Thứ năm, 02/05/2024 13:55:38
ĐỔI ,MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Ngày: 01/02/2018

CẢM NHẬN VỀ MỘT TIẾT HỌC 
THEO PP BÀN TAY NẶN BỘT – MÔN TNXH LỚP 3

 
        Đổi mới phương pháp dạy học luôn là mục tiêu quan trọng trong Giáo dục. Bản thân tôi rất tâm đắc khi dự tiết " Lá cây" môn TNXH của cô giáo Hà Thị Hường. Tiết học được sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đến dự tiết học có Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên trong trường. Tiết học ấy thực sự là một tiết dạy đáng học tập, một tiết dạy mà tất cả học sinh đều được hoạt động, tất cả đều hồ hởi, hứng thú và say mê học tập.

         Ngay vào đầu tiết học cô giáo tạo không khí cho lớp học nhẹ nhàng với bài hát: "Lý cây xanh." Bài hát ấy đã làm tất cả các em hiện lên sự hào hứng trên khuôn mặt. Khi tất cả các em hát xong, giáo viên bắt đầu hỏi những sự vật được nhắc đến trong bài hát. Từ đó giáo viên vào bài rất tự nhiên, thoải mái.

Ảnh Học sinh cộng tác nhóm.

          Bài học kinh nghiệm cho tôi cũng như mỗi giáo viên là phải quan tâm, chú ý các biểu hiện của học sinh trong các giờ học, động viên, giúp đỡ kịp thời thì các em sẽ chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức, từ đó các em sẽ khắc sâu được kiến thức bài học.

        Sau khi tiến hành làm thí nghiệm, học sinh đã giải quyết được những thắc mắc rút ra được kiến thức của bài học. Các em đã rất tự tin trao đổi kết quả trước lớp.
 
                                        Ảnh Học sinh tự tin trao đổi bài

         Kết thúc hoạt động này, tôi cảm thấy rất hài lòng về việc học của các em. Các em thảo luận nhóm sôi nổi, hứng thú tìm tòi và thực sự chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên. Sau khi thực nghiệm các em đã được kiểm chứng đối chiếu kết quả thu được với những băn khoăn thắc mắc của mình , nên các em sẽ khắc sâu được kiến thức.
                             Ảnh  Lớp học diễn ra trong không khí sôi nổi

         Đến với hoạt động tiếp theo:  Học sinh trao đổi về lợi ích của lá cây.

        Giờ học kết thúc nhưng hình ảnh cô giáo tận tụy cùng học sinh thân yêu trong suốt tiết dạy đã truyền cảm hứng cho mỗi chúng tôi, mỗi giáo viên Trường Tiểu học Đông Lỗ số 2. Tôi cảm thấy tiết học diễn ra trong không khí thoải mái, vui vẻ giống như các em đang được đi khám phá cùng cô giáo - người hướng dẫn viên nhiệt tình. Các em không hề sợ sệt, căng thẳng, lo âu mà khuôn mặt các em luôn hiện lên sự háo hức, vui vẻ, tự tin. Tôi rất tâm đắc với tiết học ngày hôm nay của đồng chí Hà Thị Hường.

         Trên đây là những chia sẻ của tôi về tiết học TNXH lớp 3, bài "Lá cây" . Qua việc phân tích tiết học này tôi đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.

       Việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn TNXH, giáo viên sẽ chủ động phát huy được những ưu điểm của mình, không lệ thuộc vào sách, tài liệu tham khảo mà có thể dựa luôn vào những hiểu biết ban đầu của học sinh để nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng kiến thức mới. Tôi nhận thấy đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu giáo viên áp dụng phương pháp này thường xuyên vào bài giảng thì học sinh sẽ ngày càng tự tin, mạnh dạn, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức mới.
          Trong quá trình dạy học, giáo viên phải có sự quan sát tinh tế từng cử chỉ, hành động của học sinh để giúp đỡ các em một cách kịp thời nhất. Từ đó điều chỉnh hình thức tổ chức hoạt động phù hợp giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động và tích cực nhất. Vì vậy tôi nghĩ rằng trong mỗi giờ học mỗi người giáo viên cần quan tâm đồng đều đến tất cả các em để giúp các em tự tin, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

       Từ khi sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài học tôi cũng như nhũng đồng nghiệp của tôi được nâng cao năng lực chuyên môn, tự tin sẵn sàng chia sẻ, học tập lẫn nhau để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.

         Trên đây là một vài chia sẻ của tôi, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn !

 

 

Nguyễn Thị Chính
Tin liên quan