Tin tức : Trao đổi KN - PPDH

“Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”.

 Xây dựng Hội đồng tự quản lớp học :

         a) Nắm thông tin về học sinh:

            Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu năm, khi nhận lớp, tôi làm ngay công việc điều tra học sinh để nắm được đặc điểm, tình hình của từng em về: Văn hóa, hạnh kểm, hoàn cảnh gia đình, năng khiếu, sở trường...Những thông tin đó đã sơ bộ giúp tôi nắm được một phần quan trọng về học sinh của mình. Điều đó sẽ giúp tôi bước đầu có định hướng cho công tác chủ nhiệm ngay từ đầu năm học.

   b) Tổ chức bầu Hội đồng tự quản lớp học:    

      Việc bầu chọn Hội đồng tự quản lớp học  rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tôi đề cao tính chủ động cho học sinh, tạo dựng cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể. Các em tự chủ trong việc lựa chọn Hội đồng tự quản cho lớp mình. Tôi đã thực hiện theo quy trình bầu HĐTQ lớp:

    Bước 1: Tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người CTHĐTQ, PCTHĐTQ, các trưởng ban, trưởng nhóm.

    Bước 2: Trước hai tuần ,tôi tuyên truyền thông tin tới từng phụ huynh sau đó họp phụ huynh ngay để hướng dẫn phụ huynh cùng chuẩn bị cho ngày hội bầu HĐTQ lớp học.

    Bước 3: Học sinh cùng phụ huynh chuẩn bị bài tranh cử các chức danh: CTHĐTQ, PCTHĐTQ,...

    Bước 4: Cùng phụ huynh tổ chức ngày hội bầu cử  HĐTQ lớp học.

     Trong ngày hội bầu cử HĐTQ  em nào cũng có cơ hội tranh cử:

   - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em được phát biểu bài tranh cử đã chuẩn bị cùng cha mẹ để học sinh cả lớp bình chọn 5 học sinh tiêu biểu để tiến hành bỏ phiếu.

      - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Mỗi học sinh được phát 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu.

      - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ trúng cử các chức danh CTHĐTQ, PCTHĐTQ theo số phiếu từ cao đến thấp.

       Các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy thấy tự hào. Đây là bước tạo khí thế, tinh thần trách nhiệm cảu HĐTQ với nhiệm vụ mới. .

   - Bước tiếp tôi cho HĐTQ hội ý dự kiến một số ban. Chủ tịch HĐTQ cho cả lớp trao đổi thảo luận đi đến thống nhất số lượng ban và tên các ban phù hợp với tình hình lớp . Học sinh của lớp suy nghĩ , tham khảo ý kiến cha mẹ rồi lựa chọn cho mình một ban. Các em trong ban sẽ bầu trường ban cũng theo quy trình tương tự bầu HĐTQ .Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em không chỉ phát huy khả năng của mình mà còn giúp các bạn khác luôn có cơ hội để hứng thú phấn đấu: Các chức danh như chủ tịch HĐTQ, phó CTHĐTQ và các trương ban được thay đổi thường xuyên để tạo cơ hội cho mọi học sinh đều có khả năng phát triển năng lực điều hành, năng lực lãnh đạo và khả năng giao tiếp,...Tuy nhiên GVCN phải thường xuyên quan sát giúp đỡ HĐTQ làm việc, có sự chỉ đạo và định hướng kịp thời. Những học sinh đã làm tốt có thể chuyển thành cố vấn cho HĐTQ mới. Với cách làm này học sinh vẫn vui vẻ và thoải mái khi được làm cố vấn cho HĐTQ mới và đây cũng là lực lượng nòng cốt, là "cánh tay dài" cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm. Cách làm này đã tránh làm tổn thương học sinh và còn động viên kịp thời để các em thấy rõ những khả năng và sự tiến bộ của mình.

     c) Nhiệm vụ của Hội đồng tự quản và hoạt động của HĐTQ lớp học:

      Sau khi đã bầu chọn được HĐTQ của lớp, các phó CTHĐTQ nhận phụ trách các ban theo năng lược, sở trường của mình. Nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:      

      * Nhiệm vụ của CTHĐTQ:

       - Phụ trách chung , chỉ đạo mọi hoạt động của lớp.

      -Tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần và duy trì giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần, làm cầu nối giữa các ban trong lớp.

      * Nhiệm vụ PCTHĐTQ:

       - Phụ trách các ban mình đã chọn và giúp CTHĐTQ duy trì các hoạt động của lớp.

       - Làm thay việc của CTHĐTQ khi CTHĐTQ vắng mặt hoặc nghỉ học.

     

          Nhiệm vụ của mỗi em, các em tự ghi rõ ràng trong trang đầu một cuốn sổ ghi chép hoạt động của các ban mình phụ trách.Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra,  CTHĐTQ và hai PCTHĐTQ phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.

         * Hoạt động của HĐTQ:

    Tôi hướng dẫn các em học sinh lớp 5A sử dụng các công cụ để tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức, để thông qua đó tôi nuôi dưỡng các tiềm năng, giải đáp những băn khoăn lo lắng, giúp các em phát triển sự đam mê, sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kĩ năng hợp tác trong học tập cho học sinh. Tôi đã trao đổi cùng PHHS và học sinh lựa chọn những công cụ phù hợp nhất với điều kiện của lớp, tận dụng tối đa những công cụ mà lớp đã lựa chọn để phục vụ cho học tập và hoạt động của lớp. Bộ công cụ phục vụ HĐTQ gồm: Hộp thư bè bạn, hộp thư điều em muốn nói, 10 bước học tập, góc cộng đồng, cây nội qui, góc sinh nhật, sơ đồ cộng đồng, sơ đồ HĐTQ, bảng theo dõi chuyên cần,...

- Về việc xây dựng nội quy lớp học: Tôi chỉ  là người định hướng cho các em và hướng các em chủ động tự xây dựng cho lớp một nội quy rõ ràng theo từng nhiệm vụ mà hàng ngày các cần phải hoàn thành tốt. Tất nhiên giáo viên  không thể buông lỏng, phó mặc mọi hoạt động cho HĐTQ mà luôn quan sát, định hướng, khuyến khích các em thực hiện một cách tích cực, chủ động.

        Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt ngày thứ sáu, CTHĐTQ, hai PCTHĐTQ  và các trưởng ban báo cáo các mặt hoạt động của lớp, của từng ban. Căn cứ vào báo cáo của các  em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp HĐTQ 1 lần để tổng kết những ciệc đã làm được của lớp, động viên khen ngợi khuyến khích kịp thời bằng những lời động viên , thậm chí bằng những phần thưởng nhỏ cho những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách  khắc phục.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn tham gia quản lí lớp học: Điều đó giúp học sinh phát triển tự giác, chủ động khi tham gia các hoạt động của lớp. Các em thấy mình là một phần của tập thể và có trách nhiệm về sự phát triển của tập thể. Phát huy tính sáng tạo để học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau. Tôi tư vấn cho HĐTQ trao đổi với các ban trong lớp thành lập các nhóm như:

       + Nhóm khởi động : Tổ chức khởi động đầu giờ học, giữa giờ bằng trò chơi, bài hát, hoạt động phá băng,...

       + Nhóm ôn bài: Tổ chức cho cả lớp ôn bài, kiểm tra kết quả của hoạt động ứng dụng vào giờ truy bài.

       + Nhóm giám sát: Thực hiện theo dõi nhắc nhở về thời gian thực hiện các hoạt động, thực hiện hình thức phê bình những học sinh vi phạm nội quy.

      +Nhóm đánh giá phản hồi, quan sát tiến trình ngày học: Quan sát thu thập ý kiến phản hồi của các bạn sau mỗi ngày học để trình bày với giáo viên vào những ngày sau đó.

      Thời gian đầu tôi hướng dẫn chi tiết và kiểm soát các nhóm hoạt động. Dần dần tôi giảm bớt sự kiểm soát để các nhóm chủ động hoạt động. Thành viên của nhóm thay đổi thường xuyên để tất cá HS đều được tham gia vào hoạt động quản lí lớp học.

DƯƠNG THỊ CÚC

Xem thêm...

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: