tin tức-sự kiện

Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học: 2017-2018

B

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Tiếng Việt – Lớp 1

Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

I. Kiểm tra đọc: (7 điểm)

Bài 1: Đọc thành tiếng:

Gv cho học sinh bốc thăm phiếu đọc và đọc một đoạn văn.

Bài 2: Đọc hiểu: (3 điểm)

Đọc bài văn sau:

Chim sơn ca

Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên trên nền trời xanh thẳm. Chúng đâu biết mặt đất vẫn còn lưu luyến mãi với tiếng hót tuyệt vời của chim sơn ca.

Theo Phượng Vũ

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi

1. Chim sơn ca nhảy nhót ở nơi nào trong buổi trưa hè? (0,5 điểm)

a) Trên đồng cỏ
b) Trên sườn đồi
c) Trên mặt đất

2. Mặt đất lưu luyến mãi điều gì ở chim sơn ca? (0,5 điểm)

a) Bước chân nhảy nhót
b) Tiếng hót tuyệt vời
c) Tài bay cao vút

Em hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau.

3. Tìm từ thích hợp trong bài tập đọc điền vào chỗ trống (1 điểm)

- Tiếng hót lúc trầm,.........................,........................ vang mãi đi xa.

4. Chim sơn ca có điểm gì đáng yêu? (1 điểm)
.....................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết

1. Viết chính tả (7 điểm). Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tây Nguyên giàu đẹp.

2. Bài tập (3 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Tìm trong bài chính tả 1 tiếng có nguyên âm đôi rồi đưa vào mô hình phân tích tiếng.

Bài 2 (1 điểm)

a) Điền vào chỗ chấm ch hay tr?

Buổi ......iều, thủy ......iều

b) Điền vào chỗ chấm s hay x?

Con ......âu, .......âu kim.

Bài 3 (1 điểm) Viết một câu về mẹ của em.

---Hết---

Tây Nguyên giàu đẹp

Tây Nguyên giàu đẹp lắm. Mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang thoảng đưa. bầu trời trong xanh, tuyệt đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở...

Theo Tiếng Việt 2, tập một, 1998

Cây đào mùa xuân

Mùa xuân tới, cây đào tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cành cây bung ra những nụ đào tròn trịa. Nụ đào dần nở ra, bông hoa màu trắng hồng, cánh hoa mềm mại như lụa. Nhị hoa lấm tấm vàng.

Cơn mưa mùa hạ

Trời đang oi bức, nóng nực. Bỗng một cơn mưa đến thật bất ngờ. Từng đụn mây đen ùn ùn kéo đến. Giáo thổi mạnh. Cây cối nghiêng ngả. Mưa ào xuống, tạo ra những tiếng lộp bộp nghe rất vui tai.

Gấu con ngoan ngoãn

Bác Voi tặng Gấu con mộ rổ lê. Gấu con cảm ơn bác Voi rồi chọn quả lê to nhất biếu ông nội, quả lê to thứ nhì biếu bố mẹ. Gấu con chọn qủa lê to thứ ba cho Gấu em.

ĐÁP ÁN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói (kiểm tra từng cá nhân): 7 điểm

- Đọc to, rõ ràng (1 điểm):

+ 1 điểm nếu đọc to đủ nghe, rõ từng tiếng

+ 0 điểm nếu đọc chưa to và chưa rõ

- Đọc đúng (2 điểm):

+ 2 điểm chỉ có 0-2 lỗi;

+ 1 điểm nếu có 3-4 lỗi;

+ 0 điểm nếu có hơn 4 lỗi

- Tốc độ đảm bảo 40-50 tiếng /phút (2 điểm):

+ 2 điểm nếu đạt tốc độ này.

+ 1 điểm nếu tốc độ khoảng 30 tiếng / phút.

+ 0 điểm nếu tốc độ dưới 50 tiếng / phút.

- Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu (1 điểm):

+ 1 điểm nếu có 0-2 lỗi

+ 0 điểm nếu có hơn 2 lỗi

- Nghe hiểu câu hỏi: 0,5 điểm thể hiện hiểu câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi (Hỏi về người thì trả lời về người, hỏi về hoạt động thì trả lời hoạt động ...);

0 điểm nếu chưa hiểu câu hỏi, thể hiện trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi

- Nói thành câu câu trả lời: 0,5 điểm khi trả lời câu hỏi thành câu; 0 điểm khi câu trả lời không thành câu và gây khó hiểu

2. Kiểm tra đọc hiểu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm

1.b) Trên sườn đồi

2. b) Tiếng hót tuyệt vời

3 Tìm từ thích hợp trong bài tập đọc điền vào chỗ trống (1 điểm)

- Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa.

4. Chim sơn ca có điểm gì đáng yêu? (1điểm)

- Chim sơn ca có nét đáng yêu: tiếng hót tuyệt vời...

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT

1 Chính tả (7 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (1 điểm)

+ 1 điểm nếu viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ;

+ 0 điểm nếu viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng các từ ngữ, dấu câu (3 điểm)

+ 3 điểm nếu có 0-4 lỗi;

+ 1.5 điểm nếu có 5 lỗi;

+ 0 điểm nếu có hơn 5 lỗi

- Tốc độ viết khoảng 30 chữ / 15 phút (2 điểm):

+ 2 điểm nếu viết đủ số chữ ghi tiếng;

+ 1 điểm nếu bỏ sót 1-2 tiếng;

+ 0 điểm nếu bỏ sót hơn 2 tiếng

- Trình bày (1 điểm):

+ 1 điểm nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng;

+ 0 điểm nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Bài tập (3 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Tìm trong bài chính tả 1 tiếng có nguyên âm đôi rồi đưa vào mô hình phân tích tiếng .

- nguyên (hương, mùa, đưa, suối)

Bài 2 (1 điểm)

a) Điền vào chỗ chấm ch hay tr?

Buổi chiều, thủy triều

b) Điền vào chỗ chấm s hay x?

