tin tức-sự kiện

ĐỀ THI GVCN GIỎI CÁC TRƯỜNG.

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG TH DANH THẮNG

ĐỀ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI

NĂM HỌC 2014-2015

Câu 1: Thầy (cô) hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập lớp chủ nhiệm:

Câu 2: Thầy (cô) thường quản lí nề nếp và xử lí học sinh vi phạm nội qui lớp học như thế nào?

Câu 3: Đồng chí hãy chỉ ra điểm khác nhau về mục đích sử dụng hộp thư “ Điều em muốn nói” và Hộp thư bạn bè? Lớp đồng chí đã sử dụng hai hộp thư trên như thế nào?

Câu 4: Đồng chí hãy soạn giáo án một tiết sinh hoạt tập thể mà đồng chí đã dạy?

Câu 5: Tình huống sư phạm.

Hôm nay – thứ hai- nhà trường thông báo thứ tư chấm vở sạch chữ đẹp các lớp. Giáo viên đã yêu cầu học sinh chiều thứ ba mang tất cả vở đi nộp. Chiều thứ ba vào giờ, lớp đồng chí có một học sinh giỏi- là thành viên trong ban tự quản của lớp- đã đứng lên báo cáo:

- Thưa cô, con mang sáu quyển vở đi nộp con để ở bàn, giờ vào lớp con chỉ thấy mỗi vở chính tả thôi a.

- Có bạn nào mượn vở của bạn xem không?

- Thưa cô không a. – Cả lớp đồng thanh.

- Con nhớ lại xem con để ở đâu, có mang đi đủ chưa?

- Con mang đi rồi, bạn Thuận cũng nhìn thấy?

Học sinh tên Thuận cũng thưa là nhìn thấy bạn để ở bàn.

Cô giáo yêu cầu sự tự giác của mỗi học sinh xem đã chêu đùa dấu của bạn và trả cho bạn. Cô đều nhận được câu trả lời không học sinh nào dấu. Cô giáo tạm gác lại và bước vào giờ học. Trong khi giảng bài cô giáo đi xuống lớp, vô tình nhìn vào sau tủ đồ dùng thì thấy có 5 quyển vở ở đó. Cô giáo lấy ra thì đúng là 5 quyển vở của học sinh bị mất.

Trong tình huống trên đồng chí sẽ xử lí như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI

1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập lớp chủ nhiệm:

- Cho HS bầu HĐTQ để theo dõi tình hình học tập của lớp.

- Thường xuyên giáo dục động cơ thái độ học tập cho học sinh. Tổ chức kiểm tra chuẩn bị bài ở nhà; tổ chức việc học nhóm, xây dựng những đôi bạn cùng tiến,..

- Rèn cho học sinh làm quen dần ý thức tự quản trong học tập, tổ chức các hoạt động văn thể, phong trào theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.

- Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, đặc biệt đối với những môn cơ bản, những môn có HS học yếu nhiều, theo dõi tiến trình học tập của HS, để có biện pháp uốn nn kịp thời.

- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, báo cáo kịp thời những thay đổi về tình hình học tập của HS đặc biệt lưu ý những HS yếu kém.

- Thường xuyên sinh hoạt lớp vào đầu giờ, kết hợp kiểm tra nề nếp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, học ở nhà, vừa nhắc nhở việc học tập.

2: Thầy (cô) thường quản lí nề nếp và xử lí học sinh vi phạm nội qui lớp học như thế nào?

- Trực tiếp theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh trong lớp chủ nhiệm.

- Tổ chức cho học sinh tự quản: Qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm của HĐTQ với tinh thần dân chủ, khách quan.

- Phối hợp chặt chẽ với Phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, đội Cờ đỏ, đội Tự quản để tiếp nhận thông tin học sinh của lớp về mọi mặt như: nề nếp, chuyên cần từ đó có biện pháp uốn nắn, xử lí đồng bộ, kịp thời.

- Hình thức xử phạt theo mức độ từ thấp đến cao, khi xử phạt GV chỉ cho HS thấy lỗi của mình và cho các em cơ hội khắc phục.

- Thường xuyên động viên, nhắc nhở, nêu gương người tốt việc tốt trong lớp, trong trường.

- Gặp gỡ HS vi phạm tìm hiểu nguyên nhân hoặc tìm hiểu qua bạn bè, sau đó phân tích cho HS hiểu những sai phạm, theo dõi sự chuyển biến, nếu chuyển biến tốt nêu trước lớp và khen ngợi. Ngược lại, nếu còn tái phạm nên sử dụng biện pháp mạnh hơn.

- Đề xuất lên nhà trường nếu tái phạm nhiều lần hoặc phạm khuyết điểm lớn.

3: Đồng chí hãy chỉ ra điểm khác nhau về mục đích sử dụng hộp thư “ Điều em muốn nói” và Hộp thư bạn bè? Lớp đồng chí đã sử dụng hai hộp thư trên như thế nào?

+ Hộp thư điều em muốn nói: Mục đích xây dựng Hòm thư “Điều em muốn nói”nhằm giúp các em hoc sinh tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn của bản thân về cuộc sống quanh các em, về trường lớp, bạn bè thầy cô.

Nhà trường đã phổ biến, hướng dẫn, khuyến khích các em mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình bằng cách bỏ các bức thư vào Hòm thư, công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiệnvào các giờ chào cờ, thông qua GVCN lớp,...

+ Hộp thư bạn bè: Mục đích xây dựng Hòm thư bạn bè nhằm giúp các em học sinh tự do bày tỏ, chia sẻ những điều muốn nói với bạn bè và nhận được sự chia sẻ trở lại tự nhiên, chân thành, mộc mạc, giản dị và thân tình của bạn bè.

+ Ở lớp tôi khi tổ chức cho HS trang trí lớp tôi đã phổ biến cho HS thấy được mục đích, ý nghĩa khi xây dựng hai hòm thư này; mỗi một hòm thư có mục đích và ý nghĩa riêng nên các em đã hiểu và rât hào hứng tham gia.

- Mỗi tuần tôi đều mở Hòm thư “ Điều em muốn nói”để đọc, phân loạicác bức thư của các em có đầy đủ nội dung, ý tứ, từ đó giải đáp, trả lời các em một cách cụ thể và dễ hiểu nhất.

4: Giáo án một tiết sinh hoạt tập thể:

I. Mục tiêu:

- Nêu được những ưu điểm, tồn tại về các hoạt động của lớp trong tuần.

- Thảo luận đưa ra biện pháp khắc phục, những hạn chế của tuần qua và đề ra những mục tiêu phương hướng HĐ tuần tới.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Xem lại kế hoạch, tình hình lớp tuần qua. Nhận phương hướng HĐ của trường tuần tới, lập kế hoạch tuần tiếp theo.

+ HS: HĐTQ lớp tổng kết các mặt HĐ, tổng kết của các ban( Phối hợp với cờ đỏ của trường). Chuẩn bị ý kiến thảo luận.

III. Nội dung:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. Nghe các trưởng ban báo cáo tình hình học tập, các mặt hoạt động, tổng kết thi đua trong tuần qua.

3. Nghe Phó chủ tịch phụ trách học tập báo cáo tình hình và thái độ học tập của lớp.

4. Nghe báo cáo tổng thể tuần qua.

5. Tổng kết, đánh giá, xử lí vi phạm:

- Nhận xét đánh giá:

- Tổng kết các hoạt động phong trào.

- Tuyên dương, phê bình.

- Xử lí vi phạm( nếu có).

- Đề xuất ý kiến.

6. Hướng dẫn HS thảo luận, đóng góp ý kiến và giải quyết khiếu nại

7. Đề ra phương hướng tuần tới.

- Giữ vệ sinh

- Thực hiện tốt nội quy

- Học bài cũ và chuẩn bị tốt khi đến lớp

8. Tổ chức hoạt động vui chơi( Hoặc SH văn nghệ tập thể)

- Chủ tich HĐTQ báo cáo sĩ số

+ Trưởng ban học tập báo cáo:

- Chuyên cần:

- Nếp sống:

- Nội quy:

- Vệ sinh:

- Học tập:

- Tuyên dương:

- Phê bình:

- Tổng điểm:

- Ý kiến của các thành viên ban Học tập

+ Các ban còn lại báo cáo như trên.

+ PCT báo cáo:

- Học tập:

- Thái độ:

- Đề xuất ý kiến:

+ Chủ tịch HĐTQ báo cáo:

- Học tập:

- Vệ sinh:

- Trật tự:

- Nội quy:

- Đề xuất ý kiến:

- Tổng điểm:

+ Lớp thảo luận

+ Lắng nghe và thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ của GV và HĐTQ

+ Trưởng ban VN – TDTT điều khiển

5. Cách xử lí tình huống.

- Giáo viên vẫn tiếp tục giờ học và nhanh chóng kết thúc bài giảng trước 5-7 phút để dành thời gian giải quyết vấn đề.

- Trước tiên kêu gọi tinh thần tự giác từ các học sinh , mong muốn em nào có lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi.

- Nếu không em nào dám nhận ,giáo viên cho tất cả học sinh viết vào giấy và thả vào thùng thư “ Điều em muốn nói”,giáo viên là người có trách nhiệm đọc thư và giữ bí mật về nội dung thư của các em. Sau khi tìm ra, giáo viên cần bố trí thời gian gặp riêng em học sinh đó để nói chuyện, phân tích cho em đó thấy mức độ vi phạm của mình


Tham khảo chi tiết trong file đính kèm

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường