tin tức-sự kiện
LTS: Đọc bài viết"Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài" của tác giả Đỗ Quyên, thầy giáo Trần Trí Dũng có nhiều điều chưa đồng tình với tác giả.
Theo đó, thầy Trần Trí Dũng cho rằng việc giáo viên chủ nhiệm ra đề bài kiểm tra là hợp lý nhất, bởi họ là người gần gũi sâu sát với học sinh nhất.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/12/2016 có đăng bài viết "Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài" của tác giả Đỗ Quyên.
Đọc xong bài viết này, tôi thấy cần cần trao đổi và làm rõ hơn một vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy.
Năm 2014 có một sự đổi mới trong giáo dục, đó là chủ trương bỏ chấm điểm trong cách đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học.
Theo đó, thay cho việc chấm điểm, các thầy cô giáo sẽ nhận xét học sinh thường xuyên, được quy định tạiThông tư 30của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Thông tư 30 đã bộc lộ quá nhiều những hạn chế, bất cập và vấp phải những sự phản hồi nên ngày 22/9/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư này với việc thay thế bằngThông tư 22.
Về cơ bản, Thông tư 22 vẫn giữ nguyên tinh thần và tư tưởng là đánh giá học sinh Tiểu học theo cách không chấm điểm thường xuyên nhưng có những quy định gọn và tiến bộ hợp lý hơn.
Đặc biệt là có thêm quy định đánh giá định kỳ học sinh bằng các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối học kỳ.
Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo tinh thần Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: infonet.vn) |
Theo đó, theo quy định tại điều 10 của Thông tư này, vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.
Đề kiểm tra định kì theo đó phải phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài (GDVN) - Giáo viên chủ nhiệm ra đề, tự coi thi và trực tiếp chấm bài của học sinh. Như vậy, có thể thầy cô giáo sẽ đánh giá học sinh theo cảm tính, thiếu khách quan. |
Khi đó, bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Nhưng quy định này khá cụ thể, chi tiết và có sự bài bản trong việc đánh giá học sinh.
Ở đây, Thông tư 22 không quy định cụ thể về người được ra các đề bài kiểm tra nhưng trên thực tế việc này thường được thực hiện bởi các giáo viên chủ nhiệm.
Tuy nhiên, theo tác giả Đỗ Quyên, việc giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra và chấm bài cho học sinh là dễ mất công tâm và không đảm bảo được công bằng cho học sinh, bởi lẽ chuyện bị tình cảm tri phối, dành sự ưu ái cho học sinh đã đi học thêm, lấy bài tập trong đề bài để làm bài ôn tập sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Theo đó, tại câu kết của bài viết, tác giả Đỗ Quyên băn khoăn rằng "Tiêu chí của đợt kiểm tra cuối kì là nhẹ nhàng, không gây căng thẳng và áp lực cho học sinh. Nhưng có phải vì thế mà việc ra đề, coi và chấm bài kiểm tra giao luôn cho giáo viên chủ nhiệm?".
Vì thế xin được trao đổi là, việc ra đề kiểm tra, coi học sinh làm bài và chấm bài giao cho giáo viên chủ nhiệm là hợp lý nhất.
Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm luôn sâu sát và nắm rõ tình hình học tập của học sinh, có sự tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn.
Do vậy, việc giáo viên chủ nhiệm ra đề bài kiểm tra sẽ đảm bảo được sự đánh giá đúng năng lực và trình độ của học sinh.
Vấn đề là các giáo viên chủ nhiệm phải luôn đảm bảo được sự công tâm, công bằng và khách quan khi đánh giá.
Chúng ta biết, một trong những hệ lụy của vấn nạn dạy thêm học thêm là việc học sinh khi đi học thêm ở chỗ các thầy cô giáo thì thường được ưu ái hơn so với những học sinh khác không đi học thêm, thậm chí còn được biết trước các đề bài kiểm tra.
Tuy nhiên, đây là một hạn chế mang tính tiêu cực nói chung trong giáo dục chứ không chỉ riêng gì làm ảnh hưởng đến các đợt kiểm tra.
Vì thế, để hạn chế tình trạng này cần chốngdạy thêm, học thêmsai quy định nói chung trong việc tác động đến tư tưởng của các giáo viên nói chung, mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Có như thế chúng ta mới có một nền giáo dục thực chất và hiệu quả.
Việc giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra, coi học sinh làm bài và chấm bài là một vấn đề thuộc về chuyên và nghiệp vụ sư phạm, thể hiện vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học.
Vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức đúng vai trò của mình, thể hiện cái tâm trong công việc để không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinhnói chung.
Việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhiều năm mà chúng ta thường nói đến ở đây với vai trò của người giáo viên luôn là nhân tố quyết định.
Đối với học sinh Tiểu học, theo chủ trương mới trong cách đánh giá là không chấm điểm thường xuyên.
Vì thế, các bài kiểm tra định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các em. Do đó đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm càng phải sâu sát với học sinh trong cả một quá trình, để xây dựng được những bài kiểm tra thiết thực nhất.
Từ đó, việc coi thi và chấm bài phải luôn đảm bảo được sự khách quan và công bằng, do bậc học Tiểu học có ý nghĩa gốc và là cơ sở nền tảng của nhận thức. Có như thế chúng ta mới có một nền giáo dục thực sự phát triển và hiệu quả.
- THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHỐI 2+3
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 1
- HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
- TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
- BUỔI HỌC ĐẦU XUÂN
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHỐI 1
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 2+3
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4+5
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 2
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔM
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 2
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
- THƯ VIỆN LÀ NƠI CHỨA KHO TÀNG TRI THỨC
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI LỚP 1
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 3
- Hoạt động trải nghiệm Trang trí lớp học khối 2+3