Con sâu, xâu kim.

Bài 3: Học sinh viết đúng câu cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu, chữ đầu dòng không viết hoa trừ 0,5 điểm.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Toán – Lớp 1

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng để trả lời các câu hỏi sau.

Bài 1: Số liền trước của số 85 là số:

A. 86

B.88

C.84

D.87

Bài 2: Số bé nhất trong các số sau: 86, 90, 74, 52 là:

A. 86

B.90

C.74

D.52

Bài 3:Bố của Lan đi công tác 1 tuần lễ . Hỏi bố của Lan đi công tác tất cả mấy ngày?

A. 7 ngày

B.9 ngày

C.3 ngày

D.8 ngày

Bài 4: Hình sau có mấy hình tam giác

  1. 4 hình
  2. 5 ình
  3. 6 hình
  4. 7 hình
    Phần II. Tự luận (8 điểm)

Bài 5: (2 điểm) Đặt tính rồi tính

a, 37+ 21 b, 47 – 6 c, 5+ 32 d, 99 – 66

Bài 6: (1,5 điểm)Xếp các số 15, 45, 13, 66, 76, 54 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn: ……………………………………………………………………

b) Từ lớn đến bé:…………………………………………….....……………………

Bài 7:(1 điểm) Điền số tròn chục thích hợp vào ô trống:

70 < […] > 90 50 > […] > 13 + 17

Bài 8: (2 điểm) Lan cắt được 13 bông hoa. Hà cắt được 15 bông hoa. Hỏi cả hai bạn cắt được bao nhiêu bông hoa?

Bài 9:(1điểm)Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm:

Bài 10: (0,5 điểm) Mẹ Lan mua hai chục con gà. Mẹ định nhốt chúng vào ba loại lồng: Loại lồng nhốt đực 8 con, loại lồng nhốt dược 4 con, loại lồng nhốt được 2 con. Em tính giúp mẹ bạn Lan cần mỗi loại mấy lồng để nhốt hết số gà?

---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 1

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

D

A

C

Phần tự luận:

Câu 5. Mỗi phép tính đặt tính và làm tích đúng cho 0,5 điểm. Đặt tính sai mà kết quả đúng trừ mỗi phép tính 0,25 điểm. Đặt tính đúng mà tính sai cho mỗi phép tính 0,1 điểm

Câu 6. Mỗi phần đúng cho 0,75 điểm

Câu 7: Mỗi số điền đúng cho 0,5 điểm

Câu 8: Bài giải

Cả hai bạn cắt được số bông hoa là: ( 0,5 điểm)

13 +18 = 31 ( bông ) ( 1,25 điểm)

Đáp số: 31 bông ( 0,25 điểm)

Câu 9> Vẽ đoạn thẳng đúng độ dài, đặt tên đúng cho 1 điểm. Vẽ chưa đúng độ dài hoặc thiếu tên đoạn thẳng trừ 0,5 điểm.

Câu 10. Học sinh trả lời đúng cần 1 lồng 8 con, 2 lồng 4 con và 2 lồng 2 con cho 0,5 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Tiếng Việt – Lớp 2

Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

Phần I. Kiểm tra đọc

1.Đọc thành tiếng. (4 điểm) Gv cho học sinh bốc thăm bài đọc.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt(Kiến thức về từ và câu). (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Cá rô lội nước

Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.

(Theo Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và viết câu trả lời để hoàn thành các bài tập sau Câu 1. Cá rô già, rô cụ có màu như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Giống màu đất. B. Giống màu bùn. C. Giống màu nước

Câu 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?

A. Ở các sông. B. Trong đất. C. Trong bùn ao.

Câu 3. Đàn cá rô lội ngược trong mưa tạo ra tiếng động như thế nào

A. Như cóc nhảy. B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh. C. Nô nức lội ngược trong mưa.

Câu 4. Câu "Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch." thuộc kiểu câu gì?

A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?

Câu 5. Trong câu: "Ông em trồng cây táođể ăn quả" bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi gì?

A. Để làm gì? B. Vì sao? C. Khi nào?

Câu 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Nóng - ..........; yếu - ..............; to - ................; dài - .............; thấp - ...............

Câu 7. Viết lại câu sau cho đúng chính tả: chiều nay, bình có đi lao động không.

.....................................................................................................................................

Câu 8. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong câu sau:

"Mùa đông đến, chim én bayvề phương Namtránh rét"
.....................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ chỉ sự vật trong hai khổ thơ sau:

Sao ngọn lưa đỏ thế

Còn nước lại không màu

Lông quạ đen quá thể

Còn cánh cò trắng phau

Sao chó thường làu bàu

Mèo thường im thin thít

Con Vịt kêu: “ Vít, vít”

Con Dê kêu: “ be, be”

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Phần II. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả:Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn tóm tắt bài "Bóp nát quả cam" (trang 75, sách Tiếng Việt 2 - Tập 2B1). (4đ)

2. Tập làm văn (6đ)

Viết đoạn văn ngắn (5 -6 câu) về loài quả em thích .

Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm môn Tiếng Việt 2

I/ PHẦN ĐỌC

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối HKII

Đáp án phần câu hỏi: (1 điểm)

Đề 1:Bài Những quả đào đoạn "Sau một chuyến đi xa ... Ông hài lòng nhận xét" (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Đáp án: người ông chia quả to cho bà và quả nhỏ cho các cháu.

Đề 2:Bài Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn " Các em nhỏ đứng thành vòng rộng ... đến hết" (Tiếng Việt 2B, trang 34)

Đáp án: Vì hôm nay Tộ không vâng lời cô, Tộ chưa ngoan.

Đề 3:Bài Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng........hai vợ chồng thoát nạn" (Tiếng Việt 2B,trang 57)

Đáp án: Hai vợ chồng lấy một khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.

Đề 4:Bài Bóp nát quả cam đoạn "Vừa lúc ấy ... cho Quốc Toản một quả cam" (Tiếng Việt 2B, trang 70)

Đáp án: Vì Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo cho việc nước nên tha tội và thưởng cho quả cam.

Đề 5:Bài Người làm đồ chơi đoạn "Dạo này hàng của bác ... cảm động ôm lấy tôi" (Tiếng Việt 2B, trang 81)

Đáp án: Hàng của bác Nhân dạo này bị ế, có nhiều đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát

1 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

1 điểm

Đọc diễn cảm

1 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu

1 điểm

Cộng

4 điểm

Chú ý

- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1: Đáp án B (0,5 điểm) M1

Câu 2: Đáp án C (0,5 điểm) M1

Câu 3: Đáp án B (0,5 điểm) M3

Câu 4: Đáp án B (0,5 điểm) M

Câu 5: Đáp án A.(0,5 điểm) M1

Câu 6: Học sinh tím từ trái nghĩa đúng yêu cầu: nóng – lạnh; yếu – khoẻ; to – nhỏ (bé); dài – ngắn; thấp - cao (1 điểm) M2

Câu 7: Học sinh viết hoa chữ đầu câu (Chiều) và tên riêng (Bình) và điền dấu chấm hỏi vào cuối câu. (1 điểm) M4

Câu 8: Đáp án "Mùa đông đến, chim én bay tránh rét ở đâu?" hoặc "Mùa đông đến, chim én bayở đâu tránh rét?" (0,5 điểm) M3

Câu 9: (1 điểm) Các từ chỉ sự vật: ngọn lửa, nước, lông quạ, cánh cò, mèo, vịt, dê.

II. Bài kiểm tra viết

1.CHÍNH TẢ (4 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) mỗi lỗi trừ 0.2 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài.

- Điểm toàn bài viết trừ không quá 1 điểm.

2. Tập làm văn (6 điểm)

Hs viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho diểm tối đa. Nếu hs viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ bài làm của học sinh mà giáo viện cho 6 điểm; 5,5 điểm; 5 điểm; 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Toán – Lớp 2

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 3 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằn số

Bằng chữ

Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Số liền trước của số 800 là số:

A. 801 B. 798 C. 799 D. 802

Câu 2: Trong các số: 545, 458, 485 số bé nhất là:

A. 545 B. 458 C. 485 D. 548

Câu 3: . Hình nào có số ô vuông được tô màu.

A

C

D

B

Câu 4. Mỗi học sinh được mượn 9 quyển truyện. Hỏi 8 học sinh được mượn bao nhiêu quyển truyện?

A. 72 quyển B. 27 quyển C. 17 quyển D. 71 quyển

Câu 5: Hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật, bao nhiêu hình tan giác.

A. 3 hình chữ nhật và 3 hình tam giác

B . 2 hình chữ nhật và 2 hình tam giác

C. 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác

Câu 6: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

D

Độ dài đường gấp khúc ABCD là: B

4cm

3cm 7cm

A C

A . 14cm B.19cm C . 7cm D. 84cm

Câu 7: 25 kg + 15 kg - 10kg =..................

  1. 40kg B. 30 kg C. 50kg D. 30

Câu 8: Ngày 1 tháng 6 là thứ bảy. Vậy trong tháng 6 đó, các ngày chủ nhật là:

A. 2;9;16;23;30 B. 2;10;17;23;30 C, 2;9;17;23;30 D. 2;9;16;22;30

Phần II. Tự luận ( 8 điểm)

Câu 1:(1 điểm).

a) Viết các số sau: (0,5 điểm). b) Đọc các số sau (0,5 điểm).

- Tám trăm năm mươi lăm:………. - 605:…………......…..………………………

- Bốn trăm mười:………………… - 920……………….........……………………

Câu 2:(2 điểm) Đặt tính rồi tính.

567 + 132 786 – 60 76 + 24 437 -15
………….. …………. …………. ……………
………….. ………….. ………… ……………
………….. ………….. ………… ……………

………….. ………….. ………….. …................

Câu 3:(1,0 điểm) Tìm X

X : 8 = 6 +4 286 – X = 100-23

Câu 4:(1 điểm)

a) Xem lịch rồi cho biết:

12

Thứ hai

7

14

21

28

Thứ ba

1

8

15

22

29

Thứ tư

2

9

16

23

30

Thứ năm

3

10

17

24

31

Thứ sáu

4

11

18

25

Thứ bẩy

5

12

19

26

Chủ nhật

6

13

20

27

Tháng 12 có …… ngày.

- Có …… ngày thứ hai.

b) Đồng hồ ở hình 1 chỉ.................................... giờ.

Câu 5: (1 điểm). Hình 2 có:

a) ........... hình tam giác

b) ........... hình tứ giác

Câu 6 (2 điểm) Đàn vịt có 183 con, đàn gà có ít hơn đàn vịt 21 con. Hỏi đàn gà có bao nhiêucon?

-----Hết-----

ĐÁP ÁN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM. MỖI CÂU ĐÚNG CHO 0,25 ĐIỂM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

C

A

A

A

B

A

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Mỗi phép điền đúng cho 0,25 điểm

Câu 2: Câu 5. Mỗi phép tính đặt tính và làm tích đúng cho 0,5 điểm. Đặt tính sai mà kết quả đúng trừ mỗi phép tính 0,25 điểm. Đặt tính đúng mà tính sai cho mỗi phép tính 0,1 điểm

Câu 3: X : 8 = 6 +4 286 – X = 100-23

X: 8 = 10 ( 0,25 đ) 286- X = 77 ( 0,25 đ)

X= 10 x8 X= 286 - 77

X = 80 ( 0,25 đ) X= 209 ( 0,25 đ)

Câu 4a: mỗi phần đúng cho 0,3 điểm

Câu 4b. Trả lời đúng cho 0,4 điểm

Câu 5: Mỗi phần trả lời đúng cho 0,5 điểm. Có 10 hình tam giác, 3 hình tam giác.

Câu 6:

Có số con gà là: (0,5 đ)

183 -21 = 162 (con) (1,25 đ)

Đáp số: 162 con (0,25 đ)

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Toán – Lớp 3

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

Phần I: Trắc nghiệm( 2 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng để trả lời các câu hỏi sau

Bài 1.Trong các số: 42 078, 42 075, 42 090, 42 100, 42 099, 42 109, 43 000. Số lớn nhất là:

A. 42 099 B. 43 000 C. 42 075 D. 42 090

Bài 2.Giá trị của biểu thức 2342 + 403 x 6 là:

A. 4660 B. 4760 C. 4860 D 4960

Bài 3. Hình vuông có cạnh 3cm. Diện tích hình vuông là:

A. 6cm2 B. 9cm C. 9cm2 D. 12cm

Bài 4.Mua 2kg gạo hết 18 000 đồng. Vậy mua 5 kg gạo hết số tiền là:

A. 35 000 đồng B. 40 000 đồng C. 45 000 đồng D. 50 000 đồng

Bài 5. Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ 7. Ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày thứ:

A. Thứ sáu B. Thứ bảy C. Chủ nhật D. Thứ hai

Bài 6.Gía trị của chữ số 5 trong số 65 478 là:

A. 50 000 B. 500 C. 5000 D. 50

Bài 7.12m7dm bằng bao nhiêu dm :

A. 1207dm B. 127dm C. 1270dm D. 1027dm

Bài 8. Hình bên có .........góc vuông và .......góc không vuông

A.4góc vuông và 4 góc không vuông

B.4góc vuông và 2 góc không vuông

C. 2góc vuông và 4 góc không vuông

D. 2góc vuông và 2góc không vuông
II. Phần tự luận (8 điểm)

1. Đặt tính rồi tính:

14 754 + 23 680

15 840 – 8795

12 936 x 3

68325 : 8

2. Tính giá trị của biểu thức:

a.15 840 + 7932 x 5 =

b.(15 786 – 13 982) x 3 =

c.239 + 1267 x 3

=

d.2505 : ( 403 - 398) =

3. Tìm x

x: 8= 3721

24 860 : x = 5

49 623 + X = 78 578

78 026 – X = 69 637

4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 8 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi và diện tích thửa ruộng đó?

-----Hết-----

Đáp án môn toán lớp 3

Phàn trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

C

C

C

C

B

A

Phần tự luận:

Câu 1: Mỗi phép tính đặt tính và làm tính đúng cho 0,5 điểm. Đặt tính sai mà làm tính đúng ch mỗi phép tính 0,25 điểm. Đặt tính đúng mà tính sai cho mỗi phép tính 0,1 điểm

Câu 22. Tính giá trị của biểu thức:

a.15 840 + 7932 x 5 = 15480 + 39 660 ( 0,25 đ)

= 55 500

b.(15 786 – 13 982) x 3 =1804 x3 ( 0,25 đ)

= 5412 ( 0,25 đ)

c. 1267 x 3 + 239

=3801 + 239 ( 0,25 đ)

= 4040 ( 0,25 đ)

d.2505 : ( 403 - 398) =2505 : 5 ( 0,25 đ)

501 ( 0,25 đ)

3. Tìm x

x: 8= 3721

24 860 : x = 5

49 623 + X = 78 578

78 026 – X = 69 637

X = 3721x8 ( 0,25 đ)

X= 24 860 : 5( 0,25 đ)

X= 78 578 – 4962328

( 0,25 đ)

X= 955( 0,25 đ)

X = 78 026 – 69 637

( 0,25 đ)

X= 29768( 0,25 đ)

X = 4972( 0,25 đ)

X= 8389 ( 0,25 đ)

4.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là

8x3 = 24 (cm) (0.5 đ)

Chu vi hình chữ nhật là:

( 24 + 8) x2 = 64 (cm) (0.75 đ)

Diện tích hình chữ nhật là

24 x8 = 192( cm2) (0.5 đ)

Đ áp số: (0.25 đ)

Chu vi: 64 cm

Diện tích: 192cm2

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

MônTiếng Việt – Lớp 3

Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằn số

Bằng chữ

Phần I. Kiểm tra đọc

1.Đọc thành tiếng. (4 điểm) Gv cho học sinh bốc thăm bài đọc.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt(Kiến thức về từ và câu). (6 điểm)

Chiếc lá.

Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

-Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

-Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên

thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

-Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao,

thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích

mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là

một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi

thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như

thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: “Những hoa, những quả, những niềm vui mà

bạn nói trên kia.”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1, Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?

A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.

B.Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.

C.Cả hai ý trên.

2, Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá. B.Hoa, lá, chim sâu. C.Chim sâu, gió, hoa, lá.

3, Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.

B.Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.

C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.

D.Mọi người, mọi vật đều có ích.

4, Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?

A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.

B.Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.

C.Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.

5. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Giữ cho.........................không bị ô nhiễm là trách nhiệm của tất cả chúng ta( môi trường, thiên nhiên)

b. Em rất yêu......................... và luôn gắn bó với cỏ cây.( môi trường, thiên nhiên)

c. Nhiều nhà máy thải ra khói bụi nên bầu....................................của chúng ta ngày càn ô nhiễm( khí quyển, trời)

Nếu môi trường bị...................................................., sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghêm trong.( ô nhiễm, sói mòn)

6.Chuyển những câu sau thành câu có dùng hình ảnh nhân hóa bằng cách thay thế từ in đậm phù hợp.

Nắng chiếu trên mặt sân.

.................................................................................................................................................

Chào mào, sáo sậu, sáo đen hót ríu rít.

.................................................................................................................................................

Mèo đang nằm im trên nóc chạn.

.................................................................................................................................................

7.Điền tiếp bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? Vào chỗ trống để hoàn chỉnh mỗi câu dưới đây:

- Tối tối, bà thường ru bé ngủ bằng.....................................................................................

- Gà mẹ đã chiến đấu chống lại đại bàng bằng......................................................................

8. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Sáng ra trời xe lạnh trên khung cửa sổ hơi sương còn đọng lấm tấm em bước nhẹ lên thảm cỏ xanh mềm mại ướt đẫm hơi nước sương gột sạch những bụi bám trên khung cửa trên cành cây làm cho mọi vật trở nên sáng trong tinh khôi lạ thường.

Phàn II. Kiểm tra viết.

  1. Chính tả:( 4 điểm ) Nghe-Viết : Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả

2. Tập làm văn: (6 điểm) Ngày chủ nhật em cùng người thân làm một việc mà em yêu thích. Hãy viết đoạn văn từ 7- 9 câu kể lại việc làm đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT

A. Đọc thầm và làm bài tập:6 điểm

Câu 1 (0,5 đ)

Câu 2 (0,5 đ)

Câu 3 (0,5 đ)

Câu 4 (0,5 đ)

B

C

B

A

Câu 5: Mỗi câu viết đúng cho 0,25 điểm

  • Môi trường b- thiên nhiên c- khí quyển d- ô nhiễm

Câu 6: Viết mỗi câu đúng có hình ảnh nhân hóa cho 0,5 điểm

Câu 7: Mỗi câu điền đúng cho 0,5 điểm

Câu 8: Mỗi dấu câu điền đúng cho 0,1 điểm
B.Kiểm tra viết
1. Chính tả (Nghe viết) 4 điểm.
– Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm)
– Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh …..) trừ 0,5 điểm
– Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể
trừ toàn bài 1 điểm.
2. Tập làm văn 6 điểm.
– HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ
pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (6; 5,5; 5 ; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5 )
– HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.
– Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Toán – Lớp 4

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1:

A. 21 B. 15 C. 7 D. 5

Câu 2: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm để 5m28dm2= .......dm2là:

A. 58 B. 508 C. 580 D. 5008

Câu 3: Hình bình hành có diện tích là 3/8m2, chiều cao 3/8m. Độ dài đáy của hình đó là:

A. 3/8m B. 9/64m C. 1m

Câu 4: Hình thoi có độ dài 2 đường chéo lần lượt là 25 cm và 20 cm. Diện tích hình thoi là

A. 250 cm2 B. 250cm C. 500cm D. 500cm2

Câu 5:

Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100 000, quãng đường từ A đến B đo được 1cm. Độ dài thật của quãng đường từ A đến B là:

A. 100 000cm B. 10 000cm C. 1000m

Câu 6:

Đuôi cá nặng 350 gam. Đầu cá nặng bằng đuôi cá cộng với một nửa thân cá. Thân cá nặng bằng đầu cá cộng đuôi cá. Hỏi cả con cá nặng bao nhiêu?

A. 2900g B. 3kg C. 2kg 700g D. 2800g

Câu 7: Trong các số: 144; 735; 1204; 234 540. Số chia hết cho cả 2,3,5,9 là

A. 144 B, 735 C. 1204 D. 234 540

Câu 8. Trong hình bên có:

A. 6 góc nhọn. B. 9 góc nhọn

C.12 góc nhọn. D. 18 góc nhọn

Phần II. Tự luận:

Bài 1: (2 điểm) Tính:

Bài 2: (1 điểm) Tìm x:

Bài 3: (2 điểm)

Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi 150m và chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Biết rằng cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được 3/4kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg thóc ?

Bài 4: (1 điểm):Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a.198 x25 + 76x 198 – 198 b. 15 x25 x4

Bài 5: Đặt tính rồi tính

a, 34042 + 72678 b, 81702 – 24749 c, 418x24 d, 5428 :23

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Toán lớp 4

Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu1

Câu2

Câu3

Câu4

Câu5

Câu6

Câu7

Câu8

D

B

C

A

A

D

D

C

Phần II. Tự luận: (8 điểm):

Bài 1: (2 điểm)Mỗi biểu thức tính đúng được 1 điểm.

Bài 2: (1 điểm)Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm.

a. x - 1/4 = 5/3

x = 5/3 + 1/4 ( 0,25 đ)

x = 23/12 ( 0,25 đ)

b. x : 2/3 = 1/3

x = 1/2 x 2/3 ( 0,25 đ)

x = 1/3 ( 0,25 đ)

Bài3:(2điểm)

Chiều rộng của thửa ruộng đó là:

150 : ( 2+3) x 2 = 60 (m) ( 0,5điểm)

Chiều dài thửa rộng đó là

150 – 60 = 90( m) 0,25đ

Diện tích của thửa ruộng đó là:

0,25đ

60 x 90 = 5400 (m2)

0,25đ

Trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được là:

0,25đ

3/4 x 5400 = 4050 (kg)

0,25đ

Đáp số: 4050kg

0,25đ

Bài 4: (1 điểm) Tính bằng cách hợp lí nhất: ( Nếu tính bằng cách thông thường cho ½ số diểm đật được)

a.198 x25 + 76 x198 – 198

= 198 x ( 25 + 76 - 1) ( 0.25 đ)

= 234 x 100

= 23400 ( 0.25 đ)

b.15x 25 x4

= 15 x100 ( 0.25 đ)

= 1500 ( 0.25 đ)

Bài 5. Mỗi phép tính đặt tính và làm tính đúng cho 0,5 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:.....................................................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Tiếng Việt– Lớp 4

Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Đọc +LTVC

Viết

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt:(7 điểm)

Đọc thầm bài: "Bốn anh tài (tt)" - SGK TV 4 - Tập 2 trang 17 và làm bài tập sau:

Bốn anh tài

(Tiếp theo)

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi.

Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.

Truyện cổ dân tộc Tày

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1/ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên?

A. Yêu tinh B. Bà cụ C. Ông cụ D. Cậu bé.

Câu 2/Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?

A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường
C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3/Yêu tinh có phép thuật gì?

A. Phun lửa B. Phun nước C. Tạo ra sấm chớp D. Biến hóa, tàng hình

Câu 4/Câu tục ngữ nào có nghĩa: "Hình thức thường thống nhất với nộidung"?

A. Chết vinh còn hơn sống nhục. B. Người thanh tiếng nói cũng thanh.
C. Biết người, biết mặt,nhưng không biết lòng. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 5/Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.

a, Cô gái có vẻ đẹp thật...........................................................( tráng lệ, rực rỡ)

b,Núi non...........................làm say đắm lòng người ( xinh tươi, kỳ vĩ)

c, Mùa xuân......................đã về ( xinh xắn, tươi đẹp)

d, Nàng xuân .....................đã gõ cửa mỗi nhà. ( yêu kiều, huy hoàng)

Câu 6/ Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu " Khi thấy bóng bọn trẻ, đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp chúng.

Câu 7: Thêm bộ phận trạng ngữ cho các câu sau:

a, ..................trời bắt đầu lành lạnh.

b,....................... vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.

c, ...................chúng em thường xuyên nhắc nhau không vứt rác.

d, bằng.............anh chiến sĩ đã phát hiện đường đi của giặc.

Câu 8: Chuyển câu kể sau thành 1 câu cảm, 1 câu hỏi, 1 câu khiến.

Chim Yến hót hay.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả:(Nghe – viết) (2 điểm)

Bài: Sầu riêng

(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)

II. Tập làm văn(8 điểm)

Đề bài: Tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

D

B

B

Câu 5:Mỗi từ điền đúng cho 0,25 đ

a- rực rỡ d. yêu kiều

b, kỳ vỹ c, tươi đẹp

Câu 6: 1 điểm

Khi thấy bóng bọn trẻ, đàn ngỗng / vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp chúng.

TN CN VN

Câu 7: Học sinh điền đúng bộ phận trạng ngữ của mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu 8: Học sinh viết mỗi câu đúng cho 0,3 điểm. Viết đúng cả 3 câu cho 1 điểm

1. Chính tả (Nghe viết) 2 điểm.
– Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (2 điểm)
– Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh …..) trừ 0,15 điểm
– Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể
trừ toàn bài 0,5 điểm.
2. Tập làm văn 8 điểm.
– HS viết được 1 bài văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ
pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 8 điểm.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (8; 7,5 ; 7; 6,5; 6; 5,5; 5 ; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5 )

.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:..........................................SBD...........

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn khoa học– Lớp 4

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằn số

Bằng chữ

Phần A: Trắc nghiệm

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1.Tính chất của không khí là?

A. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
B. Có màu, có mùi C. Màu trắng, vị ngọt D. Trong suốt

Câu 2.Âm thanh không truyền qua được môi trường nào?

A. Chất rắn B. Chân không
C. Chất lỏng D. Chất khí

Câu 3.Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua?

A. Kính B. Quyển vở, miếng gỗ
C. Túi ni lông trắng D. Nước

Câu 4.Điều gì sẽ xẩy ra nếu trái đất không được sưởi ấm?

A. Gió sẽ liên tục thổi ngừng thổi
B. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
C. Trái đất sẽ tan ra.
D. Trái đất trở nên yên bình hơn.

Câu 5. Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao?

A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu nước
C. Thiếu khí các-bô-níc D. Thiếu không khí

Câu 6: Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào?

A. Buổi sáng B. Buổi trưa
C. Buổi chiều D. Buổi tối

Câu 7.Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí?

A. Khói, bụi, khí độc, tiếng ồn, rác thải không được xử lí
B. Tiếng ồn, rác thải đã được xử lí hợp vệ sinh.
C. Trồng cây xanh, dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
D. Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định.

Câu 8:Người khỏe mạnh bình thường có nhiệt độ cơ thể là:

A. 36oC B. 37oC. C. 38oC D. 39oC

Phần II. Tự luận

Câu 9: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn? Vì sao?

Câu 10: Ánh sáng Mặt trời có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người, động vật và thực vật?

Câu 11: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành "Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật" dưới đây:

Đáp án môn Khoa học

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

B

B

D

D

A

B

Phần tự luận.

Câu 9:2 điểm. Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa bằng kim loại nóng hơn vì thìa bằng kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.

Câu 10: 2 điểm Ánh sáng mặt trời có vai trò quan trọng đối với đời sống của động vật, thực vật và con người. Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người.

Câu 11: 2 điểm Thực vật hấp thụ: Khí các bon níc, Nước, các chất khoáng

Thải ra: Khí ô xi; Hơi nước; Các chất khoáng khác

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Sử - Địa lớp 4

Phần lịch sử

Câu 1 – D( 0,5 điểm)

Câu 2 – B( 0,5 điểm)

Câu 3 – D( 0,5 điểm)

Câu 4: ( 1,5 điểm) Ông ban hành "chiếu lập học" coi "xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu", lấy chữ Nôm là chữ quốc gia dùng trong thi cử và thảo các các sắc lệnh của nhà nước.

- Chính sách ấy góp phần phát triển giáo dục, bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.

Câu 5: ( 2 điểm) Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:

+ Không đặt ngôi hoàng hậu

+ Bỏ chức tể tướng

+ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trong từ trung ương đến địa phương.

Phần địa lý

Câu 6 – A (0,5 điểm)

Câu 7 – B (0,5 điểm)

Câu 8- A (0,5điểm)

Câu 9: (2 điểm) NhữngthuậnlợiđểĐBNBtrởthànhvùngsảnxuấtlúagạo, tráicây,thủysảnlớnnhấtcảnước:

- Cóđấtphùsamàumỡđượcbồiđắphàngnăm,diệntíchrộnglớn.

- Khíhậunóngẩmquanhnăm,cóthểlàmnhiềuvụlúamỗinăm.

- Nguồnnướcsôngngòidồidào,thuậnlợilàmthủylợi.

- Ngườidâncầncùlaođộng.

Câu 9: (1,5 điểm) DâncưtậptrungkháđôngđúctạiđồngbằngduyênhảimiềnTrungvì:

- Ởđâycóđiềukiệnđấtđai,khíhậutươngđốithuậnlợichoviệcsinhhoạt,sảnxuất

- ỞđâycóngườiKinh,ngườiChămvàmộtsốdântộcítngườikhác.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:..........................................SBD...........

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Lịch sử - Địa lí – Lớp 4

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằng số

Bằng chữ

Phần: Lịch sử ( 5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1:Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?

A. Vẽ bản đồ đất nước.
B. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật.
C. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
D. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức.

Câu 2:Ranh giới phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn là:

A. Sông bến Hải B. Sông Gianh
C. Sông Nhật Lệ D. Sông Bạch Đằng

Câu 3:Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì?

A. Lên ngôi Hoàng đế B. Tiêu diệt chúa Trịnh
C. Thống nhất đất nước D. Đại phá quân Thanh

Câu 4:Quang Trung đã đề ra chính sách gì về văn hóa giáo dục.Tác dụng của chính sách ấy là gì?

(M3) Câu 5:Nhà Nguyễn thành lập năm nào? Nêu những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành với ai?

Phần: Địa lí

Khoanh vào những chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 6:Đồng bằng Bắc Bộ do các sông nào bồi đắp nên?

A. Sông Hồng và sông Thái Bình
B. Sông Mê Công và sông Đồng Nai
C Sông Thái Bình và sông Đồng Nai
D. Sông Mê Công và sông Thái Bình.

Câu 7:Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:

A. Đồng bằng lớn thứ hai nước ta với hệ thống đê ngăn lũ.
B. Đồng bằng lớn nhất nước ta, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Đồng bằng có nhiều đầm phá.
D. Đồng bằng có nhiều cồn cát.

Câu 8: Đặc điểm của vùng biển nước ta là:

A. Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông với nhiều đảo và quần đảo.

B. Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông

C. Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.

D. Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.

Câu 9:Hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?

Câu 9:Vì sao cư dân tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung?

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:...................................SBD..................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Lịch sử- Địa lí Lớp 5

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằn số

Bằng chữ

I - Lịch sử: (5 điểm)

Câu 1:Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)

A. Sài Gòn B. Hà Nội
C. Bến Tre D. Cần Thơ

Câu 2:Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển. B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường Hồ Chí Minh trên không.

Câu 3.Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:

a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954

d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Câu 4.Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? (1 điểm)

a. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
b. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội.
c.Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
d. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu.

Câu 5:Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................

Câu 6: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)

Câu 7:Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)

II - Địa lí: (5 điểm)

Câu 1:Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)

A. Hà Nội B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng D. Cà Mau

Câu 2:Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.

Câu 3:Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)

A. Da trắng B. Da vàng
C. Da đen D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 4.Phần đất liền Việt Nam tiếp giáp với những nước nào?

A. Thái lan, Trung Quốc, Lào. B. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.

C. Trung Quốc, Lào, Mông Cổ. D. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.

Câu 5:Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."

Câu 6:Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

Đáp án và hướng dẫn giải môn Sử - Địa lớp 5

1. Môn lịch sử

Câu

1

2

3

4

Ý đúng

A

C

C

C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 5:Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống đúng mỗi ý được 0,5 điểm: (1,5 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước làCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì làlá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bàitiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là Thành phốHồ Chí Minh.

Câu 6:"Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" vì: (1,5điểm)

Ngày 25 - 4 - 1976, nhân dân ta vui mừng, phấn khởi đi bầu cử Quốc hội chung cho cả nước. Kể từ đây, nước ta có Nhà nước thống nhất.

Môn: Địa lí

Câu

1

2

3

4

Ý đúng

B

A

C

B

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4: Điền đúng mỗi chỗ trống được 0,5 điểm: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậukhô hạn, thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tếphát triểnnhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lụclạnhnhất thế giới."

Câu 5:Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

Trả lời: Trên trái đất có 4 đại dương.

Đó là những đại dương:

Thái Bình Dương; Đại Tây Dương; Ấn Độ Dương; Bắc Băng Dương

Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:...................................SBD..................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Khoa học- Lớp 5

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài)

Điểm

Người chấm

Bằn số

Bằng chữ

I. Trắc nghiệm

Câu 1:(0,5đ) Mức 1

Chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
B. Có hình dạng nhất định nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Câu 2:(0,5đ) Mức 2

Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?

A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng

Câu 3: (0,5đ) Mức 1

Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là:

A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh

Câu 4:(0,5đ) Mức 2

Trong các con vật sau loài nào đẻ nhiều con trong một lứa:

A. Voi, Lợn, Gà B. Lợn, Chó, Chim C. Chó, Lợn

Câu 5:(0,5đ) Mức 3

Chọn đáp án đúng nhất nói về chu trình sinh sản của loài ếch:

A. Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản.
B. Qua quá trình thụ tinh trứng được sinh trưởng và phát triền nở ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành.
C. Ếch trưởng thành sinh sản ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triền thành ếch trưởng thành.

Câu 6:Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: (1 điểm)

"Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là ........................ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ............. rồi thành.......... mang những đặc tính của bố và mẹ."

Câu 7:Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: (1 điểm)

"Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho:

- ......................... bị thay đổi; lũ lụt, .......................... xảy ra thường xuyên;

- Đất bị xói mòn trở nên ..................................

- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị ............................... và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng."

Câu 8: Năng lượng gió được dùng để làm gì:

Câu 9:Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: (1 điểm)

...........là cơ quan sinh sản cảu thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là...................Cơ quan sinh sản cái gọi là....................

Câu 10:Em hãy cho biết vì sao phải bảo vệ môi trường ? (1 điểm)

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM

Năm học: 2017-2018

Môn Khoa học

Phần trắc nghiệm: Mối câu trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

Ý đúng

C

D

A

C

A

Câu 6: (1,0 điểm).các từ cần điền theo thứ tự là: sự thụ tinh, phôi, bào thai

Câu 7: (1,0 điểm).các từ cần điền theo thứ tự là: Khí hậu, hạn hán, bạc màu, tuyệt chủng

Câu 8: (1,5 điểm).Năng lượng gió được dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua bin của nhà máy phát điện...

Câu 9: (1,0 điểm).các từ cần điền là: Hoa, nhị, nhụy

Câu 10:( 3 điểm)

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.

- Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của con người nếu ta không bảo vệ sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên không khai thác hơp lí, không được bảo vệ sẽ gây ra cạn kiệt.

- Ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm còn dẫn tới tình trạng suy thoái đất đai khiến cho động thực vật sẽ chết dần chết mòn. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến con người và cuối cùng môi trường bị phá hủy...

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:...................................SBD..................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Toán- Lớp 5

Thời gian làm bài: 40 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên tờ giấy thi)

Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1:Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:

A. 5 đơn vị B. 5 phần trăm C. 5 chục D. 5 phần mười

Câu 2:Hỗn số được viết dưới dạng phân số là: (1 điểm)

Câu 3:5840g = .... kg (0,5 điểm)

A. 58,4kg B. 5,84kg C. 0,584kg D. 0,0584kg

Câu 4:Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu: (1 điểm)

A. Nâu B. Đỏ C. Xanh D. Trắng

Câu 5:Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là: (1 điểm)

A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút

Câu 6:Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê?: (1 điểm)

A. 150% B. 15% C. 1500% D. 105%

Câu 7:Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là: (1 điểm)

A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3

Câu 8: Trong hình bên có:

A. 4 hình thang

B. B. 5 hình thang

C. 6 hình thang

D. D. 7 hình thang

Phần tự luận ( 8 điểm)

Câu 9: Đặt tính rồi tính

a. 658,3 + 96,28 b. 93,813 – 46,47 c. 37,14 × 82 d. 308 : 5,5

Câu 10:a. (1 điểm) Tìm y, biết: 34,8 : y = 7,2 + 2,8

b. Tính giá trị biểu thức: ( 1 điểm ) 21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12

Câu 11:Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 45 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? (1 điểm)

Câu 12: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2thu được 15kg thóc, mỗi kg thóc bán với giá 9000 đồng.Hỏi số tiền thu được là bao nhiêu.

----Hết----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM

Năm học: 2017-2018

Môn Toán

Phần trắc nghiệm: Mối câu trả lời đúng cho 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

D

D

B

C

D

A

B

B

Phần tự luận

Câu 9: Mỗi phép tính đặt tính và làm tính đúng cho 0,5 điểm. Đặt tính sai mà làm tính đúng trừ mỗi phép tính 0,25 điểm. Đặt tính đúng mà tính sai cho mỗi phép tính 0,1 điểm.

Câu 10: (2 điểm)

a) 34,8 : y = 7,2 + 2,8

34,8 : y = 10 ( 0,5 đ)

y = 34,8 : 10 ( 0,25 đ)

y = 3,48 ( 0,25 đ)

b) 21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12

= 21,22 + 90,72 + 2,06 ( 0,5đ)

= 114 ( 0,5 đ)

Câu 11: (1,5đ) điểm

Bài giải

Thời gian xe máy đi hết quảng đường AB là:

9 giờ 45 phút – 8 giờ 30 phút = 1giờ 15 phút= 1,25 giờ (0,75 đ)

Vận tốc trung bình của xe máy là:

60 : 1,25 = 48 (km/giờ) (0,5 đ)

Đáp số: 48 km/giờ (0,25 đ)

Câu 12:(2,5 điểm)

Bài giải

Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:

120 x 90 = 10.800 (m2) ( 0.75 điểm)

Cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được số tạ thóc là:

10800 : 100 x 15 = 1620 (kg) ( 0.75 điểm)

Số tiền thu được là:

1620 x 9000 = 14 580 000( đồng) ( 0.75 điểm)

Đáp số: 14 580 000( đồng) ( 0.25 điểm)

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:.....................................................

Lớp:...................................SBD..................

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2017-2018

Môn Tiếng Việt- Lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút( không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên tờ giấy thi)

Phần trắc nghiệm.

Cho văn bản sau:

Tà áo dài Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,..)

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau bằng cách lựa chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả?

A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân

2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam?

A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào?

"Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.."

A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.

5. Dấu phẩy trong câu "Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời." có tác dụng gì? (1đ)

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

6. Dấu hai chấm trong câu "Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân."Có tác dụng gì?

A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Cả 2 ý trên đều đúng.

Tự luận

Câu 1: Điền từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu ghép dưới đây.

a. Gió thổi ào ào..............................cây cối nghiêng ngả........................bụi cuốn mù mịt..................một trận mưa ập tới.

b. Quê nội Duy ở Hà Nội ......................quê ngoại bạn ấy ở Nghệ An

Câu 2: Thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày thì...............................................................................

............................................................hoa đào vẫn nở đúng hẹn.

Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.

Câu 4: Viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM

Năm học: 2017-2018

Môn Tiếng Việt

Phần trắc nghiệm: Mối câu trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Ý đúng

B

A

B

A

B

B

Phần tự luận:

Câu 1: Điền từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu ghép dưới đây.

c. Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả,bụi cuốn mù mịt,một trận mưa ập tới.( 0,75 điểm)

d. Quê nội Duy ở Hà Nội còn.quê ngoại bạn ấy ở Nghệ An (0,75 điểm)

Câu 2: Thêm vế câu để tạo thành câu ghép. Học sinh điền đúng mỗi vế câu đúng cho 0,75 điểm.

Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: mỗi bộ phận diền đúng cho 0,3 điểm

Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu/ cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi

TN CN VN

kiếm ăn; chúng/ là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.

CN VN

Câu 4: Viết được đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn. Viết đúng cấu trúc đoạn văn, đúng thể loại văn tả người. Câu văn trình bày rõ ràng mạch lạc. Tùy theo bài làm của học sinh mà giáo viên cho 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 diểm; 0,5 điểm; 0 điểm.

( học sinh viết thành bài văn trừ ½ số điểm có được.)

Tác giả: Nguyễn Thủy

Xem thêm

Hài tết
aaaa
bbbb