tin tức-sự kiện

Chuyên đề sư phạm

CHUYÊN ĐỀ LỚP 4

PHÉP NHÂN

I. Mở đầu:

Ở Tiểu học, HS phải biết cách thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Đặc biệt là đối với phép nhân. Ở lớp 2; 3, các em đã biết cách thực hiện phép nhân với số có một chữ số, nhưng lên lớp 4 các em không những được củng cố về phép nhân đã học mà còn thực hiện phép nhân với số có nhiều chữ số. Vậy làm thế nào để các em nắm chắc được cách thực hiện phép nhân và giải các bài toán có liên quan, đòi hỏi người GV phải biết chọn lọc, tổng hợp kiến thức lôgic để phát triển tư duy cho HS, mà vẫn đảm bảo tính vừa sức phù hợp với đối tượng HS của lớp. Đây cũng chính là nội dung của chuyên đề: phép nhân.

II. Mục tiêu:

1. Đối với GV:

Nghiên cứu kĩ KTKN dạy học về phép nhân với số có một chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số. Từ đó xác định những kiến thức kĩ năng cần dạy cho HS: Sử dụng các PP KTDH Quan sát, tư duy, trực quan, cộng tác nhóm, sơ đồ tư duy, mảnh ghép, khăn trải bàn, WKL.

+ Tự rút ra được kĩ năng SP cần thiết:

+ Dạy học gắn với thực tế.

+ Dạy học dựa trên cái học sinh đã biết để tìm cái chưa biết.

+ Dạy theo KT đồng tâm của chương trình tiểu học( từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp).

VD: HS thuộc bảng nhân lớp 2 từ đó HS biết dựa vào bảng nhân để thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1;2; 3 chữ số…

- Bồi dưỡng cho GV có kĩ năng viết chuyên đề.

2. Đối với HS:

- HS nắm chắc được bản chất của phép nhân.

- HS có kĩ năng đặt tính và tính, kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ liên quan đến phép nhân.

- HS biết tự tìm những VD về các phép tính nhân , thông qua sự hiểu biết của mình mà vẫn đảm bảo CKTKN.

- Rèn KN phân tích, KN tổng hợp tư duy của HS thông qua hoạt động dạy và học.

III. Phân tích SPCĐ

1. Phân phối chương trình

STT

Nội dung

Số tiết qui định

Dạy tăng cường SQP

Ghi chú

Lí thuyết

L tập

Lí thuyết

L tập

1

Nhân với số có 1 chữ số

1

0

0

0

Tuần 10

2

Nhân với số có 2 chữ số

1

1

0

0

Tuần 12

3

Nhân với số có 3 chữ số

2

1

0

0

Tuần 13

2. Mục tiêu được qui định trong SGK theo chuẩn KTKN

TT/ ND

Yêu cầu cụ thể

1. Nhân với số có 1 chữ số

- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ( tích không quá 6chữ số). BT cần làm 1; 3(a)

2. Nhân với số có 2 chữ số

- Biết cách nhân với số có 2 chữ số. Biết giải toán liên quan tới phép nhân với số có 2 chữ số. BT cần làm 1( a, b, c), BT 3

3. Luyện tập

- Thực hiện được nhân với số có 2 chữ số, vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có 2 chữ số. BT cần làm 1;2( cột 1;2) BT 3

4. Nhân với số có 3 chữ số

- Biết cách nhân với số có 3 chữ số, tính được giá trị của biểu thức. BT cần làm 1; 3

5. Nhân với số có 3 chữ số ( Tiếp theo)

- Biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. BT cần làm 1; 2

6. Luyện tập

- Thực hiện được nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số.

- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.

- Biết công thức tính ( Bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật. BT cần làm 1; 3; 5(a)

3. Những thuận lợi, khó khăn:

3.1. Những thuận lợi:

GV

HS

GV không phải suy nghĩ nhiều để

tìm tòi phương án thiết kế dạy học vì nội dung cần dạy đã có sẵn trong SGK hoạc không cần chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học

HS không cần phải tư duy nhiều vì các em đã được làm quen với phép nhân từ lớp dưới.

3.2. Những khó khăn:

GV

HS

Một số HS chưa thuộc bảng nhân do thời lượng giảng giải của GV nhiều

- KN thực hiện các phép tính nhân của HS còn hạn chế.

- Khả năng tư duy của một số HS còn chậm – rất khó để giúp Hs hiểu sâu về bản chất của phép nhân và những kiến thức mở rộng, nâng cao

- Một số HS chưa thuộc bảng nhân

- Một số HS có kĩ năng tính toán chậm (nhân từ trái sang phải hoặc không theo thứ tự).

- Khả năng vận dụng vào thực hành còn hạn chế.

- Kĩ năng đặt tính của hs chưa chính xác (tích riêng thứ hai đặt thẳng cột với tích riêng thức nhất)

- Khả năng tư duy của 1 số hs còn chậm nên khó nắm được bản chất của phép nhân.

4. Nhóm các phương pháp KTDH

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Hỏi đáp

- Luyện tập thức hành

- Cộng tác nhóm

- Làm việc với đồ dùng dạy học

- Sơ đồ tư duy

- Mảnh ghép, khăn trải bàn.

- WKL.

5. Phương án thiết kế mới

5.1. Mục tiêu chung của cả 6 tiết nhân với số có 1, 2, 3 chữ số.

1 Kiến thức

- Biết thực hiện cách nhân số có nhiều chữ số với số có 1; 2; 3 chữ số.

- Phân biệt được tích riêng với tích chung.

- Vận dụng các phép nhân vào giải các bài toán có liên quan.

2. Năng lực

- Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, biết chia sẻ trong nhóm để biết cách thực hiện phép nhân.

- Tự học và tự giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển năng lực tư duy cho HS

- Biết chuẩn bị đồ dùng sách vở đầy đủ, giúp đỡ bạn học tập cùng tiến bộ.

3. Phẩm chất

- Chăm học, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn, mạnh dạn tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân, đi học đều.

5.2. Mục tiêu cụ thể và giải pháp khắc phục:

Tiết

Tên bài

KTKN

NL

PC

1

Nhân với số có 1 chữ số.Nhân với số có 2 chữ số

- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ( tích không quá 6chữ số). BT cần làm 1; 3(a)

- Biết cách nhân với số có 2 chữ số. Biết giải toán liên quan tới phép nhân với số có 2 chữ số. BT cần làm 1( a, b, c), BT 3

- Tự học và tự giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển năng lực tư duy cho HS

Chăm chỉ học tập, mạnh dạn, tự tin.

2

Nhân với số có 3 chữ số.

- Biết cách nhân với số có 3 chữ số, tính được giá trị của biểu thức.

- Biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. BT cần làm 1; 2

- Tự học và tự giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển năng lực tư duy cho HS

- Chăm học, tích cực, tự tin khi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

3

Luyện tập

- Thực hiện được nhân với số có 1, 2 chữ số.

- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.

- Tự học và tự giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển năng lực tư duy cho HS.

-Biết chia sẻ trong nhóm để biết cách thực hiện phép nhân. Tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Chăm học, tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến học tập.

4

Luyện tập

- Thực hiện được nhân với số có 2 và 3 chữ số.

- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.

- Biết công thức tính

( Bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật. BT cần làm 1; 3; 5(a)

- Tự học và tự giải quyết vấn đề. Biết chia sẻ hợp tác cùng bạn.

- Chăm học, tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến. Đoàn kết, yêu thích môn học.

5

Luyện tập chung

- Thực hiện được nhân với số có 1, 2 và 3 chữ số.

-Giải được các bài toán có liên quan đến phép nhân 1, 2, 3 chữ số.

- Tự học và tự giải quyết vấn đề. Biết chia sẻ hợp tác cùng bạn.

- Chăm học, tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến. Đoàn kết, yêu thích môn học.

6

Thực hành ứng dụng về phép nhân.

- Thực hiện được nhân với số có 1, 2 và 3 chữ số.

- Giải được các bài toán thực tế có liên quan đến phép nhân ngay tại lớp học qua HĐTNST.

- Tự học và tự giải quyết vấn đề. Biết chia sẻ hợp tác cùng bạn.

- Chăm học, tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến. Đoàn kết, yêu thích môn học.

5.3. Tổ chức các hoạt động dạy học

Tiết 1

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 1 chữ số.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ3: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 2 chữ số.

* HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa nhân với số có 2 chữ số và nhân với số có 1 chữ số.

HĐ4: Luyện tập

BT1: GV cho HS tự lấy ví dụ và thực hiện như HĐ2 và HĐ3.

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

-Việc 4: KL kiến thức.

HS nêu lại cách nhân với số có 1 chữ số.

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

-Việc 4: KL kiến thức.

- HS nêu lại cách nhân với số có 2 chữ số.

Tiết 2

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 3 chữ số trong cả 2 trường hợp.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

* HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa nhân với số có 2 chữ số và nhân với số có 3 chữ số.

HĐ3: Luyện tập

BT1: GV cho HS tự lấy ví dụ và thực hiện như HĐ2

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

- Việc 4: KL kiến thức.

nhau.

HS nêu lại cách nhân với số có 3 chữ số

Tiết 3

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 1 và 2 chữ số.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ3: GV cho HS lấy VD về phép nhân với số có 3 chữ số mà có 1 thừa số có chữ số 0 ở giữa.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ4: Luyện tập

BT1: GV cho HS tự lấy ví dụ và thực hiện như HĐ2,3

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: KL kiến thức.

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: KL kiến thức.

-HS nêu lại cách nhân với số có 3 chữ số.

Tiết 4

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 2 và 3 chữ số.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ3: HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện tính giá trị của biểu thức.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ4: HS vận dụng phép nhân đã học để giải các bài toán có liên quan.

- GV đưa ra bài toán.

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

-Việc 4: HS nhắc lại kiến thức.

- Việc 1: HS thực hiện tính vào vở.

- Việc 2: Đổi vở và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- Việc 1:HS đọc bài toán và giải bài toán vào vở.

- Việc 2: Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- HS nêu lại cách thực hiện phép nhân với số có 2; 3 chữ số.

Tiết 5

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 2 và 3 chữ số.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ3: HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện tính giá trị của biểu thức.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ4: HS vận dụng phép nhân đã học để giải các bài toán có liên quan.

- GV đưa ra bài toán.

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 2: Đổi bảng và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

-Việc 4: HS nhắc lại kiến thức.

- Việc 1: HS thực hiện tính vào vở.

- Việc 2: Đổi vở và kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- Việc 1:HS đọc bài toán và giải bài toán vào vở.

- Việc 2: Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- Việc 3: Chia sẻ bài với nhau và trình bày bài trước lớp.

Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- HS nêu lại cách thực hiện phép nhân với số có 2; 3 chữ số.

Tiết 6

Hỗ trợ của GV

HĐ của HS

HĐ2: GV cho HS tự lấy VD về phép nhân với số có 1, 2 và 3 chữ số.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ3: HS vận dụng những kiến thức đã học để tự đặt đề toán dựa vào những vật sẵn có trong lớp ( bàn học, bảng lớp, nền phòng học,....) có liên quan đến phép nhân.

GV quan sát HS thực hiện.

GV nhận xét đánh giá KL của HS

HĐ4: HS vận dụng phép nhân đã học để giải các bài toán có liên quan.

Củng cố:

HĐ 1: HS tự chia sẻ KT có liên quan đến phép nhân.

HĐ 2:

- Việc 1: HS tự lấy VD và thực hiện tính vào bảng con.

- Việc 1: HS nêu bài toán.

- Việc 2: Ghi phép tính và kết quả của phép tính vào bảng con.

- Việc 3: trình bày bài trước lớp.

Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- Việc 1:HS thực hành đo chiều dài và chiều rộng của bảng lớp học. ( nhiều nhóm học sinh đo ).

- Việc 2: Ghi phép tính vào bảng con tính diện tích của bảng lớp học.

- Việc 3: Trình bày bài trước lớp.

-Việc 4: Rút ra kết luận và nhắc lại cách thực hiện.

- HS nêu lại cách thực hiện phép nhân với số có 1, 2; 3 chữ số.

5.4.Giáo viên soạn và dạy thể nghiệm:

STT

GV SOẠN

GV DẠY THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ

TIẾT DẠY

THỜI GIAN DẠY

1

Nguyễn TThu Hương

Nguyễn T Thu Hương

1; 6

Thứ 2 ngày 7/12

Thứ 5 ngày 10/12

2

Đỗ Thị Thu Hồng

Đỗ Thị Thu Hồng

2; 3

Thứ ba ngày 8/12

3

Nguyễn Thị Hậu

Nguyễn Thị Hậu

4

Thứ tư ngày 9/12

4

Nguyễn Thị Tứ

Nguyễn Thị Tứ

5

Thứ tư ngày 9/12

5.5.Dự giờ và phân tích tiết học:

* Gv dự và phân tích tiết học.

+ Ban giám hiệu

+ Giáo viên Khối 4+5

1. Dự giờ

2. Phân tích tiết học

Đ/c Hoàng Gia Khu chủ trì .

Từng đ/c dạy thể nghiệm nêu lại mục tiêu tiết dạy của mình.

Ý kiến chia sẻ:

Đ/c Mai : Trong một thời gian ngắn mà các đ/c gv khối 4 đã đưa ra một chuyên đề . theo tôi đáng khích lệ.

- Qua các tiết dạy thể nghiệm học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống lôgic, hs phân biệt được cách thực hiện phép nhân trong các trường hợp . Các em học tập tích cực, tự làm chủ kiến thức. Đặc biệt qua tiết dạy ứng dụng thực tế tôi rất thích vì học sinh say sưa học tập.

- Băn khoăn: Vì tổ chức tiết học qui mô lớn(cả khối) ít học sinh được thực hành đo độ dài thực tế.

Đ/c Quỳnh Hương: Học sinh học tập tích cực, chủ động từ phép nhân với số có 1 chữ số học sinh nắm bắt ngay được phép nhân với số có 2 và 3 chữ số.

Băn khoăn: Các tiết học do hs lấy ví dụ thì hs đó học tốt còn các em không lây ví dụ ít được bộc lộ kiến thức cũng như năng lực của bản thân.

Đ/c Hoà: Hs học phấn khởi, nét mặt em nào cũng tươi . Nhìn chung các em đều tích cực làm việc để hoàn thành việc của mình. Nhiều nhóm chia sẻ cộng tác tốt ( Tiết 1- Tiết 2).

Băn khoăn: Một số em chưa tập chung vào bài học có thể do nhận thức chậm, biết rồi, không thích học... gv cần chú ý quan sát lớp học và giúp đỡ kịp thời.

Đ/c Hoài: Học sinh chăm chú thi đua làm bài(tiết 6). Các em thích học, hiểu bài, gv tổ chức các hoạt động linh hoạt gây được hứng thú cho học sinh.

Băn khoăn: Thời gian dành cho hs trải nghiệm ứng dụng thực tế hơi ít.

Đ/c Khu tổng hợp các ý kiến và kết luận. 100% gv nhất trí.

5.6. Thảo luận chung, kết luận sư phạm.

Ưu điểm của chuyên đề:

- Chuyên đề xây dựng theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, phù hợp với đa số các đối tượng hs trong khối.

- Học sinh nắm được kiến thức một cách hệ thống, lôgic, phát triển tư duy cho hs.

Từ kiến thức dã biết học sinh xây dựng kiến thức mới.

- Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa nhân với số có 2 chữ số và nhân với số có 3 chữ số giáo viên cần cho HS phân biệt được các tích riêng sau mỗi lần thực hiện nhân.

Hạn chế của chuyên đề:

- Vận dụng các tính chất của phép nhân vào giải toán còn gặp khó khăn do các em không nhớ kiến thức cũ.

- Với học sinh yếu ít được bộc lộ kiến thức.

- Trong tiết ứng dụng thực hành gv tổ chức với qui mô lớn nên các em chưa được trình bày bài giải với những bài toán có lời văn.

IV. Kết luận: Nghiên cứu dạy phép nhân cho HS lớp 4 nhằm mục tiêu phát huy khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua khả năng tư duy, học mới ôn cũ, tìm cái chưa biết dựa trên cái đã biết sẵn có của học sinh, sự dẫn dắt của giáo viên, sự cộng tác của bạn bè. Qua đó giúp HS tránh mắc những sai lầm như nhân với số có 2; 3 chữ số lại chỉ tìm kết quả chứ không tìm các tích riêng. Đây là nội dung rất quan trọng giúp HS thực hiện được tốt các phép tính về môn toán ở Tiểu học và để học tốt kiến thức ở các lớp trên.

Qua nghiên cứu chuyên đề này, chúng tôi nhận thấy: Thay đổi nội dung phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng để giúp HS phát triển năng lực, phẩm chất nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Cũng từ việc nghiên cứu chuyên đề này, chúng tôi có nhiều sáng tạo mới trong nghiên cứu các chuyên đề khác để từ đó nâng cao năng lực cho bản thân.

Việc nghiên cứu chuyên đề trong dạy học là một công trình khoa học. Vì thế, quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Lương Phong ngày 29 tháng 12 năm 2015

Người viết: Nhóm GV dạy lớp 4

HỌ TÊN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường