tin tức-sự kiện

Tiết đọc thư viện thứ hai

Tiết đọc thư viện thứ hai – Mượn trả sách, bảo quản sách

CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

THỜI GIAN

Hợp phần Thư viện Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ cho Học sinh Tiểu học

Tiết đọc thư viện thứ hai – Quy tắc 05 ngón tay; Mượn trả sách; Bảo quản sách

Báo cáo viên

90 Phút

Vật liệu hỗ trợ

· “Các bước cơ bản” của Tiết đọc thư viện thứ hai: Mượn trả sách- Hoạt động 2 (tài liệu sử dụng từ phần trước);

· Phiếu Theo dõi mượn trả sách- Hoạt động 2;

· Mẫu Phiếu Đăng ký mượn sách- ¼ tờ giấy A4- Hoạt động 2;

· Một bộ sách đủ các trình độ đọc- Hoạt động 3 (mỗi học viên một cuốn).

Mục tiêu

Sau khi kết thúc phần này, học viên có thể:

· Giải thích được cách xác định trình độ đọc cho học sinh;

· Giải thích được nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ thư viện trong quá trình mượn trả sách;

· Thực hành được cách dạy học sinh về quy trình mượn trả sách;

· Thực hành được cách bảo quản sách.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu phần này, chuẩn bị làm mẫu về Quy tắc 05 ngón tay với một báo cáo viên khác (hoặc với một học viên nếu không có báo cáo viên). Người này sẽ đóng vai “học sinh”. Trong lần thực hành đầu tiên, “học sinh” sẽ đọc chậm, ngắc ngứ, gặp Trong lần thực hành thứ hai, “học sinh” gặp 02 lỗi.

Sắp sẵn sách có mã màu Đỏ và Cam trên bàn để “học sinh” tự chọn.

Giới thiệu

3-4 phút

3-4 phút

Cả lớp

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về những công việc hàng ngày được dạy cho học sinh trong những tiết đọc thư viện đầu tiên. Công việc hàng ngày đầu tiên mà chúng ta đã tìm hiểu là gì? Nội quy thư viện và Hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc.

Điều quan trọng là học sinh phải đọc những cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của mình - không quá dễ mà cũng không quá khó.

Học sinh có thể bắt đầu chọn sách ở 03 trình độ khác nhau được đề nghị cho khối lớp của mình để đọc. Ví dụ, học sinh lớp 03 có thể chọn sách ở trình độ đọc màu nào? Màu cam, màu trắng và màu xanh dương.

Học sinh có thể cần sự hỗ trợ của giáo viên để tìm được cuốn sách phù hợp với trình độ đọc. Ở phần này, chúng ta có 03 hoạt động chính. Hoạt động 01 - quy tắc 05 ngón tay - giúp học sinh tìm sách phù hợp với trình độ đọc. Hoạt động 02 - Dạy cho học sinh cách mượn trả sách ở thư viện. Hoạt động 03 – Dạy cho học sinh cách bảo quản sách.

Hoạt động 1: Quy tắc 05 ngón tay

20 phút

5-6 phút

Cả lớp

Sách mẫu: 1 quyển trình độ cam, 1 quyển trình độ đỏ

5-6 phút

4-5 phút

Giấy khổ lớn

Bước 1: Làm mẫu quy tắc 05 ngón tay – lần 1: học sinh chọn đọc một cuốn sách ở trình độ cao, lần 2- học sinh chọn đọc một cuốn sách phù hợp với trình độ đọc.

  1. Chúng ta cùng tìm hiểu cách giúp học sinh xác định trình độ đọc của mình. Quy tắc 05 ngón tay giúp học sinh tìm sách đúng với trình độ đọc của mình. Tôi sẽ làm mẫu về quy tắc 05 ngón tay.

Mời một báo cáo viên lên đóng vai “học sinh”.

Bắt đầu làm mẫu. Mời học sinh lấy sách ở trình độ cam và bắt đầu đọc.

Báo cáo viên đi đến phía “học sinh.” Mời học sinh đọc cho mình nghe 05 câu. Trong 05 câu đó, học sinh mắc 06 lỗi.

Khi “học sinh” đọc, báo cáo viên dùng ngón tay để đếm lỗi. Báo cáo viên nên chọn vị trí đứng sao cho học viên có thể nhìn thấy tay và ngón tay của báo cáo viên.

Cảm ơn em. Em đọc tốt lắm. Cô/thầy rất thích cách em đọc sách. Em có thể lấy quyển sách mã màu đỏ cho cô được không? Học sinh lấy sách ở trình độ đọc màu đỏ/mã màu đỏ mang đến cho giáo viên.

Bây giờ em đọc cho cô/thầy nghe câu chuyện này nhé! Học sinh đọc 05 câu, báo cáo viên dùng ngón tay để đếm lỗi và để cho học viên nhìn thấy tay mình đang đếm lỗi. Học sinh mắc 02 lỗi trong 05 câu.

Cảm ơn, em đọc rất tốt. Cô nghĩ là em nên đọc sách có mã màu đỏ

Phần làm mẫu đã kết thúc.

Bước 2: Xác định các bước sử dụng quy tắc 05 ngón tay- không cần ghi chép

  1. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem ở phần làm mẫu vừa rồi, khi sắm vai giáo viên, tôi đã làm gì để giúp học sinh xác định được trình độ đọc của mình. Tôi đã làm gì đã làm gì để giúp học sinh xác định được quyển sách phù hợp trình độ đọc của em? Lấy 4-5 ý kiến (không cần ghi chép).

• Lắng nghe học sinh đọc sách ở một trình độ

• Dùng ngón tay để đếm lỗi của học sinh

• Yêu cầu học sinh lấy sách ở trình độ thấp hơn (mã màu đỏ)

• Lắng nghe học sinh đọc sách ở trình độ thấp hơn(mã màu đỏ)

• Dùng ngón tay để đếm lỗi của học sinh

• Đề nghị học sinh đọc sách ở trình độ đỏ

Học sinh đã mắc mấy lỗi khi đọc sách ở trình độ Cam? 6 lỗi.

Quy tắc 05 ngón tay giúp giáo viên xác định được số lỗi học sinh gặp phải/không đọc được khi đọc sách. Nếu học sinh mắc hơn 05 lỗi trong 05 câu, điều đó có nghĩa cuốn sách học sinh đang đọc có thể ở trình độ đọc cao hơn so với học sinh.

Khi học sinh mắc hơn 05 lỗi tôi đã làm gì? Yêu cầu học sinh lấy sách ở một trình độ thấp hơn. Trình độ đỏ.

Ở trình độ đỏ, học sinh mắc bao nhiêu lỗi? 02 lỗi.

Nếu học sinh mắc từ 2-4 lỗi trong 05 câu của một cuốn sách, thì cuốn sách này phù hợp với trình độ đọc của học sinh.

Nếu học sinh mắc 0-1 lỗi trong 05 câu của một cuốn sách, thì cuốn sách đó có thể thấp hơn so với trình độ đọc của học sinh. Khi học sinh mắc 0-1 lỗi, tôi nên làm gì? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Yêu cầu học sinh đọc sách ở trình độ cao hơn.

Ở phần làm mẫu, cuốn sách ở trình độ nào phù hợp với học sinh? Trình độ màu đỏ.

Ở phần làm mẫu, các anh chị có thể nhìn thấy tay của tôi, việc này giúp các anh chị biết cách tôi đếm lỗi mà học sinh gặp phải khi đọc như thế nào. Khi về lớp và áp dụng với học sinh, anh chị lưu ý không để học sinh nhìn thấy tay anh chị, chúng ta có thể đếm thầm những lỗi mà học sinh gặp phải khi đọc.

Tóm tắt:

Học sinh mắc bao nhiêu lỗi khi đọc 05 câu thì cuốn sách đó cao hơn trình độ đọc của học sinh? Từ 05 lỗi trở lên.

Ghi vào giấy khổ lớn: Từ 05 lỗi trở lên = cuốn sách ở trình độ đọc cao hơn.

Học sinh mắc bao nhiêu lỗi khi đọc 05 câu thì cuốn sách đó dễ hơn trình độ đọc của học sinh?

Ghi vào giấy khổ lớn: Từ 0-1 lỗi = cuốn sách ở trình độ đọc dễ hơn.

Học sinh mắc bao nhiêu lỗi khi đọc 05 câu thì cuốn sách đó phù hợp với trình độ đọc của học sinh? 2-4 lỗi.

Ghi vào giấy khổ lớn: Từ 2-4 lỗi = cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh.

Quy tắc 05 ngón tay là hướng dẫn giúp giáo viên xác định được trình độ đọc cho học sinh. Sử dụng quy tắc 05 ngón tay là một giải pháp mang tính tương đối giúp xác định trình độ đọc của học sinh. Lưu ý, khi anh chị sử dụng quy tắc 05 ngón tay để xác định trình độ đọc của học sinh, không nên để học sinh nhìn thấy các anh chị đang đếm lỗi mà học sinh gặp phải.

Chúng ta sử dụng quy tắc 05 ngón tay khi nào? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Khi chúng ta nhìn thấy học sinh gặp khó khăn trong việc tìm sách để đọc, khi giáo viên lắng nghe học sinh đọc trong tiết đọc thư viện, khi nhìn thấy học sinh liên tục thay đổi sách mà không đọc, đặc biệt trong tiết đọc thư viện có hoạt động Đọc cặp đôi và Đọc cá nhân.

Bổ sung thêm thông tin nếu chưa được đề cập.

Trường hợp học sinh gặp nhiều lỗi khi đọc, chúng ta KHÔNG nên nói gì? Lấy 3-4 ý kiến. Trả lời: Cuốn sách này quá khó đối với em, em đọc chưa tốt, hãy chọn cuốn sách dễ hơn để đọc.

Chúng ta không nên gọi “cuốn sách khó” hay “cuốn sách dễ” mà nên gọi cuốn sách theo mã màu của nó. Như vậy học sinh sẽ không phải lo lắng hay xấu hổ khi đọc những cuốn sách được coi là “cuốn sách dễ”.

Hoạt động 2: Dạy học sinh cách mượn trả sách tại thư viện

50 phút

5 phút

Cả lớp

Giấy khổ lớn

10-12 phút

10-15 phút

Giấy khổ lớn – Thông tin trong Phiếu đăng ký mượn sách

3-4 phút

Tài liệu phát tay – Các bước cơ bản

10-12 phút

2-3 phút

  1. Ở hai phần trước, chúng ta đã tìm hiểu cách dạy học sinh về những công việc hàng ngày trong Tiết đọc thư viện thứ nhất. Giáo viên nên đưa học sinh đến thư viện khi dạy Tiết đọc thư viện thứ nhất để các em làm quen với thư viện. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu việc dạy cho học sinh cách mượn trả sách ở Tiết đọc thư viện thứ hai.

Bước 1: Đặt câu hỏi để xác định lý do tại sao học sinh cần mượn sách về nhà đọc.

Động não: Tại sao việc cho học sinh mượn sách về nhà lại quan trọng?

Lấy mỗi nhóm một ý kiến. Ghi lên giấy khổ lớn. Câu trả lời có thể:

Giúp học sinh phát triển thói quen đọc sách.

Tác động đến phụ huynh và gia đình để cả nhà cùng tham gia đọc sách.

Để phụ huynh hỗ trợ con đọc ở nhà.

Để chia sẻ với phụ huynh về những gì các em làm ở trường.

Trau dồi kĩ năng đọc và vốn từ vựng cho học sinh.

Cho thấy rằng việc đọc sách nên diễn ra cả bên trong và bên ngoài nhà trường.

Tóm tắt bằng cách gạch chân dưới những từ quan trọng. Nhấn mạnh “Phát triển thói quen đọc sách.”

Chúng ta muốn học sinh mượn sách về đọc ở nhà. Chúng ta cần khuyến khích các em làm việc này.

Bước 2: Làm mẫu cách dạy cho học sinh tìm cách mượn sách về nhà

  1. Tất cả chúng ta đều thấy việc học sinh mượn sách về đọc ở nhà là rất quan trọng.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu việc dạy cho học sinh biết cách mượn trả sách ở thư viện. Giáo viên không phải là người giúp học sinh mượn trả sách, cán bộ thư viện và đội học sinh hỗ trợ thư viện sẽ làm việc này. Nhưng việc giáo viên hiểu được quy trình mượn trả sách sẽ giúp giáo viên dạy cho học sinh cách mượn trả sách dễ dàng hơn.

Trước hết, tôi sẽ sử dụng “Các bước cơ bản” để làm mẫu cách dạy cho học sinh về mượn trả sách.

Tôi sẽ đóng vai “giáo viên” và những học viên này (ở hàng phía trên) sẽ đóng vai học sinh.

Mời một báo cáo viên khác cùng tham gia đóng vai học sinh. Làm mẫu theo “Các bước cơ bản” cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 (không dành cho học sinh lớp 1-2)

Hoạt động làm mẫu đến đây là kết thúc.

Bước 3: Xác định các bước mượn trả sách cho học sinh từ lớp 3 -5

  1. Cả lớp. Ở phần làm mẫu, tôi đã thực hiện các bước mượn trả sách cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.

Các anh chị có thể cho biết những bước mượn trả sách cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 là những bước nào? Lấy ý kiến phản hồi. Ghi lên giấy khổ lớn.

Bổ sung nếu các bước cụ thể chưa được đề cập.

Các bước:

Bước 1: Học sinh chọn sách để mượn về nhà.

Bước 2: Học sinh viết thông tin vào Phiếu đăng ký mượn sách.

Bước 3: Học sinh đưa sách và Phiếu đăng ký mượn sách cho cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện. Cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện kiểm tra thông tin trên Phiếu đăng ký mượn sách để đảm bảo thông tin trong phiếu và sách trùng khớp với nhau.

Bước 4: Sau khi thông tin được kiểm tra, học sinh mang sách về.

Bước 5: Cán bộ thư viện chuyển thông tin từ Phiếu đăng ký mượn sách vào Phiếu theo dõi mượn trả (khi có thời gian)

Sau 3 ngày

Bước 6: Học sinh mang sách đến trả cho cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện.

Bước 7: Cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện ghi thông tin về ngày trả vào Phiếu theo dõi mượn trả sách và để sách lại tại bàn.

Bước 8: Cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện đưa sách lên kệ.

Đó là những bước mượn trả sách dành cho học sinh từ lớp 3-5.

Anh chị nào có thể đọc lại những bước này. Mời một học viên đọc các bước.

Bước 4: Đặt câu hỏi để phân tích các bước mượn trả sách cho học sinh lớp 3-5, xác định các bước mượn trả sách cho học sinh lớp 1-2

Học sinh từ lớp 3-5 sẽ thực hiện mượn trả sách theo những bước này. Tại sao quy trình này chỉ áp dụng cho học sinh lớp 3-5 mà không áp dụng cho học sinh lớp 1-2? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Học sinh từ lớp 3-5 có thể tự viết vào Phiếu Đăng ký mượn sách. Học sinh lớp 1-2 chưa thể viết đầy đủ và chính xác thông tin vào Phiếu Đăng ký mượn sách, và sẽ mất nhiều thời gian để viết đầy đủ thông tin.

Chúng ta cùng xem những thông tin chi tiết được ghi lại trong Phiếu đăng ký mượn sách.

Chỉ vào Giấy khổ lớn: Các thông tin chi tiết trong Phiếu đăng ký mượn sách.

Tại sao học sinh từ lớp 3-5 viết đầy đủ các thông tin vào Phiếu đăng ký mượn sách, và mang sách cùng với Phiếu đến cho cán bộ thư viện? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Giúp cho việc mượn sách được nhanh hơn. Nếu không học sinh sẽ phải xếp hàng chờ cán bộ thư viện điền đầy đủ thông tin vào Phiếu theo dõi mượn trả sách.

Vậy theo các anh chị, học sinh lớp 1-2 sẽ mượn sách theo quy trình như thế nào? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Chọn sách, mang sách đến cho cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ thư viện để cán bộ thư viện và đội học sinh hỗ trợ thư viện ghi giúp thông tin vào Phiếu theo dõi mượn trả sách.

  1. Giáo viên có cần giúp học sinh mượn trả sách không? Không. Ai là người giúp học sinh mượn trả sách? Cán bộ thư viện. Ngoài ra, Đội học sinh hỗ trợ thư viện sẽ giúp cán bộ thư viện trong việc mượn trả sách trong giờ ra chơi, giờ nghỉ.

Sẽ có trường hợp học sinh không trả sách lại thư viện sau 03 ngày. Lúc đó, cán bộ thư viện sẽ trao đổi với giáo viên để nhờ giáo viên nhắc nhở học sinh mang sách trả lại thư viện.

Chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu “Các bước cơ bản” của hoạt động này cho các anh chị. Các anh chị có thể sử dụng “Các bước cơ bản” để thực hành cách dạy cho học sinh về quy trình mượn trả sách.

Bước 5: Giới thiệu “Các bước cơ bản”, các nhóm đọc và thảo luận

Phát tài liệu “Các bước cơ bản” – mỗi học viên một bản

Trong nhóm: Các anh chị đọc qua “Các bước cơ bản” và thảo luận về cách dạy cho học sinh về quy trình mượn trả sách.

  1. Các nhóm đọc và thảo luận: Báo cáo viên đi xung quanh lớp, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi liên quan đến “Các bước cơ bản”. Báo cáo viên có thể cần nhắc lại về các bước trong quy trình mượn trả sách cho học sinh lớp 1-2 và lớp 3-5.

Cả lớp. Ở hoạt động này, chúng ta sẽ không thực hành. Tuy nhiên, các anh chị cần nắm rõ các bước của quy trình mượn trả sách để hướng dẫn học sinh, quy trình này đã được nêu trong tài liệu “Các bước cơ bản”. Quy trình mượn trả sách của học sinh khối 1-2 sẽ khác với học sinh khối 3-5, do đó giáo viên cần lưu ý để có hướng dẫn phù hợp cho học sinh.

Phần nào của “Các bước cơ bản” sẽ dùng để dạy cho học sinh lớp 1-2 quy trình mượn trả sách? Phần dành cho lớp 1-2.

Phần nào của “Các bước cơ bản” sẽ dùng để dạy cho học sinh lớp 3-5 quy trình mượn trả sách? Phần dành cho học sinh lớp 3-5.

Tóm tắt:

Chúng ta dùng “Các bước cơ bản” để làm gì? Dạy cho học sinh về quy trình mượn trả sách.

Ai là người hỗ trợ học sinh mượn trả sách? Cán bộ thư viện, Đội học sinh hỗ trợ thư viện.

Hoạt động 3: Bảo quản sách

15 phút

3-4 phút

Cả lớp

Sách làm mẫu

5-6 phút

2-3 phút

Bước 1: Làm mẫu cách lật sách, đặt câu hỏi về lý do tại sao phải lật sách đúng cách

  1. Một nội dung chúng ta thấy trong “Các bước cơ bản” là bảo quản sách khi học sinh mang về nhà. Anh chị nào có thể làm mẫu cách mang và cầm sách. Sử dụng sổ ghi chép của anh chị làm sách. Mời một học viên làm thử.

Các anh chị cũng cần quan sát cách học sinh lật trang sách khi đọc. Có những cách lật sách đúng, và có những cách lật sách chưa đúng. Tôi sẽ làm để các anh chị xem.

Lấy một cuốn sách và lật trang sách. Để hai ngón tay – 1 ngón ở trên, 1 ngón ở dưới để lật, không dùng cả bàn tay miết vào trang sách. Đây là cách lật sách đúng.

Đây là cách lật sách không đúng. Dùng cả bàn tay để miết vào trang sách.

Làm lại cách lật sách đúng. Tại sao đây lại là cách lật sách đúng? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Giúp sách không bị quăn góc, gãy trang.

Khi chúng ta lật sách như vậy, sách sẽ được bảo quản lâu hơn.

Bước 2: Học viên thực hành các lật sách

  1. Chúng ta cùng thực hành cách lật trang sách. Đưa cho mỗi nhóm một bộ sách, đủ cho mỗi học viên một cuốn.

Làm mẫu cách lật trang sách đúng. Các anh chị có thể lật sách như thế này. Mời học viên lật sách giống cách anh chị đang làm.

Bây giờ các anh chị hãy làm theo cặp: Các anh chị thực hành lật sách và quan sát cách lật sách của bạn mình. Báo cáo viên đi xung quanh và kiểm tra cách học viên lật sách. Giúp chọc viên lật sách đúng nếu cần. Khen ngợi các cặp làm đúng.

  1. Cả lớp. Mời một học viên có cách lật sách đúng thực hiện cách lật sách trước cả lớp.

Các anh chị sẽ dạy cho học sinh cách lật trang sách khi đọc như thế nào? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Thông tin trong “Các bước cơ bản” sẽ giúp các anh chị thực hiện việc dạy này.

Trong tiết đọc thư viện, học sinh có cơ hội để Đọc cặp đôi hoặc Đọc cá nhân. Khi học sinh đọc, cách anh chị hãy quan sát cách học sinh lật trang sách. Nếu các em dùng cả bàn tay để lật sách, các anh chị cần hướng dẫn các em cách lật sách đúng.

Tổng kết

3-4 phút

3-4 phút

Cả lớp

Ở phần này, chúng ta có 03 hoạt động.

Chúng ta đã tìm hiểu nội dung gì ở hoạt động 1? Quy tắc 05 ngón tay. Chúng ta sử dụng quy tắc 05 ngón tay để làm gì? Lấy 2-3 ý kiến. Trả lời: Để xác định trình độ đọc của học sinh, từ đó giáo viên có thể giúp học sinh tìm cuốn sách phù hợp với trình độ đọc.

Chúng ta đã làm gì ở hoạt động 2? Dạy học sinh cách mượn trả sách. Chúng ta đã tìm hiểu quy trình mượn trả sách. Nhiệm vụ của giáo viên trong việc mượn trả sách của học sinh là gì? Lấy 2-3 ý kiến. Dạy cho học sinh trong lớp về quy trình mượn trả sách, theo dõi sách quá hạn. Bổ sung thêm thông tin nếu chưa được đề cập.

Chúng ta đã làm gì ở hoạt động 3? Tìm hiểu cách bảo quản sách và dạy cho học sinh cách lật sách đúng.

Vật liệu hỗ trợ:

Giấy khổ lớn

Các thông tin cần có trên Phiếu đăng ký mượn sách – dành cho học sinh lớp 3-5

- Tên học sinh

- Lớp

- Tên sách

- Số đăng ký cá biệt

- Mã màu

- Ngày mượn (có thể có hoặc không)

Tài liệu phát tay: mỗi học viên một bản: “Các bước cơ bản” dạy học sinh về Các hoạt động hàng ngày: Mượn trả sách ở Tiết đọc thư viện thứ hai.

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường