giang nằm ở phía bắc hay phía nam (phía đông hay phía tây) của tỉnh?”

*Điều quan trọng là học sinh phải nhận thấy rằng các huyện ở phía đông có diện tích lớn hơn.

14'

Chúng ta có thể thấy những gì qua các bức tranh?

.

Học sinh thoải mái trả lời.

“Đồng lúa”

“Rừng”

“Siêu thị trong thành phố”…

Học sinh làm việc theo nhóm và phỏng đoán.

“Ở phía đông của tỉnh có núi”

“Các toà nhà nằm ở thành phố Bắc Giang”…

Học sinh đánh dấu ba khu vực trên bản đồ của các em.

Giáo viên lần lượt cho học sinh xem 3 bức tranh: bức thứ nhất là tranh đồng lúa hoặc ruộng rau; bức thứ hai là tranh rừng hoặc núi; bức cuối cùng là tranh vẽ các nhà máy hoặc nhà cửa san sát nhau.

“Các em có thể nhìn thấy những gì trên các bức tranh?”

*Giáo viên cần dành đủ thời gian cho mỗi bức tranh.

“Các em đoán xem chúng nằm ở đâu?”

Giáo viên cho học sinh xem một bản đồ khác thể hiện ba khu vực địa lý khác nhau.

Tiết 2 & 3

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

- Có khả năng làm việc theo nhóm

- Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Chuẩn bị

Các “gói” thông tin về 3 khu vực sau (mỗi nhóm học sinh một “gói” thông tin)

A: Khu vực miền núi x 2 “gói” thông tin

B: Khu vực trung du x 2 “gói” thông tin

C: Khu vực đồng bằng x 2 “gói” thông tin

Giấy và bút vẽ (cho hoạt động nhóm)

Lưu ý

Có thể dạy hai tiết này một cách liên tục hoặc tách rời nhau

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

x

2

Hãy cùng tìm hiểu xem người dân ở các khu vực khác nhau sống bằng nghề gì?

.

Học sinh làm việc theo nhóm.

Trước hết học sinh tìm kiếm thông tin trong các “gói” thông tin mà giáo viên đã phát, sau đó tóm tắt kết quả làm việc của mình trên giấy vẽ.

“Ở buổi học lần trước, chúng ta đã biết rằng tỉnh Bắc Giang của chúng ta có 3 khu vực địa lý khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từng khu vực.”

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và phát các “gói” thông tin cho từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một khu vực.

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số ý chính cần tìm hiểu:

- Vị trí

- Các đặc điểm địa lý

- Các ngành nghề và sản phẩm chính

- Những thuận lợi và khó khăn

- Các kết quả tìm hiểu khác

Giáo viên khuyến khích học sinh thu thập thêm thông tin từ bố mẹ hoặc các nguồn tài liệu khác.

Ví dụ về “Gói” thông tin

Gói 1: Thông tin chung cho tất cả các nhóm

- Đoạn băng giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

- Các số liệu thống kê về tỉnh và các huyện

- Sách giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Gói 2: Khu vực núi cao

- Tranh ảnh

- Đồ thủ công

- Các bài báo

- Các sản phẩm nông nghiệp thật

Gói 3: Khu vực trung du

- Các sản phẩm nông nghiệp thật như rau, sắn

- Các bài hát quan họ

- Thơ

- Truyện lịch sử kể về các ngôi chùa

- Tranh ảnh chùa chiền

- Các bài báo

Gói 4: Khu vực đồng bằng/thành phố

- Tranh ảnh về các hoạt động thương mại và dịch vụ

- Tranh ảnh về siêu thị

- Các thông tin liên quan đến ngành sản xuất phân bón/nhà máy sản xuất phân bón

- Các bài báo

Tiết 4

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Trình bày các kết quả tìm được qua các gói thông tin.

- Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh Bắc Giang

- Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Học sinh chuẩn bị tài liệu để trình bày

Phiếu bài tập để phát cho học sinh

Chuẩn bị

Tiến trình bài học

Tgian

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

Cuộc sống của người dân ở ba khu vực có giống nhau không?

.

Học sinh trình bày theo từng nhóm.

Học sinh ghi chép trong khi theo dõi bạn mình trình bày.

Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày và phát phiếu bài tập cho học sinh để các em điền vào trong khi theo dõi bạn mình trình bày.

Phiếu bài tập (Ví dụ)

Ghi lại đặc điểm của ba khu vực.

Miền núi

Trung du

Đồng bằng

Gồm những huyện nào?

Các đặc điểm địa lý chính

Các ngành nghề/sản phẩm chính

Những thuận lợi và khó khăn

Các đặc điểm khác mà em tìm hiểu được

Tiết 5

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Lên chương trình thăm quan bưu điện (hoặc mời nhân viên bưu điện đến phỏng vấn)

- Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp

Chuẩn bị

Một số bức thư giáo viên đã nhận được từ nơi khác gửi đến

Giấy viết thư và phong bì để phát cho học sinh

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào những bức thư đến được với bạn bè của chúng ta ở các tỉnh thành khác

Học sinh điền vào phiếu bài tập.

Học sinh chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm.

Học sinh thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu bài tập những điều các em còn chưa biết.

“Cô đã nhận được bức thư này từ người bạn trai của cô hiện đang sống ở Hà Nội, và cô muốn viết thư trả lời chú ấy” (Thư có thể được gửi từ bất cứ ai, nhưng giáo viên nên nghĩ ra một câu chuyện nào đó để thu hút sự chú ý của học sinh).

Giáo viên cho học sinh quyết định mình sẽ gửi thư cho ai.

Giáo viên phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh điền vào phiếu bài tập.

“Hãy ghi lại quy trình gửi thư mà em biết”.

“Hãy chia sẻ ý tưởng của các em với các bạn trong nhóm. Sau đó, thảo luận trong nhóm của mình những điều các em còn chưa biết và những điều các em muốn biết về quy trình gửi thư”.

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến của nhóm mình.

Giáo viên ghi các ý chính lên bảng và xác định cần phải phỏng vấn/quan sát những gì.

Viết thư cho một người thân/bạn của em đang sống ở một tỉnh khác

Giáo viên phát giấy viết thư và phong bì cho học sinh.

Phiếu bài tập (Ví dụ)


Tiết 6

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

- Nắm được chức năng chính của bưu điện.

- Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau; mạnh mẽ, tự tin thể hiện khả năng giao tiếp với cán bộ bưu điện.

Chuẩn bị

- Phiếu bài tập từ các giờ học trước

- Tem thư để phát cho học sinh

- Giáo viên cần liên hệ với bưu điện từ trước để sắp xếp cho học sinh đến thăm quan hoặc phỏng vấn

Lưu ý

Đối với giờ học này, cần dành ít nhất 2 giờ đồng hồ cho hoạt động thăm quan (30 phút chuẩn bị, 60 phút tiến hành thăm quan, và 30 phút thảo luận, tổng hợp thông tin). Nếu mời nhân viên bưu điện đến để phỏng vấn thì cần ít nhất 2 tiết (1 tiết để phỏng vấn và 1 tiết để thảo luận, tổng hợp thông tin.

Tiến trình bài học

Tgian

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

70

Hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Học sinh dựa vào phiếu bài tập để phỏng vấn nhân viên bưu điện hoặc quan sát công việc của họ.

Học sinh gửi thư.

Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi dựa trên phiếu bài tập.

Cuối buổi thăm quan/phỏng vấn, giáo viên phát tem thư cho học sinh.

20

Giáo viên giúp học sinh hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Ghi lại suy nghĩ của em khi thăm quan bưu điện hoặc phỏng vấn nhân viên bưu điện

Dưới đây là một Ví dụ minh họa về xây dựng một chủ đề về SHCM NCBH định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học.

VÍ DỤ MINH HỌA XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Lớp

3

Môn

Tự nhiên và Xã hội

Chủ đề

“Tỉnh chúng ta”

Bài

Bài 27 – Bài 32

Kế hoạch bài học minh hoạ

Tiết 1 – Tiết 6

1. Phân tích chủ đề

Chủ đề này là về “Tỉnh chúng ta”. Tỉnh là một phạm vi khá rộng và là một khái niệm không gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Do đó, chúng ta cần phải sáng tạo trong khi soạn kế hoạch bài học nhằm giúp học sinh mở rộng tầm nhìn bằng cách tạo hứng thú cho các em. Trên thực tế, học sinh không thể đến thăm nhiều nơi trong tỉnh bởi vì đó là một phạm vi khá lớn, do đó, chúng ta phải cung cấp cho các em một số thông tin gợi ý để giúp các em nắm được về không gian của tỉnh, ví dụ như dùng bản đồ chẳng hạn.

Vậy chúng ta muốn học sinh học được những gì về “tỉnh chúng ta”? Theo sách giáo khoa, chúng ta cần giới thiệu cho học sinh về: các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và y tế (Bài 27 và 28); các lĩnh vực cụ thể như các hoạt động liên lạc, nông nghiệp, và công nghiệp (Bài 29, 30 và 31); và sự khác nhau giữa làng quê và đô thị (Bài 32). Chúng ta có thể liên hệ những vấn đề này với nhau như thế nào?

Chúng ta dùng những khác biệt về mặt địa lý làm thông tin gợi ý cho học sinh tìm hiểu về những đặc điểm của tỉnh mình. Xét về mặt địa lý, tỉnh Bắc Giang có thể được chia thành ba khu vực: núi cao, trung du và đồng bằng. Chúng ta có thể tìm ra một số đặc điểm của các khu vực này xét về các mặt ngành nghề, sản phẩm, con người, điều kiện sống, v.v. Thông qua tìm hiểu ba khu vực khác nhau này, học sinh cũng có thể tìm ra những điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị.

Tiếp theo, hãy đánh giá khả năng hiện tại của học sinh chúng ta. Ở lớp 1, học sinh đã được học về thôn, xã hoặc thị trấn các em đang sống. Ở lớp 2, phạm vi được mở rộng đến cấp huyện. Lên lớp 3, phạm vi đó lại được mở rộng đến cấp tỉnh. Mục tiêu cơ bản của các bài học ở lớp 1, 2 và 3 này là giống nhau (giúp học sinh thêm hiểu và yêu quý quê hương mình). Tuy nhiên, khi học sinh lớn lên thì khả năng phân tích của các em cũng tăng dần. Do đó chúng ta muốn các em không chỉ tiếp nhận thông tin từ giáo viên mà còn tham gia vào các hoạt động tìm hiểu dựa trên những thông tin sẵn có.

Học sinh lớp 3 đã có kỹ năng học nhóm. Các em có thể thảo luận và học cùng nhau trong nhóm. Làm việc theo nhóm tỏ ra đặc biệt có hiệu quả khi học sinh cùng tìm hiểu hoặc khám phá một điều gì đó. Vì vậy, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm cho chủ đề này.

Để tiến hành các hoạt động tìm hiểu trong bài học này, giáo viên cần chuẩn bị một môi trường sao cho học sinh cảm thấy hứng thú với các hoạt động đó. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh đủ tài liệu để các em có thể làm việc, hoặc giải thích cho học sinh các em có thể tìm kiếm thông tin ở đâu và như thế nào. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ chuẩn bị những “gói” thông tin gồm nhiều nguồn tài liệu khác nhau, như tranh ảnh, sách báo, các sản phẩm, v.v. Đây là một bước chuẩn bị rất quan trọng mà giáo viên cần tiến hành. Chất lượng của các “gói” thông tin sẽ ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh cũng như mức độ hào hứng tham gia vào các hoạt động của các em. Học sinh sẽ khám phá ra nhiều điều từ các “gói” thông tin và chuẩn bị cho phần trình bày của mình. Các em cũng sẽ học được nhiều điều khi lắng nghe phần trình bày của các bạn.

Trong các hoạt động kể trên, học sinh sẽ tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng lĩnh vực thông tin liên lạc hơi khác một chút so với các lĩnh vực khác, bởi vì đó là một ngành dịch vụ công cộng và chức năng của nó không thay đổi trên suốt phạm vi toàn tỉnh. Do đó hoạt động thảo luận về chức năng của bưu điện sẽ được tiến hành độc lập với các giờ học khác.

Có một số cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về bưu điện. Rất may là ở mỗi xã đều có một bưu điện (bưu cục), và học sinh cũng đã khá quen thuộc với thư từ và điện thoại trong cuộc sống hàng ngày của các em. Do đó, chúng ta muốn học sinh trực tiếp tìm hiểu về bưu điện, ví dụ như đi thăm quan bưu điện, hoặc mời một nhân viên bưu điện đến trường để học sinh phỏng vấn. Chúng ta sẽ dành một tiết để chuẩn bị, và một tiết để tiến hành phỏng vấn và tổng hợp thông tin. Các dịch vụ thư tín gần gũi hơn với cuộc sống của học sinh và quy trình tiến hành các dịch vụ đó cũng dễ nghiên cứu, cho nên bài học sẽ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thư tín như một chức năng của bưu điện.

2. Cấu trúc bài học

Hai sơ đồ dưới đây thể hiện cấu trúc hiện tại của các bài học trong chủ đề này và cấu trúc của các bài học minh hoạ. Chúng ta nhìn vào các đặc điểm của ba khu vực được phân chia bởi sự khác biệt địa lý, và sử dụng các đặc điểm đó để tìm hiểu về các đặc trưng khác nhau của từng khu vực. Do đó chúng ta sẽ dành 4 tiết cho hoạt động này. Như đã giải thích ở trên, các hoạt động thông tin liên lạc sẽ được nghiên cứu độc lập với các giờ học khác.

3. Các mục tiêu của chủ đề này

Bảng dưới đây tóm tắt những điều chúng ta muốn học sinh nắm được qua chủ đề này.

Kiến thức

- Nắm được những đặc điểm chính của ba khu vực khác nhau trong tỉnh Bắc Giang.

- Hiểu chức năng của bưu điện

Năng lực

- Có khả năng nghiên cứu tài liệu và thảo luận theo nhóm

- Có khả năng quan sát/phỏng vấn để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi

Phẩm chất

- Quan tâm, yêu mến quê hương mình và trân trọng người lao động.

Để giúp học sinh đạt được những mục tiêu đó, chúng ta sẽ sắp xếp các mục tiêu bài học của từng bài học như sau:

Tiết 1:

Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ

Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Tiết 2:

Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

Có khả năng làm việc theo nhóm

Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Tiết 3:

Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

Có khả năng làm việc theo nhóm; biết tương trợ, phối hợp để cùng hoàn

thành nhiệm vụ tìm hiểu các khu vực trong tỉnh.

Tiết 4:

Trình bày các kết quả tìm được về tỉnh mình qua các gói thông tin.

Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh Bắc Giang.

Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Tiết 5:

Lên chương trình thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp.

Tiết 6:

Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

Nắm được chức năng chính của bưu điện.

Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau.

Theo đó, các mục tiêu bài học cho chủ đề này trong sách giáo viên sẽ được diễn đạt và sắp xếp lại. Bảng sau cho thấy các mục tiêu bài học trong sách giáo viên được giải quyết ở tiết nào trong các bài học minh hoạ.

Bài

Các mục tiêu bài học trong sách giáo viên

Bài học minh hoạ tiết

Bài 27-28

Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố)

Tiết 2, 3 và 4

Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương

Tiết 1, 2, 3, 4

Bài 29

Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh

Tiết 5, 6

Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống

Tiết 5, 6

Bài 30

Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống

Tiết 2, 3, 4

Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp

Tiết 2, 3, 4

Bài 31

Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống

Tiết 2, 3, 4

Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại

Tiết 2, 3, 4

Bài 32

Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị

Tiết 2, 3, 4

Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương

Tiết 2, 3, 4

4. Kế hoạch dạy học cho chủ đề này

Bảng dưới đây trình bày kế hoạch minh hoạ dùng để dạy 6 tiết học trong chủ đề này. Ở đây chỉ lấy ví dụ một số vấn đề chính trong mỗi bài học. Kế hoạch bài học chi tiết cho 6 tiết học này được xây dựng và giới thiệu ở các trang tiếp theo.

Tiết

Mục tiêu bài học

Các hoạt động học tập

1

-Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

-Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ

-Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Vấn đề: Các em thấy những gì qua bản đồ?

Hoạt động quan sát

Kết quả: Có tất cả 9 huyện, một số huyện lớn hơn/nhỏ hơn, các huyện ở phía đông thì lớn hơn, v.v.

Vấn đề: Các em thấy gì qua các bức tranh?

Hoạt động quan sát

Kết quả: Trong tỉnh có nhiều khu vực khác nhau: khu vực miền núi, khu vực trung du, khu vực đồng bằng.

2&3

-Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

-Có khả năng làm việc theo nhóm

-Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Vấn đề: Hãy tìm đặc điểm của 3 khu vực đó.

Tìm hiểu và thảo luận theo nhóm

Kết quả: các ngành nghề, sản phẩm, cuộc sống của người dân ở từng khu vực.

Hoạt động tìm hiểu ở nhà (phỏng vấn người thân trong gia đình hoặc hàng xóm, đọc sách báo, v.v)

4

-Trình bày các kết quả tìm được qua các gói thông tin.

-Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh.

-Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Vấn đề: Cuộc sống của người dân ở ba khu vực có giống nhau hay không?

Trình bày và thảo luận

Kết quả: Các ngành nghề và cuộc sống của người dân ở ba khu vực này có nhiều điểm khác nhau.

5

-Lên chương trình thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện)

-Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp

Vấn đề: Thư của chúng ta đến được với bạn chúng ta như thế nào?

Làm việc theo nhóm và thảo luận

Kết quả: Học sinh nhận ra các em đã biết và chưa biết những gì về bưu điện.

Viết bài cá nhân (Bài tập về nhà)

6

-Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

-Nắm được chức năng chính của bưu điện.

-Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau.

Vấn đề: Hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Phỏng vấn và thảo luận

Kết quả: Ở bưu điện phải làm nhiều việc khác nhau để chuyển phát thư

Viết bài cá nhân (Bài tập về nhà)

5. Kế hoạch bài học

Tiết 1

Mục tiêu bài học đã xác định lại

-Nắm được những đặc trưng chính của tỉnh mình.

-Có khả năng nhận ra các huyện, TP trên bản đồ.

-Quan tâm, yêu mến tỉnh mình, quê hương mình.

Chuẩn bị

- Bản đồ tỉnh để trống, có địa giới hành chính (để phát cho học sinh)

- Một bản đồ tỉnh để trống khổ lớn, có địa giới hành chính (để treo trên bảng)

- Ba bức tranh thể hiện các đặc trưng của tỉnh Bắc Giang (núi cao, trung du, thành phố)

- Một bản đồ khổ lớn thể hiện 3 khu vực địa lý được tô 3 màu khác nhau (để treo trên bảng)

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

13'

“Thành phố Bắc Giang.”

Hãy tìm trên bản đồ những huyện mà em biết và tô các huyện đó màu đỏ.

Học sinh tô màu bản đồ.

“Em có vài người họ hàng sống ở Sơn Động, cho nên gia đình em đã đến đó thăm họ hàng vào kỳ nghỉ”.

“Cả nhà em đã đi Hiệp Hoà để mua cây hoa đào.” …….

“Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tỉnh của chúng ta, tỉnh Bắc Giang.”

“Các em có biết mình đang ở huyện hay thành phố nào không?”

“Bây giờ cô sẽ phát cho mỗi em một tờ bản đồ tỉnh Bắc Giang

Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ bản đồ tỉnh để trống có phân chia địa giới hành chính.

“Chúng ta sống ở thành phố Bắc Giang, nên các em cũng có thể tô màu thành phố Bắc Giang”.

Sau khi cho học sinh đủ thời gian tô màu, giáo viên thu lại bản đồ và treo một số bản đồ lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày xem các em đã đến những huyện mà các em tô màu đỏ trên bản đồ vào khi nào và nhân dịp gì.

8'

Chúng ta có thể thấy những gì trên bản đồ?

.

Học sinh quan sát bản đồ để trống một cách kỹ lưỡng.

Nếu cần, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý để giúp học sinh tìm ra câu trả lời.

“Ở tỉnh mình có bao nhiêu huyện tất cả?”

“Huyện nào lớn nhất?”

“Thành phố Bắc Giang nằm ở phía bắc hay phía nam (phía đông hay phía tây) của tỉnh?”

*Điều quan trọng là học sinh phải nhận thấy rằng các huyện ở phía đông có diện tích lớn hơn.

14'

Chúng ta có thể thấy những gì qua các bức tranh?

.

Học sinh thoải mái trả lời.

“Đồng lúa”

“Rừng”

“Siêu thị trong thành phố”…

Học sinh làm việc theo nhóm và phỏng đoán.

“Ở phía đông của tỉnh có núi”

“Các toà nhà nằm ở thành phố Bắc Giang”…

Học sinh đánh dấu ba khu vực trên bản đồ của các em.

Giáo viên lần lượt cho học sinh xem 3 bức tranh: bức thứ nhất là tranh đồng lúa hoặc ruộng rau; bức thứ hai là tranh rừng hoặc núi; bức cuối cùng là tranh vẽ các nhà máy hoặc nhà cửa san sát nhau.

“Các em có thể nhìn thấy những gì trên các bức tranh?”

*Giáo viên cần dành đủ thời gian cho mỗi bức tranh.

“Các em đoán xem chúng nằm ở đâu?”

Giáo viên cho học sinh xem một bản đồ khác thể hiện ba khu vực địa lý khác nhau.

Tiết 2 & 3

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Có khả năng tìm hiểu về tỉnh mình dựa trên những tài liệu sẵn có.

- Có khả năng làm việc theo nhóm

- Biết tương trợ, phối hợp tìm hiểu các khu vực trong tỉnh

Chuẩn bị

Các “gói” thông tin về 3 khu vực sau (mỗi nhóm học sinh một “gói” thông tin)

A: Khu vực miền núi x 2 “gói” thông tin

B: Khu vực trung du x 2 “gói” thông tin

C: Khu vực đồng bằng x 2 “gói” thông tin

Giấy và bút vẽ (cho hoạt động nhóm)

Lưu ý

Có thể dạy hai tiết này một cách liên tục hoặc tách rời nhau

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

x

2

Hãy cùng tìm hiểu xem người dân ở các khu vực khác nhau sống bằng nghề gì?

.

Học sinh làm việc theo nhóm.

Trước hết học sinh tìm kiếm thông tin trong các “gói” thông tin mà giáo viên đã phát, sau đó tóm tắt kết quả làm việc của mình trên giấy vẽ.

“Ở buổi học lần trước, chúng ta đã biết rằng tỉnh Bắc Giang của chúng ta có 3 khu vực địa lý khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từng khu vực.”

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và phát các “gói” thông tin cho từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một khu vực.

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số ý chính cần tìm hiểu:

- Vị trí

- Các đặc điểm địa lý

- Các ngành nghề và sản phẩm chính

- Những thuận lợi và khó khăn

- Các kết quả tìm hiểu khác

Giáo viên khuyến khích học sinh thu thập thêm thông tin từ bố mẹ hoặc các nguồn tài liệu khác.

Ví dụ về “Gói” thông tin

Gói 1: Thông tin chung cho tất cả các nhóm

- Đoạn băng giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

- Các số liệu thống kê về tỉnh và các huyện

- Sách giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Gói 2: Khu vực núi cao

- Tranh ảnh

- Đồ thủ công

- Các bài báo

- Các sản phẩm nông nghiệp thật

Gói 3: Khu vực trung du

- Các sản phẩm nông nghiệp thật như rau, sắn

- Các bài hát quan họ

- Thơ

- Truyện lịch sử kể về các ngôi chùa

- Tranh ảnh chùa chiền

- Các bài báo

Gói 4: Khu vực đồng bằng/thành phố

- Tranh ảnh về các hoạt động thương mại và dịch vụ

- Tranh ảnh về siêu thị

- Các thông tin liên quan đến ngành sản xuất phân bón/nhà máy sản xuất phân bón

- Các bài báo

Tiết 4

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Trình bày các kết quả tìm được qua các gói thông tin.

- Hiểu được những điểm khác nhau giữa ba khu vực trong tỉnh Bắc Giang

- Đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ học hỏi bạn.

Học sinh chuẩn bị tài liệu để trình bày

Phiếu bài tập để phát cho học sinh

Chuẩn bị

Tiến trình bài học

Tgian

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

Cuộc sống của người dân ở ba khu vực có giống nhau không?

.

Học sinh trình bày theo từng nhóm.

Học sinh ghi chép trong khi theo dõi bạn mình trình bày.

Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày và phát phiếu bài tập cho học sinh để các em điền vào trong khi theo dõi bạn mình trình bày.

Phiếu bài tập (Ví dụ)

Ghi lại đặc điểm của ba khu vực.

Miền núi

Trung du

Đồng bằng

Gồm những huyện nào?

Các đặc điểm địa lý chính

Các ngành nghề/sản phẩm chính

Những thuận lợi và khó khăn

Các đặc điểm khác mà em tìm hiểu được

Tiết 5

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Lên chương trình thăm quan bưu điện (hoặc mời nhân viên bưu điện đến phỏng vấn)

- Biết phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm phù hợp

Chuẩn bị

Một số bức thư giáo viên đã nhận được từ nơi khác gửi đến

Giấy viết thư và phong bì để phát cho học sinh

Tiến trình bài học

TG

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

35

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào những bức thư đến được với bạn bè của chúng ta ở các tỉnh thành khác

Học sinh điền vào phiếu bài tập.

Học sinh chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm.

Học sinh thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu bài tập những điều các em còn chưa biết.

“Cô đã nhận được bức thư này từ người bạn trai của cô hiện đang sống ở Hà Nội, và cô muốn viết thư trả lời chú ấy” (Thư có thể được gửi từ bất cứ ai, nhưng giáo viên nên nghĩ ra một câu chuyện nào đó để thu hút sự chú ý của học sinh).

Giáo viên cho học sinh quyết định mình sẽ gửi thư cho ai.

Giáo viên phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh điền vào phiếu bài tập.

“Hãy ghi lại quy trình gửi thư mà em biết”.

“Hãy chia sẻ ý tưởng của các em với các bạn trong nhóm. Sau đó, thảo luận trong nhóm của mình những điều các em còn chưa biết và những điều các em muốn biết về quy trình gửi thư”.

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến của nhóm mình.

Giáo viên ghi các ý chính lên bảng và xác định cần phải phỏng vấn/quan sát những gì.

Viết thư cho một người thân/bạn của em đang sống ở một tỉnh khác

Giáo viên phát giấy viết thư và phong bì cho học sinh.

Phiếu bài tập (Ví dụ)


Tiết 6

Mục tiêu bài học đã xác định lại

- Thăm quan bưu điện (phỏng vấn nhân viên bưu điện).

- Nắm được chức năng chính của bưu điện.

- Có hứng thú với nhiều công việc khác nhau; mạnh mẽ, tự tin thể hiện khả năng giao tiếp với cán bộ bưu điện.

Chuẩn bị

- Phiếu bài tập từ các giờ học trước

- Tem thư để phát cho học sinh

- Giáo viên cần liên hệ với bưu điện từ trước để sắp xếp cho học sinh đến thăm quan hoặc phỏng vấn

Lưu ý

Đối với giờ học này, cần dành ít nhất 2 giờ đồng hồ cho hoạt động thăm quan (30 phút chuẩn bị, 60 phút tiến hành thăm quan, và 30 phút thảo luận, tổng hợp thông tin). Nếu mời nhân viên bưu điện đến để phỏng vấn thì cần ít nhất 2 tiết (1 tiết để phỏng vấn và 1 tiết để thảo luận, tổng hợp thông tin.

Tiến trình bài học

Tgian

Các hoạt động học tập

Hỗ trợ của giáo viên

70

Hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Học sinh dựa vào phiếu bài tập để phỏng vấn nhân viên bưu điện hoặc quan sát công việc của họ.

Học sinh gửi thư.

Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi dựa trên phiếu bài tập.

Cuối buổi thăm quan/phỏng vấn, giáo viên phát tem thư cho học sinh.

20

Giáo viên giúp học sinh hoàn thành quy trình chuyển phát thư.

Ghi lại suy nghĩ của em khi thăm quan bưu điện hoặc phỏng vấn nhân viên bưu điện

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường