tin tức-sự kiện

chuyên đề sư phạm

CHUYÊN ĐỀ NHÂN SỐ THẬP PHÂN – KHỐI 5

I. Mở đầu

- Trong chương trình toán 5, khi học dạng toán nhân số tự nhiên với số thập phân, nhân số thập phân với số thập phân các em học sinh hay nhầm lẫn giữa đếm chữ số ở phần TP của 1 thừa số à đếm chữ số ở phần TP của cả hai thừa số, để giúp các em phân biệt rõ hai trường hợp nhân ở dạng này nhóm GV lớp 5 chúng tôi chọn chuyên đề “ Nhân số thập phân” để làm tư liệu về nghiệp vụ sư phạm.

II- Mục tiêu sư phạm chuyên đề

1- Đối với HS:

- Biết nhân một STP với một STN, nhân một STP với một STP

- Biết giải toán liên quan đến nhân STP. Biết phân biệt nhân STP với STP, STN với STP.

2- Đối với GV:

- Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức và kĩ năng dạy nhân STP từ đó xác định kiến thức và kĩ năng cần dạy cho HS về nhân STP qua việc rèn cho HS các kĩ năng như: Quan sát, nhận xét, thực hiện nhân STP, sử dụng các phương pháp KT dạy học quan sát đối tượng nhằm đảm bảo chất lượng DH.

- Từ đó rút ra được kinh nghiệm sư phạm cần thiết thông qua việc trải nghiệm thực tế trên lớp của mình để tiếp tục dạy tốt hơn về nhân STP, cho các trường hợp nhân khác.

- Bồi dưỡng cho GV kĩ năng viết CĐSP.

III. Phân tích SP

1- Phân phối chương trình dạy nhân STP

Tiết

Tuần

Tên bài

1

11

Nhân một STP với một STN

2

12

Nhân một STP với một STP

3

12

Luyện tập

2- Mục tiêu được quy định trong SGK theo chuẩn KTKN

- Biết nhân một STP với một STN, biết giải các bài toán có phép nhân STP với một STN.

- Biết nhân một STP với một STP, phép nhân hai STP có tích chất giao hoán, sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các STP trong thực hành tính.

3- Những thuận lợi, khó khăn mà GV, HS hay mắc phải

* Thuận lợi: - GV không phải suy nghĩ nhiều để tìm phương án TK dạy học vì những điều dạy đã có sẵn trong SGK.

- HS: HS không phải tư duy phân biệt các phép nhân các STP được nghe GV giảng giải nhiều.

* Khó khăn: - GV: Giảng giải nhiều cho HS hiểu về phép nhân STN với STP, STP với STP, rất khó để giúp HS hiểu sâu về nhân STP.

- HS: hs chưa nắm chắc về nhân một số tự nhiên với một số tự nhiên, hay nhầm giữa nhân STN – TP học sinh còn nhầm khi đặt tích riêng, ; STP- TP, ít có cơ hội để chứng tỏ khả năng, năng lực, phẩm chất của mình trong học tập, .

4- Nhóm các phương pháp- KTDH

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Hỏi đáp

- Luyện tập thực hành

- Hợp tác

5- Phương án thiết kế mới

a) Mục tiêu chung của cả 3 tiết:

- KT: Nắm được cách nhân STN với STP, STP với STP

Nhân thành thạo STN – TP, TP- TP

- Năng lực: Thảo luận nhóm biết chia sẻ trong nhóm để biết nhân STP, tự học tự giải quyết vấn đề

- Phẩm chất: Chăm học, tích cực chia sẻ với ban. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân.

b) Mục tiêu cụ thể và giải pháp khắc phục:

- Căn cứ vào những khó khăn của học sinh chúng tôi cắt nội dung nhân STP-TP ( VD quy tắc) của tiết 2 sang tiết 1

Tiết 1

I. Mục tiêu:

KT: Hiểu cách nhân STP với STN, nhân một STP với STP.

Biết phân biệt căn cứ để ghi dấu phẩy trong phép nhân STN- STP, STP – TP.

NL: Thảo luận nhóm, chia sẻ trong nhóm khi nhân STP

tự học tự giải quyết trong quá trình phân biệt căn cứ để ghi dấu phẩy ở hai trường hợp nhân trên

PC: Chăm học, tích cực chia sẻ với bạn, mạnh dạn nêu ý kiến.

II. TC hoạt động dạy học:

Hỗ trợ của GV

Hoạt động của HS

- Củng cố bài toán về nhân một STN – TP, TP- TP

- Nêu câu hỏi để HS phân biệt căn cứ để viết dấu phẩy ở kết quả tính

Việc 1: Đọc bài toán

Việc 2: Phân tích bài toán

Việc 3: Hình thành phép tính nhân

Việc 4: Tìm hiểu cách nhân

Việc 5: HS chia sẻ trước lớp về cách nhân.

HS tự rút ra kết luận về cách nhân ( Quy tắc nhân)

Tiết 2

I. Mục tiêu:

KT: Nhân một STN với STP

Nhân STP với STP

NL: Thảo luận nhóm, biết chia sẻ trong nhóm đẻ biết nhân một STN với một STP, nhân một STP với một STP.

PC: Chăm chỉ học tập, tích cực chia sẻ với bạn

Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân

II. Đồ dùng: Bảng con- Bảng nhóm;

III. TC hoạt động dạy học

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- HĐ 1: GV đưa ra yêu cầu thực hành

- HĐ 2: GV yêu cầu HS so sánh căn cứ để biết dấu phẩy ở tích của hai trường hợp nhân

- Việc 1: Thực hành làm BT1 ( Tiết nhân một STP với một STN) BT1 ( Tiết nhân một STP với một STP)

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài cảu mình trước lớp

Việc 3: Phân biệt căn cứ đẻ ghi dấu phẩy ở hai dạng nhân STN-TP. TP- TP

Việc 4: Làm BT2

Việc 5: Chia sẻ trước lớp rút ra kết luận

Việc 6: Trình bày tính chất giao hoán phép nhân STP với một STP

Tiết 3

I. Mục tiêu:

- KT: Biết nhân STP vơi STP

Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các STP trong thực hành tính

-NL: Nghiên cứu tài liệu, chia sẻ kết quả học tập với bạn

Tự học tự giải quyết vấn đề

- PC: Chăm học, tiếp tục chia sẻ kết quả học tập

II. Đồ dùng: Bảng con; Bảng nhóm

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tác giả: nth

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường