tin tức-sự kiện

Sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của hai số đó

- Tác giả: Lê Thị Nhung

- Đơn vị công tác: Trường TH Đạo Đức A

- Chức vụ: Tổ trưởng

- Trình độ chuyên môn: CĐSP

Đao Đức, tháng 02 /2017

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến: LÊ THỊ NHUNG

- Ngày tháng năm sinh: 04 – 12 - 1979 Nữ

- Đơn vị côn g tác: Trường tiểu học Đạo Đức A – xã Đạo Đức- Bình Xuyên

- Chức danh: Giáo viên tiểu học

- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Nhung

c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỷ số của hai số đó”

- Lĩnh vực áp dụng: Quá trình dạy học môn toán lớp 5

- Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến:

a. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến các giải pháp.

Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Môn Toán có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người; nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

Toán học là kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập trên lớp và bước đầu phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống , từng bước hình thành và rèn luyện phương pháp tác phong làm việc khoa học sáng tạo.

Toán học không chỉ dừng lại ở các phép tính đơn thuần với số tự nhiên, phân số, số thập phân mà còn yêu cầu học sinh giải các bài toán có lời văn. Trong dạy học toán của Tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Trong giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động các kiến thức đã học và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay, điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó , phải biết suy nghĩ năng động , sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất trong hoạt động trí tuệ của học sinh.

Ở HS lớp 4 -5 việc giải toán có lời văn đối với các em không còn mới lạ. Sách giáo khoa đưa ra dạy – học một số dạng toán cơ bản, trong đó có dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỷ số của hai số đó”. Hệ thống bài tập có thể qui về loại toán này có số lượng khá lớn và rất phong phú về nội dung. Tất cả các bài toán có văn (cơ bản và nâng cao ) về phân số, số thập phân , hình học, toán chuyển động, toán về tính tuổi,… phần lớn đều áp dụng cách giải toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó”. Từ những căn cứ đó tôi đã lựa chọn đề tài : Khai thác bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu)

và tỷ số của hai số đó”.

Trong những năm gần đây, yêu cầu về việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh giỏi nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách cần làm ngay đối với các trường Tiểu học. Mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy muốn có HSG cần được tiến hành bồi dưỡng liên tục đồng thời với việc dạy mỗi đơn vị kiến thức.

Trong quá trình dạy học, tôi thấy học sinh đều hứng thú học giải toán, nhất là dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó” song trong quá trình giải toán các em còn tỏ ra lúng túng. Các em tìm ra kết quả đúng nhưng sử dụng phương pháp giải loại toán này còn chưa linh hoạt, phần lý luận chưa chặt chẽ, gặp những bài toán nâng cao thì học sinh rất khó khăn để xác định đưa về bài toán mẫu.

b Nghiên cứu tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ và các kinh nghiệm để dạy và học tốt nội dung này.

b.1- Tìm hiểu phương pháp giải chung của dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỷ số của hai số đó”

Các bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỷ số của hai số đó” sách giáo khoa đưa ra là các bài toán có lời văn. Các số cần tìm được gắn liền với nhau bởi mối liên hệ, phụ thuộc nhau nhất định. Việc tìm ra lời giải bài toán này được sách giáo khoa đưa ra giải pháp sư phạm mang tính chất khái quát, được tiến hành theo các bước :

- Xác định tổng (hiệu) của hai số phải tìm.

- Xác định tỷ số của hai số phải tìm biểu thị tổng số đó thành số các phần bằng nhau tương ứng.

- Thực hiện phép chia tổng ( hiệu ) của hai số phải tìm cho tổng (hiệu) các phần biểu thị của tỷ số để tìm giá trị của một phần đó.

- Tìm mỗi số theo số phần được biểu thị

Như vậy việc giải loại toán này , học sinh được khắc sâu ghi nhớ áp dụng lời giải mẫu. Để con đường đi đến lời giải đúng các em cần nắm được các phương pháp giải sử dụng cho loại toán này. Một phương pháp mà sách giáo khoa đưa ra phù hợp đối tượng học sinh Tiểu học đó là phương pháp sơ đồ đoạn thẳng”. Phương pháp này các khái niệm và quan hệ trừu tượng của số học được biểu thị trực quan hơn.

Từ các bài toán áp dụng trực tiếp bài toán mẫu , người giáo viên cần chọn hệ thống các bài tập theo cách phát triển từ bài toán mẫu nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh và bồi dưỡng giải toán nâng cao đối với đối tượng học sinh giỏi.b.1,1 Kiến thức cần ghi nhớ.

Các bài toán áp dụng trực tiếp bài toán mẫu

Bài toán 1: Đàn gà có 54 con. Trong đó số gà trống bằng số gà mái. Tính số gà trống và gà mái.

Phân tích:

- Bài toán cho tổng số gà trống và gà mái là 54 con.

- Tỷ số gà trống và gà mái bằng 1 : 8 thì cũng có nghĩa là Tỷ số gà mái và gà trống bằng 8 : 1 hay số gà mái gấp 8 lần số gà trống.

  • Từ đó ta có sơ đồ:

+Số gà trống 54con

+Số gà mái

Lời giải: ( Theo mẫu )

Tổng số phần bằng nhau

1 + 8 = 9 (phần )

Số gà trống là:

( 54 : 9 ) x 1 = 6 ( con )

Số gà mái là:

6 x 8 = 48( con )

Đáp số : Gà trống 6 con

Gà mái 48 con

Bài toán 2: Tổng của hai số cũng như thương của chúng đều bằng 0,25. Tìm hai số đó.

Phân tích :

- Bài toán cho biết tổng của hai số là 0,25

- Vì thương bằng 0,25 nên số nên số bị chia bé hơn số chia và tỷ số của số bị chia và số chia là 25 : 100 hay 1 : 4. Từ đó ta có sơ đồ:

0,25

Số bị chia

Số chia

LỜI GIẢI:

Tổng số phần bằng nhau

1 + 4 = 5 ( phần )

Số bị chia là :

( 0,25 : 5 ) x 1 = 0,05

Số chia là :

0,05 x 4 = 0,2

Hoặc ( 0,25 : 5 ) x 4 = 0,2

Đáp số : số bị chia 0,05

Số chia 0,2

Bài toán 3 : Tìm hai số biết rằng hiệu và thương của chúng đều bằng 0,6

Phân tích :

- Hiệu của hai số phải tìm là 0,6

- Vì thương của hai số bằng 0,6 nên số nên số bị chia bé hơn số chia và tỷ số của số bị chia và số chia là 6 : 10 hay 3 : 5. Từ đó ta có sơ đồ:

Số bị chia

Số chia 0,6

LỜI GIẢI:

Hiệu số phần: 5 – 3 = 2 ( phần )

Giá trị một phần là: 0,6 : 2 = 0,3

Số chia là : 0,3 x 5 = 1,5

Số bị chia là : 0,3 x 3 = 0,9

Đáp số : số bị chia 0,9

Số chia 1,5

b.1.2Các bài toán vận dụng

Bài 1 : Tổng số tuổi của ông và tuổi của cháu là 78 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người , biết rằng tuổi của ông gồm bao nhiêu năm thì tuổi của cháu gồm bấy nhiêu tháng

Bài 2 : Tổng của hai số bằng 539 . Tìm hai số đó , biết rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải của số bé thì ta được số lớn .

Bài 3 : Đàn gà có 135 con . Hiệu của hai số là 878 . Tìm hai số đó , biết rằng nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải số bé thì được số lớn ?

Bài 4 : Tổng hai số là 827 . Tìm hai số , biết rằng nếu viết thêm chữ số hai vào bên phải số bé thì được số lớn ?

c. Các bài toán khai thác về các điều kiện tổng, hiệu

Bài toán 1:

Hai ngăn sách có 48 quyển sách, nếu chuyển 2 quyển sách từ ngăn trên

xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ nhiều gấp đôi số sách ở ngăn trên. Tính số sách lúc đầu ở mỗi ngăn.

Phân tích :

- Tổng số sách của 2 ngăn là 48 quyển.

- Khi chuyển 2 quyển sách từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì tổng số sách của 2 ngăn không thay đổi.

- Tỷ số sách hai ngăn sau khi chuyển là ngăn dưới gấp đôi số sách ở ngăn trên hay ngăn trên bằng 1 : 2 số sách ở ngăn dưới.

Từ đó ta có sơ đồ về số sách 2 ngăn sau khi chuyển :

Ngăn trên 48 quyển

Ngăn dưới

Lời giải

Tổng số phần bằng nhau

1 + 2 = 3 ( phần )

Số sách ngăn trên còn lại sau khi chuyển là:

( 48 : 3 ) x 1 = 16 ( quyển )

Số sách lúc đầu của ngăn trên là :

16 + 2 = 18 ( quyển )

Số sách lúc đầu của ngăn dưới là:

48 – 18 = 30 ( quyển )

Đáp số : Ngăn trên 18 quyển

Ngăn dưới 30 quyển

( Có thể hướng dẫn học sinh tìm số sách ở ngăn dưới trước )

Bài toán 2:

Tổng số thóc ở kho A và kho B là 375 tấn. Sau đó kho A tiếp nhận thêm 15 tấn, còn kho B chuyển đi nơi khác 40 tấn thì lúc đó số thóc ở kho A bằng số thóc ở kho B. Hãy tính số tấn thóc lúc đầu ở mỗi kho ?

Phân tích :

- Tổng số thóc lúc đầu của hai kho là 375 tấn.

- Sau khi kho A tiếp nhận thêm 15 tấn, kho B lại chuyển đi nơi khác 40 tấn. Số nhận và số chuyển không bằng nhau nên tổng số thóc ở hai kho sau khi chuyển có sự thay đổi ( 375 + 15 – 40 )

- Sau khi chuyển số thóc ở kho A bằng số thóc ở kho B. Đièu này có nghĩa số thóc ở kho A coi là 3 phần bằng nhau thì số thóc ở kho B là 4 phần như thế.

Lời giải

Tổng số thóc của hai kho sau khi chuyển là :

375 + 15 – 40 = 350 ( tấn )

Ta có sơ đồ biểu thị số thóc ở hai kho sau khi chuyển:

350 (tấn )

Kho A:

Kho B:

Số thóc lúc sau ở kho A là :

350 : ( 3 + 4 ) x 3 = 150 (tấn )

Số thóc lúc đầu ở kho A là :

150 – 15 = 135 (tấn )

Số thóc lúc đầu ở kho B là :

375 – 135 = 240 ( tấn )

Đáp số : Kho A 135 tấn

Kho B 240 tấn

b.1.3 Các bài toán vận dụng :

Bài 1 - Một người nuôi 120 con gà . Sau khi lấy thêm 15 con gà trống thì số gà trống bằng số gà mái . Hỏi lúc đầu người đó nuôi số gà trống bằng bao nhiêu phần số gà mái ?

Bài 2 : Hai thùng dầu có 96 lít dầu . sau khi đổ 2 lít dầu từ thùng một sang thùng hai thì số dầu ở thùng một bằng số dầu ở thùng hai . Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

Bài 3 : Người ta chuyển 270 tấn gạo vào ba kho , Tình số gạo chuyển vào mỗi kho biết rằng cứ chuyển 1 tấn gạo vào kho A thì chuyển 2 tấn gạo vào kho B, cứ chuyển 6 tấn gạo vào kho C thì chuyển 4 tấn gạo vào kho A

Bài 4 : Hiện nay tổng số tuổi của hai mẹ con bằng 42 tuổi . Sau 3 năm nữa thì tuổi mẹ sẽ gấp 3 lần tuổi con . Tính tuổi hiện nay của mỗi người?

b.2Các bài toán khai thác về tỷ số

b.1.1Các bài toán áp dụng trực tiếp bài toán mẫu

Bài toán 1:

Tuổi em hiện nay gấp 2 lần tuổi em trước đây lúc đó tuổi anh bằng tuổi em hiện nay. Sau này lúc em bằng tuổi anh hiện nay thì tổng số tuổi hai anh em là 28 tuổi. Tính tuổi của em và anh hiện nay.

Phân tích bằng sơ đồ:

* Trước đây:

Tuổi em :

Tuổi anh :

*Hiện nay

Tuổi em :

Tuổi anh :

*Sau này

28 tuổi

Tuổi em :

Tuổi anh :

Nhận xét: Khi vẽ sơ đồ cần chú ý

Hiệu số tuổi của anh và em không thay đổi ở mỗi giai đoạn thể hiện là tuổi anh luôn hơn tuổi em một số ứng với 1 đoạn thẳng.

+ Vẽ sơ đồ sao cho tuổi anh trước đây bằng tuổi em hiện nay, tuổi em sau này bằng tuổi anh hiện nay.

Lời giải

Tuổi của anh hiện nay bằng tuổi của em sau này là:

( 28 : 7 ) x3 = 12 ( tuổi )

Tuổi của em hiện nay là

( 12 : 3 ) x2 = 8 ( tuổi )

Đáp số : em 8 tuổi

Anh 12 tuổi

Bài toán 2.Trong một đoàn nghệ thuật số diễn viên nam bằng số diễn viên nữ. Tính số diễn viên nam và nữ biết rằng đoàn có 75 người.

Phân tích : Dễ dàng nhận thấy tổng số diễn viên nam và nữ của đoàn là 75 người.

Quan hệ nam bằngnữ được hiểu số diễn viên nam gồm 2 phần bằng nhau thì số diễn viên nữ gồm 3 phần như thế có nghĩa: số diễn viên nam bằng

số diễn viên nữ.

Ta có sơ đồ:

75 người

Số diễn viên nam

Số diễn viên nữ

Lời giải

Số diễn viên nam là

75 : ( 2 + 3 ) x 2 =30 ( người )

Số diễn viên nữ là:

75 – 30 = 45 ( người )

Đáp số : Nam : 30 người

Nữ : 45 người

b.2.1 Các bài toán vận dụng :

1 - Bài 1 : Tổng số tuổi của chị và em hiện nay là 24 tuổi . Biết rằng tuổi em hiện nay gấp 3 lần tuổi em trước đây khi tuổi chị bằng tuổi em bằng tuổi em hiện nay . Tính tuổi hiện nay của mỗi người ?

2 – Bài 2 : Tuổi em hiện nay bằng 3 lần tuổi em trước đây khi tuổi của anh bằng tuổi em hiện nay . Đến khi tuổi em bằng tuổi anh hiện nay thì lúc đó tổng số tuổi của hai anh em là 24 . Tính số tuổi hiện nay của mỗi người ?

3 – Bài 3 :Hai kho chứa tất cả 720 tấn gạo , trong đó số gạo ở kho A bằng số gạo ở kho B . Hỏi kho nào chứa nhiều gạo hơn và nhiều hơn bao nhiêu tấn ?

4 - Bài 4 : Một cửa hàng có 285 kg gạo tẻ và gạo nếp . Sau khi bán được

số gạo tẻ và số gạo nếp thì còn lại số gạo tẻ bằng số gạo nếp . Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại ?

b.3. Các bài toán khai thác cả hai điều kiện tổng( hiệu) và tỷ số

b.3.1Các bài toán áp dụng trực tiếp bài toán mẫu

Bài toán 1:

Ở một trại chăn nuôi có số lượng gà bằng số lượng vịt. Vừa qua người ta mới nhận thêm 15 con gà và 5 con vịt nên bây giờ số gà bằng 51% tổng số gà và vịt sau khi nhận thêm. tính số gà, số vịt hiện có.

Phân tích : Bài toán chưa cho biết cụ thể hiệu và tỷ số của số gà và số vịt.

- Xác định hiệu số gà và số vịt hiện nay : Vì số gà và số vịt lúc chưa nhận thêm là bằng nhau nên sau khi nhận thêm 15 con gà và 5 con vịt thì hiệu số gà và số vịt hiện nay bằng đúng hiệu số gà và số vịt nhận thêm 15 – 5 = 10 ( con )

- Xác định tỷ số giữa gà và vịt: sau khi nhận thêm số gà bằng 51% tổng số gà và vịt. Điều này có nghĩa : tổng số gà và vịt là 100 phần, gà chiếm 51 phần vậy vịt là 49 phần ( 100 – 51 = 49 )

Lời giải

sau khi nhận thêm 15 con gà và 5 con vịt thì số gà hơn số vịt là :

15 – 5 = 10 ( con )

Biểu thị số gà lúc sau là 51 phần bằng nhau và số vịt lúc sau là 49 phần đó. Số phần chỉ số gà hơn số vịt là

51 – 49 = 2 ( phần )

Số gà hiện có là :

10 : 2 x 51 = 255 ( con )

Số vịt hiện có là :

10 : 2 x 49 = 245 ( con )

Đáp số : gà 255 con

vịt 245 con

Bài toán 2: Cho phân số Hãy tìm một số nào đó sao cho khi tử số trừ đi số đó và mẫu số cộng với số đó thì được phân số mới có giá tri bằng

Phân tích:

Áp dụng tính chất của phân số: nếu tử số của phân số trừ đi bao nhiêu đơn vị và mẫu số cộng với bấy nhiêu đơn vị thì được phân số mới có tổng của tử số và mẫu số bằng đúng tổng của tử số và mẫu số đã cho. Vậy:

- Tổng của tử số và mẫu số của phân số mới bằng tổng của tử số và mẫu số của phân số và bằng (7+8) = 15

- Phân số mới có giá trị bằng có nghĩa tử số bằngmẫu số.

Lời giải :Tổng của tử số và mẫu số của phân số là:(7+8) = 15

Nếu tử số của phân số trừ đi bao nhiêu đơn vị và mẫu số của phân số

cộng với bấy nhiêu đơn vị thì được phân số mới có tổng của tử số và mẫu số của nó vẫn là 15

Với phân số mới ta có sơ đồ:

15

Tử số

Mẫu số

Tử số của phân số mới là:

15 : ( 1 + 4 ) = 3

Số phải tìm là: 7 – 3 = 4

Đáp số: Số phải tìm là 4

b.3.2.Các bài toán vận dụng :

Bài 1 : Lớp 5A và lớp 5B có số học sinh bằng nhau . Lớp 5A có số học sinh

giỏi bằng số học sinh còn lại của lớp . Lớp 5 B có nhiều hơn lớp 5A

2 học sinh giỏi nên số học sinh giỏi bằng số học sinh của lớp . Hỏi mỗilớp có bao nhiêu học sinh giỏi ?

Bài 2 : Một cửa hàng có một số sà phòng , lần thứ nhất cửa hàng bán được

số sà phòng , lần thứ hai bán được 39 kg , số sà phòng còn lại bằng số sà phòng bán hai lần . Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki lô gam sà phòng ?

Bài 3: Một cửa hành có một tấm vải . Ngày thứ nhất cửa hàng bán 5 phần 8 tấm vải với giá 20000 nghìn đồng một mét thì được lãi 10000, ngày thứ hai bán phần còn lại với giá 19000đồng một mét thì được lãi 45000đồng . Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ?

Bài 4 : Một người đi bán bưởi , lần thứ nhất bán một phần 2 số bưởi cộng với nửa quả ,lần thứ hai bán một phần hai số quả còn lại cộng nửa quả , lần thứ ba bán 1 phần hai số quả còn lại sau lần bán thứ hai cộng thêm nửa quả thì hết số bưởi . Hỏi người đó đã bán được tất cả bao nhiêu quả bưởi ?

c. Ứng dụng vào thực tiến giảng dạy

Sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó” tôi nhận thấy đây là phương pháp và hình thức dạy học rất tích cực, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, chất lượng giảng dạy – học luôn đạt hiệu quả.

Học sinh nhớ được các dạng toán cơ bản đã học ở Tiểu học và giải được các dạng toán đó là trông cậy vào người thầy có tâm huyết với nghề nghiệp,

truyền thụ kiến thức sao cho thật chính xác, đầy đủ và có hệ thống giúp cho các em tích luỹ kiến thức học lên các lớp trên.

Đối với HS từ chỗ còn lúng túng ngại tiếp xúc với các bài toán có lời văn nay tỏ ra hứng thú với việc giải toán cụ thể:

- Biết phân tích lập luận chặt chẽ, gắn kết các mối quan hệ để xác định bài toán về dạng cơ bản đã học.

- Tìm ra phương pháp giải phù hợp và dễ hiểu nhất.

- Lời giải chặt chẽ, lô gích đảm bảo tính chính xác; Kết quả học tập của

học sinh từng bước được nâng cao. Lớp chủ nhiệm luôn được đánh giá là có phong trào học tập có thành tích nổi bật nhất với số học sinh hoàn thành và hoàn thành xuất sắc môn toán cao.

KẾT QUẢ CUỐI NĂM HỌC

Số học sinh chưa giải thành thạo dạng toán : “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó”

Tổng số

%

2

6,8

Số học sinh đã giải thành thạo dạng toán: “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó”

27

93,2

SKKN có thể áp dụng được với mọi đối tượng học sinh trong các giờ học toán nội dung “ Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của hai số đó” nói riêng và các giờ học toán nói chung.

Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

+ Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên phải có kiến thức vững vàng và kinh nghiệm về dạng toán này nói riêng và kiến thức môn toán nói chung.

Có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo môn toán.

Các phương pháp và hình thức dạy học tiên tiến phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại và tâm lý học sinh tiểu học.

Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.

- Việc sử dụng phương pháp dạy học giúp học sinh phân tích và nhận diện dạng toán vào dạy các bài học tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỷ số sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đạo Đức A thay cho việc giáo viên chỉ sử dụng hệ thống công thức và ví dụ mẫu đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- SKKN xác định được các căn cứ xây dựng hệ thống và cấu trúc hệ thống bài tập giúp HS giỏi lớp 5 rèn luyện kỹ năng giải toán.

- Đã áp dụng được các căn cứ và cấu trúc trên vào thiết kế và xây dựng một hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh giỏi lớp 5.

- SKKN đã bước đầu đề xuất một số biện pháp hình thành phương pháp dạy học thích hợp để sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập đó. Đặc biệt chú trọng đến giải toán liên quan .

- Rèn luyện kỹ năng giải toán là một vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có thời gian, nên qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một điều tâm đắc. Đó là: “Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hình học liên quan đến diện tích tam giác theo từng dạng như đã nêu thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán hình nói riêng và của môn toán tiểu học nói chung. Đồng thời ứng dụng vào giải các bài toán phức tạp hơn bằng cách quy về những dạng toán cơ bản đã biết cách giải“.

Các bài toán có liên quan đến dạng toán này rất đa dạng và phong phú . Khi dạy phần này, tôi nhận thấy :

- Để học tốt, học sinh nhất thiết phải nắm chắc công thức cơ bản tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỷ số mà sách giáo khoa cung cấp.

- Học sinh cần nắm chắc các bài toán trung gian từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải các bài toán tổng hợp.

- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ dạng trình và sách giáo khoa Toán 5, xác định được mục đích và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt trong từng bài.

- Dạy học phải nghiên cứu và phân đối tượng, chia lớp nhỏ có đủ các đối tượng, chú ý đến cách phân tích đề toán, hình thành cho HS thói quen đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo điều kiện cho các em được giải toán, được trình bày ý tưởng của mình, tạo niềm tin cho các em giúp các em có sự nổ lực cố gắng vươn lên trong quá trình học tập.

- Đối với học sinh khó khăn về học cần cho HS thực hành nhiều trên bảng với những dạng tương tự và cũng đi từ từ từng bước. Tạo sự mạnh dạn ở các em, chỉ yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản về cách làm chung.

- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, khuyến khích động viên giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới một cách hiệu quả.

Ban giám hiệu nhà trường đánh giá sáng kiến có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nội dung dạng toán Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) của hai số nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung.

Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến.

Stt

Lớp

TS HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

1

5A

30

8

26,6

10

33,3

12

40,1

0

0

2

5B

28

1

3,4

10

34

14

49

4

13.6

3

4A

33

1

3

6

18

21

64

5

15

4

4B

30

1

3,3

5

16,5

18

60,4

6

19,8

Kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng sáng kiến.

Stt

Lớp

TS HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

1

5A

30

24

86,67

6

13.33

0

0

0

0

2

5B

29

5

17,2

15

51,7

9

31,1

0

0

3

4A

33

8

24,3

10

30,1

15

45,6

0

0

4

4B

30

6

20

10

33,3

14

46,7

0

d, Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Với kết quả trên bản thân tôi thấy SKKN có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học môn Toán và đem lại hiệu quả giáo dục tốt.

+ Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1

Học sinh lớp 4 A,5A

Trường TH Đạo Đức A

Cả lớp/ Dạy học Toán

2

Học sinh lớp 4B,5B

Trường TH Đạo Đức A

Cả lớp/ Dạy học Toán

Lê Thị Nhung

Giáo viên trường TH Đạo Đức A

Việc dạy học môn Toán

Nguyễn Thị Minh Nguyệt .

Giáo viên trường TH Đạo Đức A

Việc dạy học môn Toán

Trương Thanh Huyền

Giáo viên trường TH Đạo Đức A

Việc dạy học môn Toán

Đỗ Ngọc

Giáo viên trường TH Đạo Đức A

Việc dạy học môn Toán

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

Đạo Đức, ngày 3 tháng 2 năm 2017
NGƯỜI VIẾT ĐƠN


Lê Thị Nhung

Mẫu số 02

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:……………

Đạo Đức, ngày 8 tháng 2 năm 2017

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Trường tiểu học Đạo Đức A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà: Lê Thị Nhung

- Ngày tháng năm sinh: 04/12/1979 Nữ

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú):Trường tiểu học Đạo Đức A

- Chức danh: Giáo viên tiểu học

- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư Phạm

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Nhung

- Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số

- Lĩnh vực áp dụng: Quá trình dạy học môn toán lớp 5

Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.

  • Tôi tên là: Trần Thị Thanh Tâm
  • Chức vụ: Hiệu Trưởng

Thay mặt Ban giám hiệu trường TH Đạo Đức A nhận xét, đánh giá như sau:

1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp tác nghiệp

2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):

a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: ….vì

- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

- Mang lại hiệu quả kinh tế: (nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật)

- Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5

c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào: Học sinh lớp 5

3. Kiến nghị đề xuất:

- Nêu rõ đề xuất của mình công nhận sáng kiến của bà Lê Thị Nhung

- Trường TH Đạo Đức A đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến của bà Lê Thị Nhung

Xin trân trọng cảm ơn.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Ký ghi rõ họ và tên)

Trần Thị Thanh Tâm

III-TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sách giáo khoa Toán 4 và Toán 5
  2. Các phương pháp dạy toán tiểu học
  3. Một số vấn đề dạy toán tiểu học
  4. Tạp chí giáo dục tiểu học
  5. 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4-5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1

- Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thắm

- Đơn vị công tác: Trường TH Đạo Đức A

- Chức vụ: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: CĐSP

Đao Đức, tháng 02 /2017

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a, Tác giả sáng kiến :Đỗ Thị Hồng Thắm

- Ngày sinh 12 tháng 01năm 1977: Nữ

- Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Đạo Đức A

- Chức danh; Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hồng Thắm

c) Tên sáng kiến:Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 lĩnh vực áp dụng;mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống chohọc sinh lớp 1

- Lĩnh vực áp dụng: Quá trình dạy các môn học ở lớp 1 và các hành vi đạo đức

- Mô tả sáng kiến:

I. Về nội dung của sáng kiến:

1.1 Khảo sát trước nghiên cứu:

*Học sinh:

- Do đặc điểm tâm sinh lí hoc sinh, nhiều em tính cách nhút nhát, ít va chạm với môi trường xung quanh nên khi vào lớp Một các em bắt đầu làm quen với hoạt động học tập.Tất cả đều mới mẻ vốn kinh nghiệm sống hạn chế khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức.

Tìm hiểu học sinh của lớp :Lý lịch học sinh nơi cứ trú,trò chuyện giao tiếp để nắm bắt tình hình học sinh ,tìm hiểu mặt yếu của học sinh ,từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các em .Giáo viên phải yêu nghề mến trẻ là tấm gương cho học sinh noi theo.

*Môi trường sống và điều kiện gia đình.

- Do đặc điểm nơi cư trú các em ở xa trung tâm thị trấn, bố mẹ mải làm công ty

ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của các em, nhất là sửa những hành vi thói quen chưa đúng, chưa đúng, chưa chuẩn. VD: Con nói trống không chưa chú ý sửa lại lời nói chuẩn cho các em, hoặc khi các em đưa đón vật gì đó với người lớn tuổi các em đưa một tay cũng cho qua không sửa lại đúng cho các em v. v … nhiều bậc phụ huynh do bận mải làm ăn hầu như chỉ chú ý con em mình có ăn là được, không có chút thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, nhất là các bậc phụ huynh ở khu vực Kiền Sơn việc quan tâm đến học tập của các em càng hạn chế hơn. phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em, trách nhiệm của mình trong việc học tập của con em còn phó thác cho giáo viên.

* Giáo viên.

Nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nhưng nhiều cơ sở chưa chú tâm đầu tư mới chỉ hoàn thành theo mục tiêu môn học, chưa nghiên cứu phương pháp dạy nhằm mục đích giáo dục cao nhất. Giáo viên chưa xác định được kĩ năng cần rèn qua từng bài học. Chưa chú ý kiểm tra kỹ năng hành vi đạo đức đã học của học sinh.

Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên liên tục nên các hành vi đạo đức chưa trở thành thói quen, các em chóng quên. hành vi đó chưa có giá trị thực tế cao.

* Nhà trường, đoàn đội.

Chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khoá: Như thi kể chuyện đạo đức,học tập tấm gương người tốt việc tốt để học sinh được thưc hành hành vi đã học vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

Nội dung sinh hoạt chưa được rút kinh nghiệm, thay đổi nội dung sinh hoạt theo từng tháng.

Từ những thực trạng trên việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một là rất cần thiết, tạo tiền đề cho các em phát triển khả năng giao tiếp và học tập tốt các môn học.

1.2 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1.

Nhà trường tiểu học là cái nôi đầu tiên không chỉ trang bị cho các em những kiến thức khoa học mà còn trang bị cho các em những chuẩn mực hành vi đạo đức, để các em được chăm sóc phát triển toàn diện là người có ích cho xã hội. Đối với học sinh lớp Một, các em vừa ở tuổi mẫu giáo , cái tuổi bắt chước theo người lớn, vốn kinh nghiệm sống nghèo nàn, nên phần nào có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, kể cả việc lĩnh hội kiến thức. Các em nhận biết cái tốt, cái xấu, cái sai, cái đúng, cái thiện, cái ác còn hạn chế.Vào học lớp Một rồi có em còn chưa nói được cụ thể họ và tên của mình, họ tên của bố mẹ, còn nói trống không, v.v…Nếu học sinh có kỹ năng giao tiếp tức là có kỹ năng nói tốt tạo tiền đề học tốt các môn học khác. Để thực hiện được nhiệm vụ này chúng ta cần tìm hiểu tâm lý học sinh lớp Một, nghiên cứu chuẩn đạo đức xã hội. Nghiên cứu những lý luận cần thiết về rèn luyện kỹ năng sống qua các bài học cụ thể.

a. Các biện pháp cụ thể.

*Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện

Khi vào lớp 1 tất cả các hoạt động với các em đều mới mẻ . Với tính cách nhút nhát của 1số em thì việc trang trí một môi trường học tập thân thiện là rất cần thiết . Ngay từ tháng đầu năm học thực hiện theo kế hoạch của phòng giáo dục và nhà trường . Về không gian lớp học trang trí một môi trường học tập thân thiện gần gũi với các em . Các em được tự mình trang trí lớp học qua các bài mẫu , bài vẽ , bài nặn theo tùng chủ đề đạo đức đã học .

Biện pháp 2 : Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Giáo viên cần nghiên cứu tâm lý học sinh lớp Một các em là tuổi hoa thích được làm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được khen, từ đó lựa chọn phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao.

- Giáo viên, các bậc cha mẹ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Giáo viên đến lớp sớm trò chuyện với các em , hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm , sở thích của từng em . Qua đó giáo viên nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em . Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng , thân thiện , gần gũi giữa cô - trò , giữa trò - trò

- Giáo viên luôn gương mẫu từ cử chỉ , lời nói , việc làm , cách ăn mặc , đi đứng cho học sinh noi theo . Cô không những như người mẹ thứ hai mà còn phải như người chị của các em . Thường xuyên quan tâm , chăm sóc , giúp đỡ , nhường nhịn , gần gũi , ân cần với các em . VD : Bẻ lại cổ áo , chải lại tóc , hướng dẫn các em đi giày .v.v... giải quyết những thắc mắc của các em , động viên khen ngợi , nhân điển hình tốt trước lớp .

- Giáo viên cần có những hành vi thể hiện rõ chủ đề đã học với học sinh.VD: Cô cảm ơn em, cô xin lỗi...

Bài:"Gọn gàng, sạch sẽ".Giáo viên luôn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Đồ dùng của giáo viên cũng như trong lớp học luôn gọn gàng,ngăn nắp.Giáoviêncầnthựchiện

tốt đổi mớiphươngphápdạyhọcđểpháthuytínhtíchcựcchủđộngsángtạo của

họcsinh(VD:sửdụngphươngphápthảoluậnnhóm,phươngphápgợi mở,nêu

vấnđề,phươngphápđóngvai,...;biếtlựa chọnphốikếthợplinhhoạtcácphương

phápvàhìnhthứctổ chứcdạyhọc.);quacáchoạtđộnghọctậphọcsinhđượcrèn

cáckỹnăngphântích,tổnghợp,tưduysángtạo,hợptáctheonhóm,kỹnăngđánh

giá,kỹnănghợptáctrong nhóm,kỹnăngxửlýtìnhhuống,...

Rènkỹnăngchohọcsinhkếthợpvớirènhọcsinhthựchiệncácnềnếp

hàngngày:VD:Yêucầuđihọcđúnggiờ:buộchọcsinhphảicóthóiquendậy
sớm,cótácphongnhanhnhẹn(rènkỹnăngkhắcphụckhókhănđểđạtmục
tiêu);Yêucầuxếphàngravàolớpthẳnghàng,ngayngắn,khôngxôđẩynhau
tronghàng(rènchohọcsinhkỹnăngkiềmchếbảnthân,kỹnăngvậnđộng,gây ảnhhưởng);Yêucầuhọcsinhđếnlớpphảicóđầyđủsáchvở,đồdùnghọctập

(rènchohọcsinhkỹnăngtựkiểmtra,xâydựngkếhoạch).

Tổchứccáchoạtđộnglaođộngvừasứcvớihọcsinh:vệsinhsântrường,

lớphọc,trồngchămsóccâytrênsântrường,bồnhoa,vườntrường,;họcsinh
đượcrènmộtsốkỹnăngnhư:cầmchổiquét,hótrác,tướicây,tỉalá,...;thông
quađóHSbiếtsửdụngcóhiệuquảđồdùnglaođộng.

Xâydựngcácnhómbạncùngtiến:nhómbạngiúpnhauhọctập,nhóm

bạnATGT,nhómphòngchốngmatuý,...trongqúatrìnhhoạtđộngcủacác

nhóm,họcsinhđượcrènkỹnănghợptác,chiasẻ,biếtđốixử,ứngxửvớibạn

hàihồphùhợp,...

Biện pháp 3: Thông qua các giờ học trên lớp cung cấp từng hành vi đạo đức cho các em .

- Giáo viên nghiên cứu chương trình môn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định kỹ năng cần rèn cho học sinh. -

- Lựa chọn các phương pháp dạy thích hợp với từng bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh. Không dập khuôn máy móc, không áp đặt tình huống, cần sáng tạo theo từng tiết dạy. Qua từng bài tập trò chơi, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đánh giá và tự đánh gái hành vi của bản thân và những người xung quanh, các bài tập tô màu, đóng vai theo tranh theo tình huống v.v ... Học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới, kỹ năng mới giáo viên kết luận hành vi đạo đức đúng.

- Hướng dẫn các em thực hiện hành vi qua các trò chơi, sắm vai, đố vui, nêu ý kiến của mình để củng cố ghi nhớ hành vi đã học. Giáo viên khuyến khích những em tính cách nhút nhát tham gia vào trò chơi.

- Tạo không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tập phấn khởi bằng những lời động viên, khen ngợi của giáo viên, các em được phát biểu dân chủ không gò ép.

VD1:

Bài 1: Em là học sinh lớp Một rèn kỹ năng tự giới thiệu họ tên, quyền đựơc đi học của mình, kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.

Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ: Rèn kỹ năng biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, biết gữ vệ sinh cá nhân đầu tóc quần áo gọn gàng trong mọi lúc mọi nơi.

Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”. Từng nhóm 5 em đứng trước nắm tay nhau thành vòng tròn. Lần lượt từng em giới thiệu tên của mình với các bạn. Qua trò chơi đó các em biết trẻ em có quyền có họ tên, tự hào khi giới thiệu tên mình với các bạn.

Qua trò chơi bài 1 xây dựng một hành vi đạo đức cho các em, hình thành kỹ năng tự giới thiệu. Kỹ năng này giúp các em, biết tên và tự giới thiệu tên của mình trong giao tiếp hàng ngày, là cơ sở để học những bài học sau.

VD: Khi chơi sắm vai các em đã tự giới thiệu được vai diễn của mình.

* Rèn kỹ năng sống qua các giờ học.

- Qua các giờ học giáo viên chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học VD: Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời ''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người trên: Em đưa lại bằng hai tay và nói thưa cô em nộp bài ạ.

- Các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo kết quả thảo luận trong các giờ tự nhiên xã hội thể dục, tiếng việt để thực hành hành vi đạo đức đã học.

Thực hành bài 2: Gọn gàng sạch sẽ.

- Khi đến lớp giáo viên chú ý nhắc nhở các em quần áo đầu tóc gọn gàng, sách vở đồ dùng ngăn nắp. giáo viên quy định cách sắp xếp đồ dùng sách vở trong ngăn bàn, chỗ treo cặp rõ ràng, cụ thể, vị trí mũ, ô, quần áo ..v..v... Một vài ngày đầu giáo viên phân công các tổ trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học giáo viên nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt trước lớp, giáo viên giúp đỡ động viên những em còn lúng túng chưa thật gọn gàng. Dần dần hành vi trở thành thói quen gọn gàng của các em.

Biện pháp 4: Tư vấn cho phụ huynh hướng dẫn các em từng hành vi đạo đứcở nhà .

Tổ chức họp phụ huynh thông báo đặc điểm tình hình của lớp, nêu tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , tính cấp bách của vấn đề kỹ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức. Thống nhất cùng phụ huynh phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà. Phụ huynh được tập huấn, nghiên cứu chương trình học, kỹ năng qua từng bài đạo đức. Phụ huynh có nhiệm vụ nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi đã học ở nhà. Hướng dẫn phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi theo từng bài học và thời khoá biểu quy định. Đó là những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thể hiện đúng và lễ phép với người trên như: Đi học và học về biết chào ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cách chào đúng khoanh tay nói vừa đủ nghe lễ phép. Biết tự giới thiệu họ tên của mình, họ tên bố mẹ, người thân. Đầu tóc, quần áo gọn gàng. Biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ, đi bộ đúng quy định, đi học đúng giờ.

Mỗi phụ huynh lập bảng theo dõi hành vi đạo đức ở nhà của học sinh, hàng tháng nộp lại để giáo viên theo dõi xếp loại cho từng em.

Biện pháp 5: Tổ chức ngoại khoá để thực hành hành vi đạo đức đã học.

Trong chương trình học buổi 2 tôi đã tổ chức cho các em luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi như sắm vai, đố vui, hái hoa dân chủ . . . Song phổ biến vẫn là trò chơi sắm vai. Trong trò chơi sắm vai, học sinh được sắm vai các nhân vật - các nhân vật này sẽ ở trong các tình huống khác nhau và phải biết ứng xử sao cho đúng, cho hợp với từng hoàn cảnh.

VD: Thực hành bài cảm ơn xin lỗi.

Sắm vai tình huống:

- Em quên hộp màu ở nhà, bạn cho em mượn.

- Em bị ngã bạn đỡ em dạy.

- Em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn.

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Nhóm 1 - nhóm 3 sắm vai tình huống 1.

Nhóm 2 - nhóm 5 sắm vai tình huống 2.

Nhóm 4 - nhóm 6 sắm vai tình huống 3.

Các nhóm chuẩn bị.

Các nhóm thể hiện vai diễn trước lớp.

(Với mỗi tình huống, nên cho nhiều học sinh lên sắm vai để các em được luyện tập kỹ năng ứng xử và có thể nhận xét những cách ứng xử khác nhau trongcùng một tình huống.)

Giáo viên nhận xét kết luận hành vi đúng.Ngoài ra còn tổ chức trò chơi đố vui dưới hình thức hái hoa trả lời câu hỏi hoặc dưới hình thức quan sát động tác của người chủ trò, sau đó gọi đúng gọi nhanh tên và tính chất của sự vật hiện tượng.

VD trò chơi: "Giúp mẹ việc gì". "Đoán xem cây gì, con gì".

Sau 3 tiết học bài mới có 1 tiết thực hành kỹ năng, các em sẽ được thực hành 2 hành vi đã học. Dưới hình thức hoạt động ngoại khoá này giúp học sinh được luyện tập thực hành kỹ năng hành vi vào tình huống cụ thể, gần gũi với các em trongcuộc sống hàng ngày đó là vốn kinh nghiệm sống của các em.

Biện pháp 6: Kết hợp đội thiếu niên rèn kỹ năng sống cho học sinh qua sinh hoạt sao nhi.

- Có ý kiến đề xuất với đội về nội dung sinh hoạt sao theo từng tuần cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

- Trao đổi cụ thể nội dung thực hành trong từng tuần sinh hoạt sao như sau.

Tuần 2: Thực hành kỹ năng tự giới thiệu họ tên của mình.

Tuần 4: Thực hành kỹ năng ăn mặc quần áo , đầu tóc gọn gàng sạch sẽ.

Tuần 6: Thực hành kỹ năng giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

Tuần 8:Thực hành kỹ năng lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ.

Tuần 10:Thực hành kỹ năng lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.

Tuần 12: Thực hành kỹ năng đứng tư thế chào cờ.

Tuần 14: Thực hành kỹ năng đi học đều và đúng giờ không tự ý bỏ học.

Tuần 16:Thực hành kỹ năng giữ trật tự trong trường học, lớp học, khi ra vào lớp.

Tuần 18: Thực hành kỹ năng cuối kỳ 1.

Tuần 20: Thực hành kỹ năng lẽ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

Tuần 22:Thực hành kỹ năng biết đoàn kết thân ái với bạn khi học, khi chơi, biết giúp đỡ bạn.

Tuần 24: Thực hành kỹ năng đi bộ đúng quy định, thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tuần 25: Thực hành kỹ năng giữa kỳ II.

Tuần 26: Thực hành kỹ năng biết cảm ơn khi được giúp đỡ.

Tuần 28: Thực hành kỹ năng chào hỏi khi gặp mặt, tạm biét khi chia tay.

Tuần 30: Thực hành kỹ năng bảovệ hoa và cây xung quanh trường, nơi công cộng.

Giáo viên chủ nhiệm tham mưu với phụ trách sao của lớp thống nhất nội dung hình thức sinh hoạt để từng hành vi đạo đức được thực hành trongcác tình huống cụ thể gần gũi với cuộc sống của các em.

Biện pháp 7: Kết hợp với đoàn thanh niên xã, khu phố tổ chức các hoạt động cho các em trong dịp hè.

Đưa ý kiến đề xuất với nhà trường, đoàn thanh niên, đội thiếu niên nhà trường ý kiến tham mưu với đoàn thanh niên xã, khu phố tổ chức nhiều hoạt động trong dịp hè để các em được tham gia như văn nghệ, lao động dọn vệ sinh khu phố, đường làng, quét dọn nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ. Đó là hình thức giáo dục đạo đức cho các em trách nhiệm với địa phương nơi cư trú.

Biện pháp 8: Rèn kỹ năng thường xuyên liên tục.

Giáo viên thườngxuyênlồngghéprènkỹnăngsốngchoHStrongcácgiờhọc.

Cácđoànthể củaxã,thôncũngphảitìmhiểuvà thamgiatưvấncho cácgiađìnhvề

kiếnthứcphápluật,kiếnthứckhoahọc,kinhnghiệmthựctế“nuôiconkhoẻ,dạyconngoan”,tạochotrẻmộtmôitrườnglànhmạnh,antoàn;cáchdạychotrẻmộtsốkiếnthứcđểtrẻbiếttựbảovệmình(Vídụ:cáchtừchối,tránhxacáctệnạnxãhội)

Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, kiên trì, chú tâm nhắc nhở hướng dẫn các em thực hiện hành vi đúng, sửa chữa uốn nắn những hành vi chưa chuẩn. Tất cả những hành vi đó phải làm thường xuyên liên tục vì các em rất chóng quên. Giáo viên cần chú ý từng việc làm, cử chỉ, lời nói của các em ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà để các em ghi nhớ và thực hiện theo hành vi đúng để trở thành thói quen đạo đức tốt cho các em.

d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. đặc biệt là muốn nâng cao lượng giờ đạo đức và thực hành các kỹ năng hình vi vào cuộc sống thực tế cho học sinh là vấn đề khó đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, người thầy phải đầu tư thời gian gần gũi học sinh, nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, thiết kế tiết dạy hợp lý, kết hợp hài hoà các phương pháp hình thức dạy học. Chú trọng phương pháp dạy học mới, thầy tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. Đồ dùng dạy học như tranh ảnh phải đẹp, phù hợp với bài học, giáo viên cần động viên khen ngợi kịp thời, vì tuổi học sinh lớp Một tuổi hoa, thiên về tình cảm, hoạt động học chưa được chú trọng, hoạt động chơi vẫn chiếm ưu thế. Sự nhận thức của học sinh còn đơn giản cho nên quá trình dạy học không kéo dài bất cứ hoạt động nào hoặc đặt hệ thống câu hỏi quá khó gây cho học sinh nhàm chán căng thẳng mệt mỏi.

Sau mỗi bài dạy, giáo viên cần rút kinh nghiệm những hạn chế tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục

- Thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.

- Tìm nguyên nhân và điều tra cơ bản lớp mình phụ trách.

- Đề xuất hướng giải quyết của bản thân, hướng dẫn học sinh học trên lớp, hướng dẫn học sinh thực hành, hai việc thực hiện song song không coi nhẹ việc nào.

đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng cho học sinh khối 1 –Trường tiểu học Đạo Đức A

Sau thời gian áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống qua các môn học tôi thu được những kết quả sau: Khi nhận lớp do phần lớn học sinh ở rải rác các khu, 87% học sinh trong lớp bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định mải kiếm ăn, ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, nên đến lớp các em nhút nhát, có em cô gọi còn thưa “ơi”, cô giáo hỏi gì không trả lời mà chỉ gật và lắc đầu, chẳng biết “vâng dạ”nói “thưa gửi”, xưng hô với bạn “mày, tao”. Nhiều em đi dép trái, chưa biết bên trái bên phải, cầm bút tay trái v.v…các em ở nhà với ông bà, ông bà ít để ý đến cử chỉ nhỏ, việc làm nhỏ của các em.

Sau thời gian áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh khi dạy môn học thì cách xưng hô, lời nói, cử chỉ của các em từng bước thay đổi.

Sau tháng học đầu tiên các em đã bạo dạn hơn, tự tin hơn, mạnh dạn nói chuyện trao đổi với cô giáo và các bạn, biết nhắc nhở bạn khi bạn chưa thực hiện đúng hành vi đã học.

-Các em yêu thích môn học, thích chơi sắm vai, nói năng to rõ ràng, tiêu đạt tốt, giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi.

- Tổ chức lớp học có nề nếp, các em đoàn kết chan hoà, vui vẻ, cở mở trong giao tiếp.

- Các em đã có ý thức tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết giữ gìn đồ dùng sách vở, sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

-Biết yêu quý mọi người gia đình, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

- Nói năng lễ phép, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông, biết chào, khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa, cây xung quanh trường và nơi công cộng.

-Các em bạo dạn tự tin trong giao tiếp, nói năng lễ phép với người lớn tuổi các em rất thích được tham gia đóng vai trong giờ học Đạo đức,các em diẽn đạt rõ ràng, trôi chảy dễ hiểu.

-Các em tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức như : Hội thi văn nghệ, trang trí môi trường, lớp học thân thiện ..v..v... Lớp đều đạt giải .

- Các tuần thi đua lớp đều được xếp thứ nhất, Được nhà trường đánh giá là lớp có nề nếp tốt

Cuối kỳ học tôi đã chọn 2 lớp để khảo sát

Lớp 1E do tôi làm chủ nhiệm có áp dụng biện pháp mới và lớp 1B do một giáo viên khác làm chủ nhiệm cùng khối .

Kết quả khảo sát

Lớp

Sĩ số

Số hs biết chào hỏi lễ phép

Số hs mạnh dạn tự tin

Số hs biết tự phục vụ bản thân

HS tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

1E

35

30

85,7

25

71,2

27

76,9

24

68,4

1B

35

26

74,1

15

42,7

13

30

16

45,6

+Kết quả mang lại lợi ích xã hội .Kết quả trên đây khẳng định việc vận dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1của tôi là việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học . Giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân ,gia đình ,cộng đồng và Tổ quốc

Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

Đạo Đức A,ngày 9 tháng2 năm 2017
NGƯỜI VIẾT ĐƠN


Đỗ Thị Hồng Thắm

Mẫu số 02

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Số:…………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đạo Đức., ngày ..tháng 2 năm 2017

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Đơn vị công tác Trường Tiểu học Đạo Đức A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Ông (bà): Đỗ Thị Hồng Thắm

- Ngày 12 tháng 01 năm sinh 1977: Nữ

- Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Đạo Đức A

- Chức danh; giáo viên

- Trình độ chuyên môn; Cao đẳng sư phạm

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

B,- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Đỗ Thị Hồng Thắm

c) Tên sáng kiến:Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 lĩnh vực áp dụng;mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1

- Lĩnh vực áp dụng: Quá trình dạy các môn học ở lớp 1 và các hành vi đạo đức

Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.

  • Tôi tên là: Trần Thị Thanh Tâm.
  • Chức vụ : Hiệu trưởng.

Thay mặt trường nhận xét, đánh giá như sau:

1.Đối tượng được công nhận sáng kiến:Là giải pháp tác nghiệp

2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):

a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: ….vì

- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

(Trường hợp chưa đảm bảo tính mới, tính sáng tạo thì trả lời rõ chưa đạt, lý do)

b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

- Mang lại hiệu quả kinh tế:

- Mang lại lợi ích xã hội: Kết quả trên đây khẳng định việc vận dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 1của tôi là việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học . Giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân ,gia đình ,cộng đồng và Tổ quốc

c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng: Học sinh khối 1

3. Kiến nghị đề xuất:

- Nêu rõ đề xuất của mình :Đề nghị công nhận sáng kiến

- Trường tiểu học Đạo Đức A đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến

Xin trân trọng cảm ơn./.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Ký ghi rõ họ và tên)

Trần Thị Thanh Tâm

Mẫu: 03/SK

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-HĐSK ngày 09 tháng 01 năm 2015

của Hội đồng xét công nhận sáng kiến Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét công nhận sáng kiến Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Tên tôi là: .........................................................................................................

Chức vụ: ...........................................................................................................

Đơnvị: ..............................................................................................................

Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng xét công nhận sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến cơ sở cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến sau đây:

1. Tên sáng kiến (thứ 1): ......................................................................................

...............................................................................................................................

2. Tên sáng kiến (thứ 2): ......................................................................................

...............................................................................................................................

3. Tên sáng kiến (thứ 3): ......................................................................................

...............................................................................................................................

(Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

Xác nhận của đơn vị/phòng

.................., ngày ... tháng... năm …..
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 04/SK

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-HĐSK ngày 09 tháng 01 năm 2015

của Hội đồng xét công nhận sáng kiến Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc)

Báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến đề nghị Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở công nhận được thực hiện theo các nội dung theo mẫu như sau:

1. Bìa cứng (đánh máy, in khổ giấy mầu A4), gồm:

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:.......................................................

..............................................................................

Tác giả sáng kiến:.................................................

..............., Năm..........

2. Bìa lót (đánh máy, in khổ giấy trắng A4), nội dung giống như Bìa cứng.

3. Nội dung báo cáo (đánh máy, in khổ giấy trắng A4):

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu (Giới thiệu về những vấn đề liên quan đến sáng kiến ở trong và ngoài tỉnh mà tác giả đã biết nhưng triển khai thực hiện vào thực tiễn còn có những khó khăn/bất cập/hạn chế; từ đó nêu ra sự cần thiết phải thực hiện sáng kiến)

2. Tên sáng kiến: (Phải thể hiện bản chất của giải pháp)

.....................................................................................................................................

3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên:........................................................................................................

- Địa chỉ tác giả sáng kiên:................................................................................

- Số điện thoại:.........................................E_mail:.............................................

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này)

.....................................................................................................................................

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết)

.....................................................................................................................................

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn).............................................................................................................................

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Về nội dung của sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết;

- Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào;

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

.....................................................................................................................................

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

.....................................................................................................................................

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

- Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

.....................................................................................................................................

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

.....................................................................................................................................

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1

2

............., ngày.....tháng......năm......

Xác nhận của đơn vị/phòng

............., ngày.....tháng......năm......

Tác giả sáng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

BậchọctiểuhọclàbậchọcnềntảngtạocơsởchoHSpháttriểnhọctiếpcác

bậchọctiếptheovìvậybêncạnhviệctrangbịchohọcsinhnhữngvốnkiếnthứckỹnăngcơbảntronghọctập,laođộngcòncầnphảichúýđếnviệcrènkỹnăng

sốngchohọcsinh,dạyhọcsinhcách“làmngười”,đểhọcsinhcó thêmvốnkinh

nghiệmthíchứngvớimôitrườngmới,yêucầumới.

Lớp 1 là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ,ham hiểu biết ,thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết về xã hội ,còn thiếu kinh nghiệm sống,dễ bị lôi kéo kích động .Nếu không được giáo dục kĩ năng sống,nếu thiếu kĩ năng sống ,các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực ,bạo lực ,vào lối sống ích kỉ,thực dụng ,dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách .Một trong các nguyên nhân dẫn đến các các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận giới trẻ trong thời gian vừa qua như :nghiện hút ,bạo lực học đường ,đua xe máy ,tự tử…chính là do ngay từ lớp 1 các em không được giáo dục KNS,thiếu kĩ năng sống .Vì vậy ,việc giáo duc KNS cho hs lớp 1 ngay từ đầu là rất cần thiết ,giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân ,gia đình ,cộng đồng và Tổ quốc .Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống,xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình ,bạn bè và mọi người,sống tích cực chủ động ,an toàn ,hài hòa và lành mạnh.Rènkỹnăngsốngchohọcsinhgiúpcho

họcsinhthíchứngđượcvớimôitrườngxãhội,tựgiảiquyếtđượcmộtsốvấnđề

thiếtthựctrongcuộcsốngnhưvấnđềsứckhoẻ,môitrường,tệnạnxãhội,...để

cácemcóthểtựtin,chủđộngkhôngbịquáphụthuộcvàongườilớnmàvẫncó

thểtựbảovệmình,tựđemlạilợiíchchínhđáng,điềukiệnthuậnlợichobảnthânmình rènluyện,họctậpphấnđấuvươnlên.Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan trọng.
Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh lớp một, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề mà xã hội và phụ huynh hết sức quan tâm. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã cố gắng nghiên cứu thực hiện đề tài này. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1/a tôi đang phụ trách, nhằm mong muốn đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.

Trongthựctếhiệnnayviệcrènkỹnăngsốngchohọcsinhtrongnhàtrường

đãđượcchúýđến,songnhiềutrườngnhấtlàcáctrườngtiểuhọccònlúngtúng

trongviệctổchức,thựchiệncácchươngtrìnhhoạtđộngrènkỹnăngsốngcho

họcsinh.

Vớiýnghĩavàtầmquantrọngcủaviệcrènkỹnăngsốngchohọcsinh,tôiđã

chọnnghiêncứuđềtài:“RènkỹnăngsốngchohọcsinhLớp1”.

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sau một năm học lớp Một có thể trang bị cho các em một số hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện, hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Giúp cho các em có vốn kinh nghiệm sống phong phú, tự nhận biết các hành vi đạo đức từ thực tế xung quanh các em qua các bài học, tranh ảnh, tiểu phẩm, sắm vai, vận dụng vốn kinh nghiệm đó vào cuộc sống thực tế hàng ngày.

2. Tên sáng kiến: RènkỹnăngsốngchohọcsinhLớp1.

3. Tác giả sáng kiến:Đỗ Thị Hồng Thắm .

- Địa chỉ tác giả sáng kiến : Trường Tiểu học Đạo Đức A

-Số điện thoại : 0987740376. Email: thamthang76@gmail.com

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hồng Thắm

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quá trình dạy các môn học ở lớp 1 và các hành vi đạo đức

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1

Học sinh lớp 1E

Trường Tiểu học Đạo Đức A

Cả lớp

2

GV :Đỗ Thị Hồng Thắm

Trường Tiểu học Đạo Đức A

Tác giả: Nguyễn Thủy

Xem thêm

Hài tết
aaaa
bbbb