tin tức-sự kiện

Đề kiểm tra học kỳ I

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán- Lớp 3

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I.PHẦN TRĂC NGHIỆM ( 2 điểm)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1.Tổng của 349 và 234 là:

A.573 B.583 C.574 D.115

2.Từ 3 chữ số 3,4,5 có tất cả bao nhiêu các số có 3 chữ số?(Mỗi chữ số không được lặp lại).

A.6 B.5 C.4 D.3

3.Giá trị của biểu thức sau đây : 123+ 345- 123- 344 là:

A.1 B.0 C.2 D.123

4. Đoạn thẳng AB dài 42 cm. Độ dài đoạn thẳng CD bằng 1/7 độ dài đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng CD là:….cm?

A.6 B.5 C.4 D.2

5. Số góc vuông trong hình bên là:

A.4 B.5

C.6 D.7

6. Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của các phép chia đó là:

A.3 B. 2 C. 1 D.0

7. Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 3 ngày có tất cả bao nhiêu giờ ?

A.72 B.61 C.78 D.8.

8. Số gồm bảy trăm, bốn đơn vị và hai chục được viết là:

A.724 B.742 C.427 D.247

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Đặt tính rồi tính:( 2 đ)

327 + 416 561 + 244 462 + 354 728 – 456

Câu 2. (2 đ) Tìm x, biết

a) 56 : x + 5 x 6 = 7 x 6 – 5

b) x : 8 = 15

c) 48 : x - 8 : 4 = 8 – 4

d) X x 7 = 56

Bài 3: ( 2đ) Một đội đồng diễn thể dục có 48 học sinh, trong đó ¼ số HS là HS nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu số HS nữ ?( 2 đ)

Bài 4:(2đ) Tính giá trị biểu thức:

a, (169 – 82) x 6 b, 89 +492 : 4

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt- Lớp 3

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 3 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A.PHẦN ĐỌC ( 4 điểm)

I.ĐỌC THÀNH TIẾNG

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17

II.ĐỌC HIỂU + LTVC ( 6 điểm)

Cho văn bản sau:

Bài đọc: Ba người bạn

Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi.

Chuồn Chuồn chế nhạo:

- Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này.

Bướm chê bai:

- Siêng năng thì được ai khen đâu chứ!

Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn Chuồn và Bướm chẳng còn gì ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt.

Ong rủ:

- Các cậu về sống chung với tớ đi.

Chuồn Chuồn và Bướm rất cảm động:

- Cám ơn cậu! Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc.

Khuê Văn

Đọc thầm bài đọc trên và làm các bài tập sau?

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a) Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm lại chê bai, chế nhạo Ong?

A. Vì Chuồn Chuồn cho là Ong ngốc, không biết vui chơi.

B. Vì Bướm cho rằng Ong siêng năng, chăm chỉ thì cũng không được khen ngợi.

C. Cả hai ý trên.

b) Khi thấy Chuồn Chuồn và Bướm không còn thức ăn, Ong đã làm gì?

A. Mang mật đến cho Chuồn Chuồn và Bướm.

B. Mời Chuồn Chuồn và Bướm cùng đến sống với mình.

C. Chê bai Chuồn Chuồn và Bướm đã lười biếng, không làm việc.

c) Từ trái nghĩa với từ siêng năng là:

A. Chăm chỉ B. Nhanh nhẹn C. Lười biếng

d) Câu" Suốt ngày, Ong đi tìm hoa làm mật ."thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?

Câu 2. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

Bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi như dòng sông trong lặng lẽ trôi.

......................................................................................................................

Câu 3. Tìm và ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi"Thế nào?"trong các câu sau:

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

..................................................................................................................

b) Đèn điện ban đêm lấp lánh như sao sa.

...............................................................................................................................

Câu 4: Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? để nói về việc học tập của em hoặc của các bạn trong lớp.

.........................................................................................................................................
Câu 6: Điền vào chỗ trống d.r,hay gi:

bánh.......án; con........án; ........án giấy; .......ành dụm; tranh.......ành; .......ành mạch.

Câu 7:

Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sửdụng biện pháp so sánh:

a) Đằng đông, mặt trời đỏ ửng đang từ từ nhô lên.

...................................................................................................................................

b) Cánh đồng quê em rất đẹp.

.....................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả:(3 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)

(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ "Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng tế")

II. Tập làm văn(7 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn(7 – 9 câu) để kể về quê hương em

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Lịch sử- Địa lý- Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I. LICH SỬ:

Câu 1: (1điểm) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Tại địa điểm nào?

........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 2: (1điểm) Nối thông tin ở cột A sao cho phù hợp với thông tin ở cột B

A

B

Trương Định

Mong muốn canh tân đất nước.

Nguyễn Trường Tộ

Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Bội Châu

Không làm theo lệnh vua; kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

Nguyễn Ái Quốc

Cổ động, tổ chức phong trào Đông du.

Câu 3: (1điểm) Hãy ghi Đ vào ô vuông trước ý đúng:

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc Pháp”.

Thu – đông 1947, Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Hằng năm, nước ta lấy ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 4: (1điểm) Thu – đông 1950 ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: (1điểm) Hãy nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. ĐỊA LÝ:

Câu 1: (1điểm)

Đặc điểm chính của địa hình phần đất liền nước ta là:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: (1điểm) Đánh dấu X vào ô vuông trước ý trả lời đúng:

Những nước giáp với phần đất liền nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Nước ta có khí hậu ôn đới.

Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới.

Biển nước ta bị đóng băng vào mùa đông.

Câu 3: (1điểm) Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau:

“Trồng trọt là ngành ................................................... trong nông nghiệp. Lúa gạo được trồng nhiều ở các ..................................................; cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở ................................................ và cao nguyên.

Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; ......................................................... được nuôi nhiều ở đồng bằng.”

Câu 4: (1điểm)

Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 5: (1điểm)

Hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta.

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán- Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần 1: Khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1: Chữ số 3 trong số thập phân 24,135 có giá trị là:

A. B. C. D. 3

Câu 2: Số lớn nhất trong các số 5,798; 5,897; 5,978; 5,879 là:

A. 5,798 B. 5,879 C. 5,897 D. 5,978

Câu 3: Phép nhân nhẩm 34,245 x 100 có kết quả là:

A. 3,4245 B. 342,45 C. 3424,5 D. 34245

Câu 4: 21m2 7cm2 = . . . . . . . . . . . . m2

A. 21,7

B. 21,07

C. 21,0007

D. 21,00007

Câu 5: Tỉ số phần trăm của hai số 18 và 12 là:

A. 15% B. 25% C. 60% D. 150%

Câu 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng 13m và bằng nửa chiều dài. Diện tích mảnh đất là:

A. 308 m2

B. 338 m2

C. 378 m2

D. 398 m2

Câu 7: 32,06 tấn = …………… kg

A. 326

B. 3206

C. 32006

D. 32060

Câu 8: Với lãi suất tiết kiệm 0,6% một tháng, cần gửi bao nhiêu tiền đế sau một tháng được lãi là 30000 đồng?

A. 50 000 000 B. 500 000 000 C. 500 000 D. 5000 000

Phần 2:

Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

a) 375,86 + 29,05 b) 80,475 – 26,827 c) 48,16 × 34 d) 95,2 : 68

Câu 10: (2 điểm)

a)Tính bằng cách thuận tiện nhất: 20,14 x 6,8 + 20,14 x 3,2

b) Tìm x: 12,3 : x = 15x

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 11: (1,5 điểm) Tính giá trị biểu thức:

73,42 – 8 ,568 : 3,6 +48,32

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 9: (2,5 điểm) Một căn phòng hình chữ nhật có nửa chu vi 42 m, chiều dài hơn chiều rộng 8m.

a) Tính diện tích căn phòng.

b) Người ta lát gạch men màu gỗ và màu trắng xen với nhau trên nền nhà đó. Biết phần lát gạch men màu gỗ chiếm 40%. Hỏi phần lát gạch men màu trắng bao nhiêu mét vuông

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên tờ giấy kiểm tra

A. PHẦN ĐỌC:( 3 điểm)

a. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học học từ tuầng 10 đến tuần 17 (thời gian đọc khoảng 1 phút).

Trả lời một số câu hỏi của giáo viên về nội dung bài đọc

b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

Thạch Lam

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.

c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.

Câu 2: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:

a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp.

b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:

a. Vì b. Gì c. Làm d. Không

Câu 4: Xác định TN, CN, VN trong câu : “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.”

Câu 5: Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ: siêng năng, thông minh, trung thực

Câu 6: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau thành 3 nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ.

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt có hai giọt lệ lớn sắp lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi!

Câu 7: Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả ,nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt, 1 câu có quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến.

B. PHẦN VIẾT: (40 phút)

a. Viết chính tả: (2 điểm).

GV đọc cho học sinh nghe viết bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo từ Y Hoa lấy trong gùi ra... đến hết.

b. Tập làm văn: (8 điểm).

Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

----Hết----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 1

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng:(7 điểm)

a. Đọc thành tiếng các vần sau:

ua, ôi, uôi, eo, yêu, ăn, ương, anh, om, ât

b. Đọc thành tiếng các từ sau:

khách sạn, cá mập, đại bàng, dưa chuột

c. Đọc thành tiếng các câu sau:

HOA MAI VÀNG

Nhà bác khải thật lắm hoa, có vài trăm thứ, rải rác khắp cả khu đất. Các cánh hoa dài ngắn, đủ sắc xanh đỏ trắng vàng, đủ hình đủ dạng.

Mai thích hoa đại, hoa nhài, hoa mai, nhất là hoa mai vàng.

2. Đọc hiểu:(3 điểm)

a. Nối ô chữ cho phù hợp

Description: Đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 1

b. Điền vần ua hoặc vần ưa vào ô trống: (1 điểm)

Lưỡi c.... Trời m.... Con c....

II. Kiểm tra viết:Thời gian 40 phút (10 điểm)

(Giáo viên đọc từng tiếng học sinh viết vào giấy ô ly)

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 1

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Bài 1: (1 điểm)Viết số thích hợp vào chỗ trống:

a/ 0; 1; 2; ….; ….; …; 6; ….; 8; ….; 10.

b/ 10; 9;….; …..; 6; …..; 4; ……. ; 2; …..; 0.

Bài 2: (2,5 điểm)Tính:

a) 4 + 5 = …….. 4 + 3+ 2 =……..

10 – 3 =……… 8 – 6 – 0 = …….

b)

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-3.1.jpg

Bài 3: (1 điểm)Điền số vào chỗ trống:

3 + ........ = 8; 9 - ......... = 6; ......... + 4 = 8; 7 - ........... = 5

Bài 4: (1 điểm)Đọc, viết số?

Năm hai ba ........... .................

........... .............. .............. 7 6

Bài 5: (1,5 điểm)Điền dấu >, < = vào chỗ trống:

a, 5 + 4 ....... 9; 6.........5

b, 8 - 3 ......... 3 + 5; 7 - 2 ........ 3 + 3

Bài 6: (1 điểm)

Hình vẽ bên có:

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-6.1.jpg

- Có ............hình tam giác

- Có ............hình vuông

Bài 7:Viết phép tính thích hợp

a.Có: 9 quả bóng.

Cho: 3 quả bóng.

Còn lại: …quả bóng?

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-4.1.jpg
b. Điền số và dấu thích hợp để được phép tính đúng:

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-5.1.jpg

----Hết-----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 2

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I . TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng:

Câu 1: (0.25đ) Số liền trước của 69 là:

A. 68 B. 60 C. 70 D. 80

Câu 2: (0.25đ) Trong hình bên có mấy hình tứ giác ?

A.2 hình tứ giác

B.3 hình tứ giác

C.4 hình tứ giác

D.5 hình tứ giác

Câu 3: (0.25đ) 5dm = ...... cm ?

A.40 cm B.5 cm C.50 cm D.70 cm

Câu 4: (0.25đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm

17 + 27 < ..... < 95 – 49

A. 42 B. 43 C. 44 D. 45

Câu 5: (0.25đ) 1 ngày có ..... giờ ?

A. 24 B. 25 C. 26 D. 27

Câu 6: (0,25đ) Mai có 16 chiếc kẹo, Mai có nhiều hơn chị Lan 5 chiếc.Hỏi chị Lan có bao nhiêu chiếc kẹo?

A. 19 B. 20 C. 21 D. 11

Câu 7: (0.25đ) Ngày 20 tháng 11 là thứ hai. Vậy ngày 25 tháng 11 là thứ mấy?

A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy

Câu 8: Bạn Lan cao:

A, 120 cm B. 120 dm C. 120mmm D. 120m

II.TỰ LUẬN: (8đ)

Bài 1: (2đ) Đặt tính rồi tính

a) 56 + 19 b) 27 +9 c) 96 – 58 d) 64 - 9

Bài 2: (1,5đ) Tìm x

a) x + 25 = 50 b) x - 17 = 49 c) 51 – x = 27

Bài 3: (1,5đ) Số ?

a)

81

-3 -7

29

b) -15 -37

Bài 4: (2,0 đ) Giải bài toán

Năm nay tuổi của ông là số tròn chục lớn nhất có hai chữ số, ông hơn bà 9 tuổi. Hỏi năm nay bà bao nhiêu tuổi?

Bài 5: Tính nhanh; (1đ) 11 + 23 + 9+ 15+25 + 17 +12 +48+ 24 + 16 + 35

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 2

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 3 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

PHẦN 1. KIỂM TRA ĐỌC

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.

Yêu cầu đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc diễn cảm và trả lời được một số câu hỏi của giáo viên về nội dung bài đọc.

B- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng việt:

Cho văn bản sau:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời "Chào cô ạ"
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

(Nguyễn Xuân Sanh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm):Ở khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô?

a. Cô giảng bài rất hay

b. Cô rất nghiêm khắc với học sinh.

c. Cô luôn đến lớp sớm, tươi cười đón học sinh vào lớp.

Câu 2 (0,5điểm): Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?

a. giảng, lời cô, em

b. thơm tho, điểm mười, trang vở

c. ấm, yêu thương, ngắm mãi

Câu 3 (0,5 điểm):Trong khổ thơ 2 nắng ghé vào cửa lớp để làm gì?

a. Sưởi ấm cho học sinh

b. Xem chúng em học bài

c. Chiếu sáng

Câu 4 (0,5 điểm):Những từ chỉ hoạt động trong câu: "Cô dạy em tập viết" là:

a. cô, em

b. dạy, tập viết

c. em, tập viết

Câu 5 (0,5 điểm):Câu: "Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em." thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

Câu 6 (0,5 điểm):Từ chỉ đặc điểm trong câu: "Cô mỉm cười thật tươi" là:

a. mỉm cười, tươi

b. cô, cười

c. tươi

Câu 7 (1 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào câu sau?

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Câu 8 (1,0 điểm): Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau:

Chuông chùa vang lên đánh thức bé Hà. Em vội vã rửa mặt chạy ra bờ sông.

Ô! cái mầm bé xíu qua một đêm cao lên mấy phân. hà vốc nước tưới vào nó.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 9:(1,0 điểm): Đặt 1 câu kể ai thế nào kể về tính tình cô giáo em.

.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

B.1- Chính tả nghe - viết: Cây xoài của ông em

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: "Ông em trồng ... bày lên bàn thờ ông".

B.2- Viết đoạn, bài: (7,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về cô giáo cũ của em.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Khoa học - Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng

Câu 1:Khi một em bé mới sinh, dựa vàocơ quan nàocủa cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?

a. Cơ quan tuần hoàn. b. Cơ quan tiêu hóa.
c. Cơ quan sinh dục. d. Cơ quan hô hấp

Câu 2:HIVkhônglây qua đường nào?

a. Đường tình dục.
b. Đường máu.
c. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
d. Tiếp xúc thông thường.

Câu 3:Vật liệu nào dùng để làmsăm lốp ô tô, xe máy?

a. Tơ sợi b.Cao su.
c. Chất dẻo. d.Chất nhựa.

Câu 4:Trong tự nhiênsắtcó ở:

a. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch.
b. Trong nước
c. Trong các thiên thạch
d. Trong không khí

Câu 5:Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?

a. Sốt xuất huyết. b. Sốt rét.
c. Viêm não. d. HIV/AIDS.

Câu 6:Xi măngđược làm ra từ nhữngvật liệu gì?

a. Đất sét. b. Đá vôi.
c. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. d. Đất sét và đá vôi

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp:Trứng,tinh trùng, hợp tử, thụ tinh

Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa ...........................của mẹ và .....................................của bố.

Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình...............................

Trứng được thụ tinh gọi là.......................................

Câu 2:Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai

....... – Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.

....... – Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.

....... – Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.

....... – Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.

Câu 3:Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Câu 4:Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

---Hết----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Lịch sử- Địa lý- Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Điểm

..........................

Lời nhận xét của người chấm thi

......................................................................................................

......................................................................................................

A. PHẦN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1(0,5 điểm): Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Âu Lạc. B. Văn Lang. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt.

Câu 2(0,5 điểm): Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào năm nào?

A. 40. B. 179. C. 938. D. 968.

Câu 3 (0,5 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt

B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng

C. Cả hai ý trên đều sai

Câu 4 (0,5 điểm): Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?

A. Để chống lũ lụt. B. Để chống hạn hán.

C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.

Câu 5 (1 điểm): Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.

A

B

Xây thành Cổ Loa

An Dương Vương

Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

Trần Hưng Đạo

Chống quân xâm lược Mông Nguyên

Lý Công Uẩn

Dời Kinh đô ra Thăng Long

Lý Thường Kiệt

II. TỰ LUẬN:

Câu 6 (2 điểm): Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

B. PHẦN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 7(0,5 điểm): Hoàng Liên Sơn là dãy núi:

A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.

C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.

Câu 8 (0,5 điểm):Trung du Bắc Bộ là vùng:

A. Có thế mạnh về đánh cá. B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.

C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.

Câu 9 (0,5 điểm): Khí hậu ở Tây Nguyên có đặc điểm là:

A. Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. B. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

C. Cả A và B đều đúng D. cả A và B đều sai

Câu 10 (0,5 điểm): Thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng thông, có nhiều hoa quả và rau xanh là:

A.Thành phố Cần Thơ B. Thành phố Đà Lạt C. Thành phố Nha Trang

Câu 11(1 điểm): Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp

A.Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên

B.Hoạt động sản xuất của người dân ở địa phương

Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba- dan

Khai thác sức nước

Có nhiều lạo rừng

Khai thác gỗ và lâm sản

Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông

Chăn nuôi gia súc

Có nhiều đồng cỏ lớn

Trồng cây công nghiệp lâu năm

II. TỰ LUẬN:

Câu 12(2 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp? Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Khoa học - Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần A- Trắc nghiệm (7 điểm):

Khoanh tròn vào chữ cái tr­ước câu trả lời đúng và hoàn các bài tập sau theo yêu cầu !

Câu1: (0,5đ) Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?

a. Quá trình trao đổi chất.

b. Quá trình hô hấp.

c. Quá trình tiêu hoá.

Câu2 :(0,75 đ) Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, cần:

a. Ăn nhiều thịt, cá

b. Ăn nhiều hoa quả

c. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí

Câu 3: (0,75 đ) Trong không khí có những thành phần nào sau đây?

a. Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác

b. Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc

c. Khí ô-xi và khí ni-tơ

Câu 4: (0,75 đ) Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?

a. Uống ít nước

b. Hạn chế tắm giặt

c. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước; không xả rác, nước thải,...vào nguồn nước.

Câu 5:(0,75 đ) Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:

a. Muối tinh

b. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt

c. Bột ngọt

Câu 6:(0,75 đ) Trước khi bơi, cần phải làm gì?

a. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi

b. Chuẩn bị quần áo.

c. Tập các bài thể dục khởi động.

Câu 7: (0,75đ) Hiện tượng ứng dụng nào sau đây chứng tỏ không khí có thể bị nén, giãn?

a. Bơm xe.

b. Bịt mũi ta thấy khó chịu.

c. Khi úp cốc vào ngọn nến đang cháy thì nến sẽ tắt.

Câu 8:(2 đ) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:

A

B

Thiếu chất đạm

Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà

Thiếu vi- ta- min A

Bị còi xương

Thiếu i-ốt

Bị suy dinh dưỡng

Thiếu vi- ta- min D

Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ

Phần B- Tự luận: (3 điểm)

Câu 9:(1,5 điểm) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?

Câu 10:(1,5 điểm) Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 4

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên giấy kiểm tra

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG

I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: Thời gian 1 phút (3 điểm)

a) Giáo viên cho học sinh bốc thăm rồi đọc một đoạn (khoảng 80 tiếng) trong các bài đọc sau:

1) Ông Trạng thả diều (Sách Tiếng Việt 4 – tập 1/ trang 104)

2) Văn hay chữ tốt. (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 113)

3) Vẽ trứng (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 120)

4) Người tìm đường lên các vì sao (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 125)

5) Cánh diều tuổi thơ (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 146)

b) Trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi có nội dung trong đoạn văn vừa đọc.

II.KIỂM TRA ĐỌC HIỂU + LTVC (7 điểm)

Cho văn bản sau:

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá.Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh... Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái...

(Lược trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi)

Em đọc thầm bài "RỪNG PHƯƠNG NAM" để trả lời các câu hỏi sau. Lựa chọn chưc cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1:Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của Rừng Phương Nam là?

a. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.

b. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.

c. Gió đã bắt đầu nổi lên.

d. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

Câu 2:Mùi hương của hoa tràm như thế nào?

a. Nhè nhẹ tỏa lên.

b. Tan dần theo hơi ấm mặt trời.

c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.

d. Thơm đậm làn xa khắp rừng.

Câu 3:Gió thổi như thế nào?

a. Ào ào

b. Rào rào

c. Rì rào

d. Xào xạc

Câu 4:Câu:"Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?" là câu hỏi dùng để:

a. Tự hỏi mình.

b. Hỏi người khác.

c. Nêu yêu cầu .

d. Nêu đề nghị.

Câu 5: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu "Ai làm gì?"

a. Chim hót líu lo.

b. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu.

c. Một làn hơi đất toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời.

d. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Câu 6:Trong đoạn 3 của chuyện trên (Chim hót líu lo.....biến ra màu xanh lá ngái) có những từ nào là từ láy?

a. Líu lo, ngây ngất

b. Líu lo, ngây ngất, phảng phất

c. Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén

d. Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén, tứ tán

Câu 7:Điền dấu câu thích hợp vào câu sau: Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng khẽ rung rinh như mời mọc lại đây cô bé lại đây chơi với tôi đi.

Câu 8:Đặt một câu kể theo kiểu câu "Ai làm gì?" nói về chủ đề "Ý chí - nghị lực".

Câu 9: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu : Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời.

Câu 10: Câu hỏi sau được dùng để làm gì?

a. Có phá hết các vòng vây đi không?

b. Các cậu có thấy ai không ăn mà lớn được không?

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT

I. CHÍNH TẢ: "Nghe – viết

Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài và đoạn từ đầu bài đến Nghe - viết bài "Cánh diều tuổi thơ" (Từ đầu đến Những vì sao sớm) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 146)

II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian 40 phút)

Đề bài:Hãy tả chiếc cặp mà em đang mang đến lớp hôm nay .

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần I:Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.

1/ Giá trị của chữ số 5 trong số: 571638 là:

A. 500 B. 50000 C. 500000 D. 5000000

2/ Số lớn nhất trong các số 725369; 725396; 725936; 725693

A. 725936. B. 725396 C. 725369 D. 725693

3/ 3 tạ 60 kg = …… kg. Số thích hợp cần điền vào chổ chấm là :

A. 306 B. 603 C. 360 D. 3600

4/ 2 giờ 30 phút = …… phút. Số thích hợp cần điền vào chổ chấm là :

A. 60 B. 120 C. 90 D. 150

5/ Trung bình cộng của các số 10 ; 30 ; 50; 70 là :

A. 40 B. 30 C. 20 D. 10

6/: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Năm đó thuộc thế kỷ bao nhiêu

A. X B.XI C. IX D.XII

7. Toổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. số lớn hơn số bé 1đơn vị. Số lớn và số bé lần lượt là

A. 500,499 B. 999,998 C. 555,444 D.499,500

8/ Hình sau có mấy góc tù?

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Phần II:

Câu 1:(2 điểm) Đặt tính rồi tính.

a) 514626 + 8236 b) 987864 - 783251 103 x 258 34564: 25

Câu 2:(2 đ) Cho hình tứ giác ABCD

a/ Các cặp cạnh song song là:.................................................................................................

b/ Các cặp cạnh vuông góc là:...................................................................................................

c/ Góc tù là góc:..........................................................................................................................

d/ Góc nhọn là góc:.....................................................................................................................

Câu 3:(2đ) Tính bằng cách thuận tiện

a, 125 + 567 + 433 + 875 + 1500 b, 45x 67 + 45x 32+ 45

b, 1 + 2+ 3+ ....+ 98+99+100 d. 123x 1456 -123x 456

Câu 4:(2 đ)Trong thư viện có 18000 cuốn sách giáo khoa và sách tham khảo. Số sách giáo khoa nhiều hơn sách tham khảo 1200 cuốn. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cuốn sách?

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 1.

Môn: Tiếng Việt

Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng các vần, tiếng, câu

. Đọc thành tiếng (7 điểm)

1. Đọc thành tiếng các vần (2điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ đọc phù hợp:

2- Đọc thành tiếng các từ ngữ (2 điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ đọc phù hợp:

3- Đọc câu - đoạn (3 điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, trôi chảy:

II. Đọc hiểu (3 điểm)

Nối được mỗi câu đúng cho 0.5 điểm

Chọn được vần thích hợp điền vào chỗ trống mỗi vần đúng cho 0,5 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1- Viết các vần (2 điểm)

- Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 0,25 điểm/vần

- Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ

2- Viết các từ ngữ (3 điểm)

- Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ:

- Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ:

3- Viết câu (3 điểm)

- Viết đúng các từ ngữ trong khổ thơ, thẳng dòng, đúng cỡ chữ:

Môn Toán

Bài 1; Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Bài 2a: Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm

2b: Mỗi phép tính đúng cho 0,25 điểm

Bài 3: Điền mối số đúng cho 0,25 điểm

Bài 4: Mỗi số dúng cho 0,2 điểm

Bài 5: Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 điểm

Bài 6: trả lới đúng có 2 hình tam giác cho 0,5 điểm, có 2 hunhf vuông cho 0,5 điểm

Bài 7a. Viết được phép tính đúng cho 1 điểm

Bài 7b. Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 2

Môn toán:

Phần trắc nghiệm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

C

D

A

D

D

A

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Bài 3: Mỗi phần đúng cho 0,75 điểm

Bài 4

Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là 90 ( 0,5 điểm)

Bà có số tuổ là ( 0,25đ)

90 - 9 = 81( tuổi) (1 điểm)

Đáp số: 81 tuổi ( 0,25 tuổi)

Bài 5 Học sinh biết tính nhanh cho 1 điểm, tính thông thường cho 0.5 điểm.

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(4đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

4 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

C

B

B

A

C

Câu 7: 1 điểm Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng ,bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 8 (1,0 điểm): Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau:

Các từ chỉ hoạt động trạng thái: vang, đánh thức, rửa, chạy, vốc, tưới

Câu 9:(1,0 điểm):

Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai thế nào kể về cô giáo của mình cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 3 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 1 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được đoạn văn 4-6 câu kể về cô giáo cũ của em. Câu văn trình bày rõ ràng có cảm xúc kể được hình dáng, tính tình của cô giáo và tình cảm của em dành cho cô. Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 3

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

A

C

B

A

A

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Bài 3

Số học sinh nam là ( 0,25đ)

48: 4 = 12 ( bạn) (0,5điểm)

Số học sinh nữ là: (0,25 đ)

48 - 12 = 36 ( bạn) 0.75 đ

Đáp số: 36 bạn ( 0,25 tuổi)

Bài 4:

a. (169 - 82) x 6

= 87 x 6 (0,5 đ)

= 522 (0,5 đ)

b. 89 + 492: 4

= 89 + 123 (0,5 đ)

= 212 (0,5 đ)

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(4đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

4 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1a

Câu 1b

Câu 1c

Câu 1d

Câu 2

Câu 3a

Câu 3b

C

B

C

A

xanh ngắt, vời vợi, lặng lẽ

ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh

lấp lánh như sao xa

Câu 4:1 điểm Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai làm gì kể về việc học tập của mình của các bạn cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Câu 5 (1,0 điểm): bánh rán; con gián; dán giấy; dành dụm; tranh giành; rành mạch

Câu 6: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Đằng đông, mặt trời đỏ ửng như qả cầu lửa đang từ từ nhô lên

Cánh đồng quê em đẹp như mọt bức tranh sơn dầu

( Học sinh viết câu khác nhưng có hình ảnh so sánh phù hợ vẫn cho điểm tối đa)

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 3 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 1 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được đoạn văn 7-9 câu kể về quê em. Câu văn trình bày rõ ràng có cảm xúc kể được cảnh đẹp, phong tục tập quán và tình cảm của em dành cho quê em . Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 4

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

C

D

A

A

A

B

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Các cặp cạnh song song: AB// DC

Các cặp cạnh vuông góc: AB vuông góc với AD; AD vuông góc với DC

Góc tù: ABC

Góc nhọn: BCD

Bài 3:

a. 125 + 567 + 433 + 875 + 1500

= ( 125 + 875) + (433 + 567) + 1500 (0,25đ)

= 1000+ 1000 + 1500

= 3500 ( 0,25đ)

b. 45 x 67 + 45 x 32 + 45

45 x ( 67 + 32 + 1 ) ( 0,25đ)

45 x 100

4500 ( 0,25đ)

c. 1 + 2 + 3 + .....+ 98 +99 +100

Tổng trên có số số hạng là: (100- 1): 1 + 1 = 100 số hạng ( 0,25đ)

Tổng trênlà:

(1+ 100) x 100: 2 = 5050 (0,25đ)

d. 123 x 1456 - 123 x 456

= 123 x ( 1456- 456) ( 0,25đ)

= 123 x 1000

= 123 000 ( 0,25)

Bài 4

Số sách giáo khoa là ( 0,25đ)

( 18 000 + 1200): 2 = 9600 ( cuốn) (0,75điểm)

Số sách tham khảo là (0,25 đ)

9600 - 1200 = 8400 ( cuốn) 0.5 đ

Đáp số: Sách tham khảo: 8400 cuốn ( 0,25 tuổi)

Sách giáo khoa: 9600 cuốn

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(3đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

0,5đ

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

0,5đ

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

3 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

b

c

b

a

c

c

Câu 7 :1 điểm

Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc : “ Lại đây cô bé, lại đây chơi với tôi đi.”

Câu 8: Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai làm gì kể về chủ đề ý chí nghị lực cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Câu 9 (1,0 điểm):

Danh từ

Động từ

Tính từ

một, làn hơi đất, cây cúc áo mặt trời, hơi

tỏa , phủ , tan biến

nhè nhẹ , mờ, ấm

Câu 10. Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 đ

a. Dùng để yêu cầu đề nghị

b. Dùng để khẳng định

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 2 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 0,5 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được bài văn đủ bố cục ba phần tả chiếc cặp sách của mình hôm nay mang đi học. Bài văn tả được đặc điểm hình dáng, chât liệu, đặc điểm của chiếc cặp và thể hiện được tnhf cảm của mình đối với chiếc cặp. Câu văn trình bày rõ ràng. tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 7 điểm, 6,5 điểm, cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN KHOA HỌC 4

Phần A- Trắc nghiệm: 7 điểm

Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: a Câu 4: c

Câu 5: b Câu 6: c câu 7: a

Câu 8:

A

B

Thiếu chất đạm

Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà.

Thiếu vi- ta- min A

Bị còi xương.

Thiếu i-ốt

Bị suy dinh dưỡng

Thiếu vi- ta- min D

Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.

Phần B- Tự luận: 3 điểm

Câu 9: 1,5điểm: Các việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước là:

- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.

- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua sông, suối khi trời mưa lũ, dông bão.

- Trẻ em nên tập bơi nhưng chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.

Câu 10: 1,5 điểm: Chúng ta cần tiết kiệm nước vì:

- Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước.

- Tiết kiệm nước là để dành tiền chi mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Phần trắc nghiệm

Lịch sử

Đại lý

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 5

B

C

B

A

B

C

B

B

Câu 5: Xây thành Cổ Loa- An Dương Vương

Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt- Lý Thường Kiệt

Chống quân xâm lược Mông Nguyên- Trần Hưng Đạo

Dời kinh đô ra Thăng Long- Lý Công Uẩn

Câu 6: Vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng người dân không khổ vì ngập lụt muôn vật phong phú tốt tươi.

Câu 11: Các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba- Zan- Trồng cây công nghiệp lâu năm

Có nhiều loại rừng - Khai thác gỗ và lâm sản

Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông- Khai thác sức nước

Có nhiều đồng cỏ lớn- Chăn nuôi gia súc.

Câu 12: Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.

Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đay là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng nhiều sông ngòi, ven các sông có đê để ngăn lũ.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 5

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

C

C

D

B

D

D

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 1 điểm

a. 20,14 x 6,8 + 20,14 x 3,2

= 20,14 x ( 6,8 + 3,2) (0.5 đ)

= 20,14 x 10 (0.25 đ)

= 201,4 (0.25 đ)

b. 12,3 : x = 15 x 2/3

12,3 : x = 10 (0.5 đ)

x = 12,3 : 10 (0.25 đ)

x = 1,23 (0.25 đ)

Bài 3:

73,42 - 8.568: 3,6 + 48,32

= 73,42 - 2,38 + 48,32 (0.5 đ)

= 71,04 + 48,32 (0.5 đ)

= 119,36 (0.5 đ)

Bài 4

Chiều dài căn phòng là:

(42 + 8): 2 = 25( m) (0,5điểm)

Chiều rộng căn phòng là

25 - 8 = 17 ( m) ( 0.25 đ)

Diện tích căn phòng là:

25 x 17 = 425 (m 2) (0.5đ)

Phần lát gạch men màu trắng chiếm số phần trăm là:

100- 40 = 60 % ( diện tích căn phòng) ( 0.5 đ)

Diện tích phần lát gạch men màu trắng là:

425: 100 x 60 = 255 (m 2) ( 0.5 đ)

Đáp số: a. Diện tích căn phòng: 425 m 2 : (0.25đ)

b. Diện tích phần gặc men màu trắng: 255m 2

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(3đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

0,5đ

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

0,5đ

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

3 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

0,5 đ

Câu 2

0,5 đ

Câu 3

0,5 đ

b

d

a

Câu 4 :1đ Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta/ phải trở dậy đi làm mướn .

TN CN VN

Câu 5: 1đ . Mỗi phần đúng cho 0,5 đ

đồng nghĩa

trái nghĩa

chăm chỉ, cần cù

sáng dạ, nhanh trí

thật thà, thẳng thắn

lười biếng, biếng nhác

đần độn, tối dạ

dối trá, lừa đôi

Câu 6: 2đ. Mỗi phần đúng cho 0,5 đ

Động từ

Tính từ

Đại từ

Quan hệ từ

trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, trào, bỏ

xa vời vợi, lớn

tôi, nó

qua, ở,với

Câu 7: 1,5đ. Mỗi câu đúng cho 0,75 đ

Nguyên nhân- kết quả: Nhờ chăm chỉ học tốt nên bài kiểm tra học kỳ em được điểm cao.

Tăng tiến: Không những hôm nay trời lạnh mà gió còn thổi mạnh.

Học sinh đặt câu khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 2 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 0,5 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được bài văn đủ bố cục ba phần người thân trong gia đình. Bài văn tả được đặc điểm hình dáng, tính tình của người được tả và thể hiện được tình cảm của mình đối với người được tả. Câu văn trình bày rõ ràng. Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 7 điểm, 6,5 điểm, cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đápán

C

D

B

A

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp:Trứng,tinh trùng, hợp tử, thụ tinh

Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữatrứngcủa mẹ vàtinh trùngcủa bố.

Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trìnhthụ tinh.

Trứng được thụ tinh gọi làhợp tử.

Câu 2:Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.

Đ– Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.

S– Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.

Đ– Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.

S– Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.

Câu 3:Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rêt? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

– Tác nhân gây ra bệnh sốt rét: do kí sinh trùng sốt rét

– Con đường lây truyền: Muỗi A-nô-phen hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang người lành.

Câu 4:Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?

Để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta nhỏ một vài giọt giấm thật chua (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá nếu hòn đá sủi bọt thì đó là đá vôi.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Lịch sử

Câu 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và ngày 5 tháng 6 năm 1911 tạn bén cảng Nhà Rồng.

Câu 2:

Trương Định- không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược

Nguyễn Trường Tộ - Mong muốn canh tân đất nước

Phan Bội Châu- Cổ động, tổ chức phong trào Đông Du

Nguyễn Ái Quốc- Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Câu 3: (1điểm) Hãy ghi Đ vào ô vuông trước ý đúng:

Đ -Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đ- Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc Pháp”.

S- Thu – đông 1947, Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Đ- Hằng năm, nước ta lấy ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 4: (1điểm) Thu – đông 1950 ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích

Khai thông vùng biên giới Việt Trung

Tiêu diệt sinh lực địch

Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt bắc

Câu 5: (1điểm) ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

.Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới làm thất bai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc chúng phải chiến đấu lâu dài...

II. ĐỊA LÝ:

Câu 1: (1điểm)

Đặc điểm chính của địa hình phần đất liền nước ta là:

Có 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.

Câu 2: (1điểm) Đánh dấu X vào ô vuông trước ý trả lời đúng:

X- Những nước giáp với phần đất liền nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Nước ta có khí hậu ôn đới.

X- Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới.

Biển nước ta bị đóng băng vào mùa đông.

Câu 3: (1điểm) Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau:

“Trồng trọt là ngành .sản xuất chính trong nông nghiệp. Lúa gạo được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng đồi núi, trung du và cao nguyên.

Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn, gà được nuôi nhiều ở đồng bằng.”

Câu 4: (1điểm)

Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

Ngành lâm nghiệp gồm 2 hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.. Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du

Câu 5: (1điểm)

Nước ta có nhiều nghề thủ công, nghề thủ công ngày càng phát triển. Cả nước có hàng trăm làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mic nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1. Viết vần:

ơi, ao, ui, ây, êm, ôn, at, inh ,um, ăt.

2. Viết các từ sau:

cá thu, bắp ngô, bồ câu, gập ghềnh

3. Viết bài văn sau:

NHỚ BÀ

Bà vẫn ở quê. Bé rất nhớ bà.

Bà đã già, mắt đã loà, thế mà bà đan lát, cạp rổ, cạp rá bà tự làm cả. Bà vẫn rất ham làm.

1. Viết vần:

ơi, ao, ui, ây, êm, ôn, at, inh ,um, ăt.

2. Viết các từ sau:

cá thu, bắp ngô, bồ câu, gập ghềnh

3. Viết bài văn sau:

NHỚ BÀ

Bà vẫn ở quê. Bé rất nhớ bà.

Bà đã già, mắt đã loà, thế mà bà đan lát, cạp rổ, cạp rá bà tự làm cả. Bà vẫn rất ham làm.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán- Lớp 3

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I.PHẦN TRĂC NGHIỆM ( 2 điểm)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1.Tổng của 349 và 234 là:

A.573 B.583 C.574 D.115

2.Từ 3 chữ số 3,4,5 có tất cả bao nhiêu các số có 3 chữ số?(Mỗi chữ số không được lặp lại).

A.6 B.5 C.4 D.3

3.Giá trị của biểu thức sau đây : 123+ 345- 123- 344 là:

A.1 B.0 C.2 D.123

4. Đoạn thẳng AB dài 42 cm. Độ dài đoạn thẳng CD bằng 1/7 độ dài đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng CD là:….cm?

A.6 B.5 C.4 D.2

5. Số góc vuông trong hình bên là:

A.4 B.5

C.6 D.7

6. Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của các phép chia đó là:

A.3 B. 2 C. 1 D.0

7. Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 3 ngày có tất cả bao nhiêu giờ ?

A.72 B.61 C.78 D.8.

8. Số gồm bảy trăm, bốn đơn vị và hai chục được viết là:

A.724 B.742 C.427 D.247

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Đặt tính rồi tính:( 2 đ)

327 + 416 561 + 244 462 + 354 728 – 456

Câu 2. (2 đ) Tìm x, biết

  1. 56 : x + 5 x 6 = 7 x 6 – 5
  2. x : 8 = 15

c) 48 : x - 8 : 4 = 8 – 4

d) X x 7 = 56

Bài 3: ( 2đ) Một đội đồng diễn thể dục có 48 học sinh, trong đó ¼ số HS là HS nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu số HS nữ ?( 2 đ)

Bài 4:(2đ) Tính giá trị biểu thức:

a, (169 – 82) x 6 b, 89 +492 : 4

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt- Lớp 3

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 3 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A.PHẦN ĐỌC ( 4 điểm)

I.ĐỌC THÀNH TIẾNG

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17

II.ĐỌC HIỂU + LTVC ( 6 điểm)

Cho văn bản sau:

Bài đọc: Ba người bạn

Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi.

Chuồn Chuồn chế nhạo:

- Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này.

Bướm chê bai:

- Siêng năng thì được ai khen đâu chứ!

Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn Chuồn và Bướm chẳng còn gì ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt.

Ong rủ:

- Các cậu về sống chung với tớ đi.

Chuồn Chuồn và Bướm rất cảm động:

- Cám ơn cậu! Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc.

Khuê Văn

Đọc thầm bài đọc trên và làm các bài tập sau?

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a) Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm lại chê bai, chế nhạo Ong?

A. Vì Chuồn Chuồn cho là Ong ngốc, không biết vui chơi.

B. Vì Bướm cho rằng Ong siêng năng, chăm chỉ thì cũng không được khen ngợi.

C. Cả hai ý trên.

b) Khi thấy Chuồn Chuồn và Bướm không còn thức ăn, Ong đã làm gì?

A. Mang mật đến cho Chuồn Chuồn và Bướm.

B. Mời Chuồn Chuồn và Bướm cùng đến sống với mình.

C. Chê bai Chuồn Chuồn và Bướm đã lười biếng, không làm việc.

c) Từ trái nghĩa với từ siêng năng là:

A. Chăm chỉ B. Nhanh nhẹn C. Lười biếng

d) Câu" Suốt ngày, Ong đi tìm hoa làm mật ."thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?

Câu 2. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

Bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi như dòng sông trong lặng lẽ trôi.

......................................................................................................................

Câu 3. Tìm và ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi"Thế nào?"trong các câu sau:

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

..................................................................................................................

b) Đèn điện ban đêm lấp lánh như sao sa.

...............................................................................................................................

Câu 4: Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? để nói về việc học tập của em hoặc của các bạn trong lớp.

.........................................................................................................................................
Câu 6: Điền vào chỗ trống d.r,hay gi:

bánh.......án; con........án; ........án giấy; .......ành dụm; tranh.......ành; .......ành mạch.

Câu 7:

Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sửdụng biện pháp so sánh:

a) Đằng đông, mặt trời đỏ ửng đang từ từ nhô lên.

...................................................................................................................................

b) Cánh đồng quê em rất đẹp.

.....................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả:(3 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)

(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ "Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng tế")

II. Tập làm văn(7 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn(7 – 9 câu) để kể về quê hương em

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Lịch sử- Địa lý- Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I. LICH SỬ:

Câu 1: (1điểm) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Tại địa điểm nào?

........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 2: (1điểm) Nối thông tin ở cột A sao cho phù hợp với thông tin ở cột B

A

B

Trương Định

Mong muốn canh tân đất nước.

Nguyễn Trường Tộ

Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Bội Châu

Không làm theo lệnh vua; kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

Nguyễn Ái Quốc

Cổ động, tổ chức phong trào Đông du.

Câu 3: (1điểm) Hãy ghi Đ vào ô vuông trước ý đúng:

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc Pháp”.

Thu – đông 1947, Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Hằng năm, nước ta lấy ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 4: (1điểm) Thu – đông 1950 ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: (1điểm) Hãy nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. ĐỊA LÝ:

Câu 1: (1điểm)

Đặc điểm chính của địa hình phần đất liền nước ta là:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: (1điểm) Đánh dấu X vào ô vuông trước ý trả lời đúng:

Những nước giáp với phần đất liền nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Nước ta có khí hậu ôn đới.

Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới.

Biển nước ta bị đóng băng vào mùa đông.

Câu 3: (1điểm) Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau:

“Trồng trọt là ngành ................................................... trong nông nghiệp. Lúa gạo được trồng nhiều ở các ..................................................; cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở ................................................ và cao nguyên.

Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; ......................................................... được nuôi nhiều ở đồng bằng.”

Câu 4: (1điểm)

Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 5: (1điểm)

Hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta.

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán- Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần 1: Khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1: Chữ số 3 trong số thập phân 24,135 có giá trị là:

A. B. C. D. 3

Câu 2: Số lớn nhất trong các số 5,798; 5,897; 5,978; 5,879 là:

A. 5,798 B. 5,879 C. 5,897 D. 5,978

Câu 3: Phép nhân nhẩm 34,245 x 100 có kết quả là:

A. 3,4245 B. 342,45 C. 3424,5 D. 34245

Câu 4: 21m2 7cm2 = . . . . . . . . . . . . m2

  1. 21,7
  2. 21,07
  3. 21,0007
  4. 21,00007

Câu 5: Tỉ số phần trăm của hai số 18 và 12 là:

A. 15% B. 25% C. 60% D. 150%

Câu 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng 13m và bằng nửa chiều dài. Diện tích mảnh đất là:

  1. 308 m2
  2. 338 m2
  3. 378 m2
  4. 398 m2

Câu 7: 32,06 tấn = …………… kg

  1. 326
  2. 3206
  3. 32006
  4. 32060

Câu 8: Với lãi suất tiết kiệm 0,6% một tháng, cần gửi bao nhiêu tiền đế sau một tháng được lãi là 30000 đồng?

  1. 50 000 000 B. 500 000 000 C. 500 000 D. 5000 000

Phần 2:

Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

a) 375,86 + 29,05 b) 80,475 – 26,827 c) 48,16 × 34 d) 95,2 : 68

Câu 10: (2 điểm)

a)Tính bằng cách thuận tiện nhất: 20,14 x 6,8 + 20,14 x 3,2

b) Tìm x: 12,3 : x = 15x

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 11: (1,5 điểm) Tính giá trị biểu thức:

73,42 – 8 ,568 : 3,6 +48,32

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 9: (2,5 điểm) Một căn phòng hình chữ nhật có nửa chu vi 42 m, chiều dài hơn chiều rộng 8m.

  1. Tính diện tích căn phòng.
  2. Người ta lát gạch men màu gỗ và màu trắng xen với nhau trên nền nhà đó. Biết phần lát gạch men màu gỗ chiếm 40%. Hỏi phần lát gạch men màu trắng bao nhiêu mét vuông

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên tờ giấy kiểm tra

A. PHẦN ĐỌC:( 3 điểm)

a. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học học từ tuầng 10 đến tuần 17 (thời gian đọc khoảng 1 phút).

Trả lời một số câu hỏi của giáo viên về nội dung bài đọc

b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

Thạch Lam

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.

c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.

Câu 2: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:

a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp.

b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:

a. Vì b. Gì c. Làm d. Không

Câu 4: Xác định TN, CN, VN trong câu : “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.”

Câu 5: Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ: siêng năng, thông minh, trung thực

Câu 6: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau thành 3 nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ.

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt có hai giọt lệ lớn sắp lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi!

Câu 7: Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả ,nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt, 1 câu có quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến.

B. PHẦN VIẾT: (40 phút)

a. Viết chính tả: (2 điểm).

GV đọc cho học sinh nghe viết bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo từ Y Hoa lấy trong gùi ra... đến hết.

b. Tập làm văn: (8 điểm).

Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

----Hết----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 1

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng:(7 điểm)

a. Đọc thành tiếng các vần sau:

ua, ôi, uôi, eo, yêu, ăn, ương, anh, om, ât

b. Đọc thành tiếng các từ sau:

khách sạn, cá mập, đại bàng, dưa chuột

c. Đọc thành tiếng các câu sau:

HOA MAI VÀNG

Nhà bác khải thật lắm hoa, có vài trăm thứ, rải rác khắp cả khu đất. Các cánh hoa dài ngắn, đủ sắc xanh đỏ trắng vàng, đủ hình đủ dạng.

Mai thích hoa đại, hoa nhài, hoa mai, nhất là hoa mai vàng.

2. Đọc hiểu:(3 điểm)

a. Nối ô chữ cho phù hợp

Description: Đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 1

b. Điền vần ua hoặc vần ưa vào ô trống: (1 điểm)

Lưỡi c.... Trời m.... Con c....

II. Kiểm tra viết:Thời gian 40 phút (10 điểm)

(Giáo viên đọc từng tiếng học sinh viết vào giấy ô ly)

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 1

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Bài 1: (1 điểm)Viết số thích hợp vào chỗ trống:

a/ 0; 1; 2; ….; ….; …; 6; ….; 8; ….; 10.

b/ 10; 9;….; …..; 6; …..; 4; ……. ; 2; …..; 0.

Bài 2: (2,5 điểm)Tính:

a) 4 + 5 = …….. 4 + 3+ 2 =……..

10 – 3 =……… 8 – 6 – 0 = …….

b)

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-3.1.jpg

Bài 3: (1 điểm)Điền số vào chỗ trống:

3 + ........ = 8; 9 - ......... = 6; ......... + 4 = 8; 7 - ........... = 5

Bài 4: (1 điểm)Đọc, viết số?

Năm hai ba ........... .................

........... .............. .............. 7 6

Bài 5: (1,5 điểm)Điền dấu >, < = vào chỗ trống:

a, 5 + 4 ....... 9; 6.........5

b, 8 - 3 ......... 3 + 5; 7 - 2 ........ 3 + 3

Bài 6: (1 điểm)

Hình vẽ bên có:

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-6.1.jpg

- Có ............hình tam giác

- Có ............hình vuông

Bài 7:Viết phép tính thích hợp

a.Có: 9 quả bóng.

Cho: 3 quả bóng.

Còn lại: …quả bóng?

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-4.1.jpg
b. Điền số và dấu thích hợp để được phép tính đúng:

Description: https://i.vietnamdoc.net/data/image/2015/04/14/anh-toan-lop1-5.1.jpg

----Hết-----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 2

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

I . TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng:

Câu 1: (0.25đ) Số liền trước của 69 là:

A. 68 B. 60 C. 70 D. 80

Câu 2: (0.25đ) Trong hình bên có mấy hình tứ giác ?

A.2 hình tứ giác

B.3 hình tứ giác

C.4 hình tứ giác

D.5 hình tứ giác

Câu 3: (0.25đ) 5dm = ...... cm ?

A.40 cm B.5 cm C.50 cm D.70 cm

Câu 4: (0.25đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm

17 + 27 < ..... < 95 – 49

A. 42 B. 43 C. 44 D. 45

Câu 5: (0.25đ) 1 ngày có ..... giờ ?

A. 24 B. 25 C. 26 D. 27

Câu 6: (0,25đ) Mai có 16 chiếc kẹo, Mai có nhiều hơn chị Lan 5 chiếc.Hỏi chị Lan có bao nhiêu chiếc kẹo?

A. 19 B. 20 C. 21 D. 11

Câu 7: (0.25đ) Ngày 20 tháng 11 là thứ hai. Vậy ngày 25 tháng 11 là thứ mấy?

A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy

Câu 8: Bạn Lan cao:

A, 120 cm B. 120 dm C. 120mmm D. 120m

II.TỰ LUẬN: (8đ)

Bài 1: (2đ) Đặt tính rồi tính

  1. 56 + 19 b) 27 +9 c) 96 – 58 d) 64 - 9

Bài 2: (1,5đ) Tìm x

  1. x + 25 = 50 b) x - 17 = 49 c) 51 – x = 27

Bài 3: (1,5đ) Số ?

81

-3 -7

29

  1. -15 -37

Bài 4: (2,0 đ) Giải bài toán

Năm nay tuổi của ông là số tròn chục lớn nhất có hai chữ số, ông hơn bà 9 tuổi. Hỏi năm nay bà bao nhiêu tuổi?

Bài 5: Tính nhanh; (1đ) 11 + 23 + 9+ 15+25 + 17 +12 +48+ 24 + 16 + 35

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 2

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 3 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

PHẦN 1. KIỂM TRA ĐỌC

A.ĐỌC THÀNH TIẾNG

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.

Yêu cầu đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc diễn cảm và trả lời được một số câu hỏi của giáo viên về nội dung bài đọc.

B- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng việt:

Cho văn bản sau:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời "Chào cô ạ"
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

(Nguyễn Xuân Sanh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm):Ở khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô?

a. Cô giảng bài rất hay

b. Cô rất nghiêm khắc với học sinh.

c. Cô luôn đến lớp sớm, tươi cười đón học sinh vào lớp.

Câu 2 (0,5điểm): Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?

a. giảng, lời cô, em

b. thơm tho, điểm mười, trang vở

c. ấm, yêu thương, ngắm mãi

Câu 3 (0,5 điểm):Trong khổ thơ 2 nắng ghé vào cửa lớp để làm gì?

a. Sưởi ấm cho học sinh

b. Xem chúng em học bài

c. Chiếu sáng

Câu 4 (0,5 điểm):Những từ chỉ hoạt động trong câu: "Cô dạy em tập viết" là:

a. cô, em

b. dạy, tập viết

c. em, tập viết

Câu 5 (0,5 điểm):Câu: "Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em." thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

Câu 6 (0,5 điểm):Từ chỉ đặc điểm trong câu: "Cô mỉm cười thật tươi" là:

a. mỉm cười, tươi

b. cô, cười

c. tươi

Câu 7 (1 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào câu sau?

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Câu 8 (1,0 điểm): Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau:

Chuông chùa vang lên đánh thức bé Hà. Em vội vã rửa mặt chạy ra bờ sông.

Ô! cái mầm bé xíu qua một đêm cao lên mấy phân. hà vốc nước tưới vào nó.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 9:(1,0 điểm): Đặt 1 câu kể ai thế nào kể về tính tình cô giáo em.

.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

B.1- Chính tả nghe - viết: Cây xoài của ông em

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: "Ông em trồng ... bày lên bàn thờ ông".

B.2- Viết đoạn, bài: (7,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về cô giáo cũ của em.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Khoa học - Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng

Câu 1:Khi một em bé mới sinh, dựa vàocơ quan nàocủa cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?

a. Cơ quan tuần hoàn. b. Cơ quan tiêu hóa.
c. Cơ quan sinh dục. d. Cơ quan hô hấp

Câu 2:HIVkhônglây qua đường nào?

a. Đường tình dục.
b. Đường máu.
c. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
d. Tiếp xúc thông thường.

Câu 3:Vật liệu nào dùng để làmsăm lốp ô tô, xe máy?

a. Tơ sợi b.Cao su.
c. Chất dẻo. d.Chất nhựa.

Câu 4:Trong tự nhiênsắtcó ở:

a. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch.
b. Trong nước
c. Trong các thiên thạch
d. Trong không khí

Câu 5:Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?

a. Sốt xuất huyết. b. Sốt rét.
c. Viêm não. d. HIV/AIDS.

Câu 6:Xi măngđược làm ra từ nhữngvật liệu gì?

a. Đất sét. b. Đá vôi.
c. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. d. Đất sét và đá vôi

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp:Trứng,tinh trùng, hợp tử, thụ tinh

Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa ...........................của mẹ và .....................................của bố.

Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình...............................

Trứng được thụ tinh gọi là.......................................

Câu 2:Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai

....... – Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.

....... – Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.

....... – Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.

....... – Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.

Câu 3:Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Câu 4:Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

---Hết----

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Lịch sử- Địa lý- Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Điểm

..........................

Lời nhận xét của người chấm thi

......................................................................................................

......................................................................................................

A. PHẦN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1(0,5 điểm): Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Âu Lạc. B. Văn Lang. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt.

Câu 2(0,5 điểm): Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào năm nào?

A. 40. B. 179. C. 938. D. 968.

Câu 3 (0,5 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt

B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng

C. Cả hai ý trên đều sai

Câu 4 (0,5 điểm): Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?

A. Để chống lũ lụt. B. Để chống hạn hán.

C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.

Câu 5 (1 điểm): Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.

A

B

Xây thành Cổ Loa

An Dương Vương

Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

Trần Hưng Đạo

Chống quân xâm lược Mông Nguyên

Lý Công Uẩn

Dời Kinh đô ra Thăng Long

Lý Thường Kiệt

II. TỰ LUẬN:

Câu 6 (2 điểm): Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

B. PHẦN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 7(0,5 điểm): Hoàng Liên Sơn là dãy núi:

A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.

C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.

Câu 8 (0,5 điểm):Trung du Bắc Bộ là vùng:

A. Có thế mạnh về đánh cá. B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.

C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.

Câu 9 (0,5 điểm): Khí hậu ở Tây Nguyên có đặc điểm là:

A. Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. B. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

C. Cả A và B đều đúng D. cả A và B đều sai

Câu 10 (0,5 điểm): Thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng thông, có nhiều hoa quả và rau xanh là:

A.Thành phố Cần Thơ B. Thành phố Đà Lạt C. Thành phố Nha Trang

Câu 11(1 điểm): Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp

A.Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên

B.Hoạt động sản xuất của người dân ở địa phương

Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba- dan

Khai thác sức nước

Có nhiều lạo rừng

Khai thác gỗ và lâm sản

Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông

Chăn nuôi gia súc

Có nhiều đồng cỏ lớn

Trồng cây công nghiệp lâu năm

II. TỰ LUẬN:

Câu 12(2 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp? Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Khoa học - Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần A- Trắc nghiệm (7 điểm):

Khoanh tròn vào chữ cái tr­ước câu trả lời đúng và hoàn các bài tập sau theo yêu cầu !

Câu1: (0,5đ) Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?

a. Quá trình trao đổi chất.

b. Quá trình hô hấp.

c. Quá trình tiêu hoá.

Câu2 :(0,75 đ) Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, cần:

a. Ăn nhiều thịt, cá

b. Ăn nhiều hoa quả

c. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí

Câu 3: (0,75 đ) Trong không khí có những thành phần nào sau đây?

a. Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác

b. Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc

c. Khí ô-xi và khí ni-tơ

Câu 4: (0,75 đ) Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?

a. Uống ít nước

b. Hạn chế tắm giặt

c. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước; không xả rác, nước thải,...vào nguồn nước.

Câu 5:(0,75 đ) Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:

a. Muối tinh

b. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt

c. Bột ngọt

Câu 6:(0,75 đ) Trước khi bơi, cần phải làm gì?

a. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi

b. Chuẩn bị quần áo.

c. Tập các bài thể dục khởi động.

Câu 7: (0,75đ) Hiện tượng ứng dụng nào sau đây chứng tỏ không khí có thể bị nén, giãn?

a. Bơm xe.

b. Bịt mũi ta thấy khó chịu.

c. Khi úp cốc vào ngọn nến đang cháy thì nến sẽ tắt.

Câu 8:(2 đ) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:

A

B

Thiếu chất đạm

Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà

Thiếu vi- ta- min A

Bị còi xương

Thiếu i-ốt

Bị suy dinh dưỡng

Thiếu vi- ta- min D

Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ

Phần B- Tự luận: (3 điểm)

Câu 9:(1,5 điểm) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?

Câu 10:(1,5 điểm) Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Tiếng Việt - Lớp 4

Thời gian: 90 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trên giấy kiểm tra

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG

I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: Thời gian 1 phút (3 điểm)

a) Giáo viên cho học sinh bốc thăm rồi đọc một đoạn (khoảng 80 tiếng) trong các bài đọc sau:

1) Ông Trạng thả diều (Sách Tiếng Việt 4 – tập 1/ trang 104)

2) Văn hay chữ tốt. (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 113)

3) Vẽ trứng (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 120)

4) Người tìm đường lên các vì sao (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 125)

5) Cánh diều tuổi thơ (Sách Tiếng việt 4 – tập 1/ trang 146)

b) Trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi có nội dung trong đoạn văn vừa đọc.

II.KIỂM TRA ĐỌC HIỂU + LTVC (7 điểm)

Cho văn bản sau:

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá.Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh... Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái...

(Lược trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi)

Em đọc thầm bài "RỪNG PHƯƠNG NAM" để trả lời các câu hỏi sau. Lựa chọn chưc cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1:Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của Rừng Phương Nam là?

a. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.

b. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.

c. Gió đã bắt đầu nổi lên.

d. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

Câu 2:Mùi hương của hoa tràm như thế nào?

a. Nhè nhẹ tỏa lên.

b. Tan dần theo hơi ấm mặt trời.

c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.

d. Thơm đậm làn xa khắp rừng.

Câu 3:Gió thổi như thế nào?

a. Ào ào

b. Rào rào

c. Rì rào

d. Xào xạc

Câu 4:Câu:"Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?" là câu hỏi dùng để:

a. Tự hỏi mình.

b. Hỏi người khác.

c. Nêu yêu cầu .

d. Nêu đề nghị.

Câu 5: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu "Ai làm gì?"

a. Chim hót líu lo.

b. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu.

c. Một làn hơi đất toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời.

d. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Câu 6:Trong đoạn 3 của chuyện trên (Chim hót líu lo.....biến ra màu xanh lá ngái) có những từ nào là từ láy?

a. Líu lo, ngây ngất

b. Líu lo, ngây ngất, phảng phất

c. Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén

d. Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén, tứ tán

Câu 7:Điền dấu câu thích hợp vào câu sau: Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng khẽ rung rinh như mời mọc lại đây cô bé lại đây chơi với tôi đi.

Câu 8:Đặt một câu kể theo kiểu câu "Ai làm gì?" nói về chủ đề "Ý chí - nghị lực".

Câu 9: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu : Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời.

Câu 10: Câu hỏi sau được dùng để làm gì?

a. Có phá hết các vòng vây đi không?

b. Các cậu có thấy ai không ăn mà lớn được không?

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT

I. CHÍNH TẢ: "Nghe – viết

Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài và đoạn từ đầu bài đến Nghe - viết bài "Cánh diều tuổi thơ" (Từ đầu đến Những vì sao sớm) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 146)

II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian 40 phút)

Đề bài:Hãy tả chiếc cặp mà em đang mang đến lớp hôm nay .

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:............................................................

Lớp:.....................................................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học: 2017-2018

Môn: Toán - Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Đề thi gồm 2 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề bài.

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần I:Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.

1/ Giá trị của chữ số 5 trong số: 571638 là:

A. 500 B. 50000 C. 500000 D. 5000000

2/ Số lớn nhất trong các số 725369; 725396; 725936; 725693

A. 725936. B. 725396 C. 725369 D. 725693

3/ 3 tạ 60 kg = …… kg. Số thích hợp cần điền vào chổ chấm là :

A. 306 B. 603 C. 360 D. 3600

4/ 2 giờ 30 phút = …… phút. Số thích hợp cần điền vào chổ chấm là :

A. 60 B. 120 C. 90 D. 150

5/ Trung bình cộng của các số 10 ; 30 ; 50; 70 là :

A. 40 B. 30 C. 20 D. 10

6/: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Năm đó thuộc thế kỷ bao nhiêu

A. X B.XI C. IX D.XII

7. Toổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. số lớn hơn số bé 1đơn vị. Số lớn và số bé lần lượt là

A. 500,499 B. 999,998 C. 555,444 D.499,500

8/ Hình sau có mấy góc tù?

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Phần II:

Câu 1:(2 điểm) Đặt tính rồi tính.

a) 514626 + 8236 b) 987864 - 783251 103 x 258 34564: 25

Câu 2:(2 đ) Cho hình tứ giác ABCD

a/ Các cặp cạnh song song là:.................................................................................................

b/ Các cặp cạnh vuông góc là:...................................................................................................

c/ Góc tù là góc:..........................................................................................................................

d/ Góc nhọn là góc:.....................................................................................................................

Câu 3:(2đ) Tính bằng cách thuận tiện

a, 125 + 567 + 433 + 875 + 1500 b, 45x 67 + 45x 32+ 45

b, 1 + 2+ 3+ ....+ 98+99+100 d. 123x 1456 -123x 456

Câu 4:(2 đ)Trong thư viện có 18000 cuốn sách giáo khoa và sách tham khảo. Số sách giáo khoa nhiều hơn sách tham khảo 1200 cuốn. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cuốn sách?

---Hết---

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 1.

Môn: Tiếng Việt

Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng các vần, tiếng, câu

. Đọc thành tiếng (7 điểm)

1. Đọc thành tiếng các vần (2điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ đọc phù hợp:

2- Đọc thành tiếng các từ ngữ (2 điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ đọc phù hợp:

3- Đọc câu - đoạn (3 điểm)

- Đọc đúng, to, rõ ràng, trôi chảy:

II. Đọc hiểu (3 điểm)

Nối được mỗi câu đúng cho 0.5 điểm

Chọn được vần thích hợp điền vào chỗ trống mỗi vần đúng cho 0,5 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1- Viết các vần (2 điểm)

- Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 0,25 điểm/vần

- Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ

2- Viết các từ ngữ (3 điểm)

- Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ:

- Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ:

3- Viết câu (3 điểm)

- Viết đúng các từ ngữ trong khổ thơ, thẳng dòng, đúng cỡ chữ:

Môn Toán

Bài 1; Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Bài 2a: Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm

2b: Mỗi phép tính đúng cho 0,25 điểm

Bài 3: Điền mối số đúng cho 0,25 điểm

Bài 4: Mỗi số dúng cho 0,2 điểm

Bài 5: Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 điểm

Bài 6: trả lới đúng có 2 hình tam giác cho 0,5 điểm, có 2 hunhf vuông cho 0,5 điểm

Bài 7a. Viết được phép tính đúng cho 1 điểm

Bài 7b. Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 2

Môn toán:

Phần trắc nghiệm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

C

D

A

D

D

A

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Bài 3: Mỗi phần đúng cho 0,75 điểm

Bài 4

Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là 90 ( 0,5 điểm)

Bà có số tuổ là ( 0,25đ)

90 - 9 = 81( tuổi) (1 điểm)

Đáp số: 81 tuổi ( 0,25 tuổi)

Bài 5 Học sinh biết tính nhanh cho 1 điểm, tính thông thường cho 0.5 điểm.

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(4đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

4 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

C

B

B

A

C

Câu 7: 1 điểm Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng ,bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 8 (1,0 điểm): Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau:

Các từ chỉ hoạt động trạng thái: vang, đánh thức, rửa, chạy, vốc, tưới

Câu 9:(1,0 điểm):

Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai thế nào kể về cô giáo của mình cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 3 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 1 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được đoạn văn 4-6 câu kể về cô giáo cũ của em. Câu văn trình bày rõ ràng có cảm xúc kể được hình dáng, tính tình của cô giáo và tình cảm của em dành cho cô. Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 3

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

A

C

B

A

A

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Bài 3

Số học sinh nam là ( 0,25đ)

48: 4 = 12 ( bạn) (0,5điểm)

Số học sinh nữ là: (0,25 đ)

48 - 12 = 36 ( bạn) 0.75 đ

Đáp số: 36 bạn ( 0,25 tuổi)

Bài 4:

a. (169 - 82) x 6

= 87 x 6 (0,5 đ)

= 522 (0,5 đ)

b. 89 + 492: 4

= 89 + 123 (0,5 đ)

= 212 (0,5 đ)

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(4đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

4 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1a

Câu 1b

Câu 1c

Câu 1d

Câu 2

Câu 3a

Câu 3b

C

B

C

A

xanh ngắt, vời vợi, lặng lẽ

ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh

lấp lánh như sao xa

Câu 4:1 điểm Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai làm gì kể về việc học tập của mình của các bạn cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Câu 5 (1,0 điểm): bánh rán; con gián; dán giấy; dành dụm; tranh giành; rành mạch

Câu 6: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Đằng đông, mặt trời đỏ ửng như qả cầu lửa đang từ từ nhô lên

Cánh đồng quê em đẹp như mọt bức tranh sơn dầu

( Học sinh viết câu khác nhưng có hình ảnh so sánh phù hợ vẫn cho điểm tối đa)

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 3 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 1 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được đoạn văn 7-9 câu kể về quê em. Câu văn trình bày rõ ràng có cảm xúc kể được cảnh đẹp, phong tục tập quán và tình cảm của em dành cho quê em . Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 4

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

C

D

A

A

A

B

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm

Các cặp cạnh song song: AB// DC

Các cặp cạnh vuông góc: AB vuông góc với AD; AD vuông góc với DC

Góc tù: ABC

Góc nhọn: BCD

Bài 3:

a. 125 + 567 + 433 + 875 + 1500

= ( 125 + 875) + (433 + 567) + 1500 (0,25đ)

= 1000+ 1000 + 1500

= 3500 ( 0,25đ)

b. 45 x 67 + 45 x 32 + 45

45 x ( 67 + 32 + 1 ) ( 0,25đ)

45 x 100

4500 ( 0,25đ)

c. 1 + 2 + 3 + .....+ 98 +99 +100

Tổng trên có số số hạng là: (100- 1): 1 + 1 = 100 số hạng ( 0,25đ)

Tổng trênlà:

(1+ 100) x 100: 2 = 5050 (0,25đ)

d. 123 x 1456 - 123 x 456

= 123 x ( 1456- 456) ( 0,25đ)

= 123 x 1000

= 123 000 ( 0,25)

Bài 4

Số sách giáo khoa là ( 0,25đ)

( 18 000 + 1200): 2 = 9600 ( cuốn) (0,75điểm)

Số sách tham khảo là (0,25 đ)

9600 - 1200 = 8400 ( cuốn) 0.5 đ

Đáp số: Sách tham khảo: 8400 cuốn ( 0,25 tuổi)

Sách giáo khoa: 9600 cuốn

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(3đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

0,5đ

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

0,5đ

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

3 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

b

c

b

a

c

c

Câu 7 :1 điểm

Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc : “ Lại đây cô bé, lại đây chơi với tôi đi.”

Câu 8: Học sinh đặt được câu đúng theo mẫu câu ai làm gì kể về chủ đề ý chí nghị lực cho 1 điểm. Cuối câu không có dấu câu trừ 0,25 điểm.

Câu 9 (1,0 điểm):

Danh từ

Động từ

Tính từ

một, làn hơi đất, cây cúc áo mặt trời, hơi

tỏa , phủ , tan biến

nhè nhẹ , mờ, ấm

Câu 10. Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 đ

a. Dùng để yêu cầu đề nghị

b. Dùng để khẳng định

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 2 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 0,5 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được bài văn đủ bố cục ba phần tả chiếc cặp sách của mình hôm nay mang đi học. Bài văn tả được đặc điểm hình dáng, chât liệu, đặc điểm của chiếc cặp và thể hiện được tnhf cảm của mình đối với chiếc cặp. Câu văn trình bày rõ ràng. tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 7 điểm, 6,5 điểm, cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN KHOA HỌC 4

Phần A- Trắc nghiệm: 7 điểm

Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: a Câu 4: c

Câu 5: b Câu 6: c câu 7: a

Câu 8:

A

B

Thiếu chất đạm

Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà.

Thiếu vi- ta- min A

Bị còi xương.

Thiếu i-ốt

Bị suy dinh dưỡng

Thiếu vi- ta- min D

Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.

Phần B- Tự luận: 3 điểm

Câu 9: 1,5điểm: Các việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước là:

  • Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
  • Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua sông, suối khi trời mưa lũ, dông bão.
  • Trẻ em nên tập bơi nhưng chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.

Câu 10: 1,5 điểm: Chúng ta cần tiết kiệm nước vì:

- Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước.

- Tiết kiệm nước là để dành tiền chi mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Phần trắc nghiệm

Lịch sử

Đại lý

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 5

B

C

B

A

B

C

B

B

Câu 5: Xây thành Cổ Loa- An Dương Vương

Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt- Lý Thường Kiệt

Chống quân xâm lược Mông Nguyên- Trần Hưng Đạo

Dời kinh đô ra Thăng Long- Lý Công Uẩn

Câu 6: Vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng người dân không khổ vì ngập lụt muôn vật phong phú tốt tươi.

Câu 11: Các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba- Zan- Trồng cây công nghiệp lâu năm

Có nhiều loại rừng - Khai thác gỗ và lâm sản

Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông- Khai thác sức nước

Có nhiều đồng cỏ lớn- Chăn nuôi gia súc.

Câu 12: Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.

Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đay là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng nhiều sông ngòi, ven các sông có đê để ngăn lũ.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Lớp 5

Môn toán:

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

C

C

D

B

D

D

Phần tự luận

Bài 1: mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm. Dặt tính đúng mà tính sai cho 0,1 điểm.Đặt tính sai mà kết quả dúng trừ 0,1 điểm.

Bài 2: Mỗi phần đúng cho 1 điểm

a. 20,14 x 6,8 + 20,14 x 3,2

= 20,14 x ( 6,8 + 3,2) (0.5 đ)

= 20,14 x 10 (0.25 đ)

= 201,4 (0.25 đ)

b. 12,3 : x = 15 x 2/3

12,3 : x = 10 (0.5 đ)

x = 12,3 : 10 (0.25 đ)

x = 1,23 (0.25 đ)

Bài 3:

73,42 - 8.568: 3,6 + 48,32

= 73,42 - 2,38 + 48,32 (0.5 đ)

= 71,04 + 48,32 (0.5 đ)

= 119,36 (0.5 đ)

Bài 4

Chiều dài căn phòng là:

(42 + 8): 2 = 25( m) (0,5điểm)

Chiều rộng căn phòng là

25 - 8 = 17 ( m) ( 0.25 đ)

Diện tích căn phòng là:

25 x 17 = 425 (m 2) (0.5đ)

Phần lát gạch men màu trắng chiếm số phần trăm là:

100- 40 = 60 % ( diện tích căn phòng) ( 0.5 đ)

Diện tích phần lát gạch men màu trắng là:

425: 100 x 60 = 255 (m 2) ( 0.5 đ)

Đáp số: a. Diện tích căn phòng: 425 m 2 : (0.25đ)

b. Diện tích phần gặc men màu trắng: 255m 2

Môn Tiếng Việt

Phần 1. Đọc thành tiếng

Tiêuchuẩnchođiểmđọc

Điểm(3đ)

1–Đọcđúngtiếng,đúngtừ.

0,5đ

2–Ngắt,nghỉhơiđúngởdấucâu,cáccụmtừrõý.

0,5đ

3–Giọngđọccóbiểucảm.

0,5đ

4–Đọcto,rõ,tốcđộđọcđạtyêucầu(1phút)

0,5đ

5–Trảlờiđúngýcâuhỏicủagiáoviên.

Cộng:

3 đ

Phần 2. Đọc hiểu+ LTVC

Câu 1

0,5 đ

Câu 2

0,5 đ

Câu 3

0,5 đ

b

d

a

Câu 4 :1đ Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta/ phải trở dậy đi làm mướn .

TN CN VN

Câu 5: 1đ . Mỗi phần đúng cho 0,5 đ

đồng nghĩa

trái nghĩa

chăm chỉ, cần cù

sáng dạ, nhanh trí

thật thà, thẳng thắn

lười biếng, biếng nhác

đần độn, tối dạ

dối trá, lừa đôi

Câu 6: 2đ. Mỗi phần đúng cho 0,5 đ

Động từ

Tính từ

Đại từ

Quan hệ từ

trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, trào, bỏ

xa vời vợi, lớn

tôi, nó

qua, ở,với

Câu 7: 1,5đ. Mỗi câu đúng cho 0,75 đ

Nguyên nhân- kết quả: Nhờ chăm chỉ học tốt nên bài kiểm tra học kỳ em được điểm cao.

Tăng tiến: Không những hôm nay trời lạnh mà gió còn thổi mạnh.

Học sinh đặt câu khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa

Phần Viết

A. Chính tả:

Học sinh viết đúng bài chính tả, chữ viết đúng cỡ chữ, đúng cự ly, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả cho 2 điểm. Mỗi lối sai trừ 0,2 điểm. bài viết trình bày chưa khoa học, chữ viết sai về độ cao, cự ly trừ toàn bài 0,5 điểm.

B. Tập làm văn:

Học sinh viết được bài văn đủ bố cục ba phần người thân trong gia đình. Bài văn tả được đặc điểm hình dáng, tính tình của người được tả và thể hiện được tình cảm của mình đối với người được tả. Câu văn trình bày rõ ràng. Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 7 điểm, 6,5 điểm, cho 6 điểm, 5,5 điểm, 5 điểm, 4,5 điểm, 4 điểm, 3,5 điểm, 3 điểm, 2,5 diểm,2 điểm, 1,5 điểm, 1 điểm, 0,5 điểm, 0 điểm.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đápán

C

D

B

A

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp:Trứng,tinh trùng, hợp tử, thụ tinh

Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữatrứngcủa mẹ vàtinh trùngcủa bố.

Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trìnhthụ tinh.

Trứng được thụ tinh gọi làhợp tử.

Câu 2:Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.

Đ– Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.

S– Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.

Đ– Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.

S– Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.

Câu 3:Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rêt? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

– Tác nhân gây ra bệnh sốt rét: do kí sinh trùng sốt rét

– Con đường lây truyền: Muỗi A-nô-phen hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang người lành.

Câu 4:Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?

Để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta nhỏ một vài giọt giấm thật chua (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá nếu hòn đá sủi bọt thì đó là đá vôi.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Lịch sử

Câu 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và ngày 5 tháng 6 năm 1911 tạn bén cảng Nhà Rồng.

Câu 2:

Trương Định- không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược

Nguyễn Trường Tộ - Mong muốn canh tân đất nước

Phan Bội Châu- Cổ động, tổ chức phong trào Đông Du

Nguyễn Ái Quốc- Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Câu 3: (1điểm) Hãy ghi Đ vào ô vuông trước ý đúng:

Đ -Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đ- Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc Pháp”.

S- Thu – đông 1947, Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Đ- Hằng năm, nước ta lấy ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 4: (1điểm) Thu – đông 1950 ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích

Khai thông vùng biên giới Việt Trung

Tiêu diệt sinh lực địch

Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt bắc

Câu 5: (1điểm) ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

.Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới làm thất bai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc chúng phải chiến đấu lâu dài...

II. ĐỊA LÝ:

Câu 1: (1điểm)

Đặc điểm chính của địa hình phần đất liền nước ta là:

Có 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.

Câu 2: (1điểm) Đánh dấu X vào ô vuông trước ý trả lời đúng:

X- Những nước giáp với phần đất liền nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Nước ta có khí hậu ôn đới.

X- Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới.

Biển nước ta bị đóng băng vào mùa đông.

Câu 3: (1điểm) Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau:

“Trồng trọt là ngành .sản xuất chính trong nông nghiệp. Lúa gạo được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng đồi núi, trung du và cao nguyên.

Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn, gà được nuôi nhiều ở đồng bằng.”

Câu 4: (1điểm)

Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

Ngành lâm nghiệp gồm 2 hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.. Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du

Câu 5: (1điểm)

Nước ta có nhiều nghề thủ công, nghề thủ công ngày càng phát triển. Cả nước có hàng trăm làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mic nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1. Viết vần:

ơi, ao, ui, ây, êm, ôn, at, inh ,um, ăt.

2. Viết các từ sau:

cá thu, bắp ngô, bồ câu, gập ghềnh

3. Viết bài văn sau:

NHỚ BÀ

Bà vẫn ở quê. Bé rất nhớ bà.

Bà đã già, mắt đã loà, thế mà bà đan lát, cạp rổ, cạp rá bà tự làm cả. Bà vẫn rất ham làm.

1. Viết vần:

ơi, ao, ui, ây, êm, ôn, at, inh ,um, ăt.

2. Viết các từ sau:

cá thu, bắp ngô, bồ câu, gập ghềnh

3. Viết bài văn sau:

NHỚ BÀ

Bà vẫn ở quê. Bé rất nhớ bà.

Bà đã già, mắt đã loà, thế mà bà đan lát, cạp rổ, cạp rá bà tự làm cả. Bà vẫn rất ham làm.

Tác giả: Nguyễn Thủy

Xem thêm

Hài tết
aaaa
bbbb