tin tức-sự kiện

đề kiểm tra giữa học kỳ 2

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 4

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề)

Phần I : Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

A/ Đọc thầm bài văn sau :

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

TheoLâm Ngũ Đường

Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức em đã học, hãy viết vào bài làm chữ cái (A, B hoặc C) trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: . Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. thiên nhiên B. đất sét C. đồ ngọc

Câu 2: Lúc nhàn rỗi, cậu thường làm gì?

A . giúp mẹ làm việc nhà.

B. tranh thủ đi làm thuê ở một cửa hàng.

C. nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 3: Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự ?

A. sự tinh tế B. sự chăm chỉ C. sự kiên nhẫn

Câu 4: Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

  1. pho tượng cực kì mĩ lệ.
  2. đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
  3. pho tượng như toát lên sự ung dung

Câu 5: Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi ?

  1. có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ.
  2. gặp được thầy giỏi truyền nghề.
  3. say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình

Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?

  1. ung dung, sống động. B. ung dung, lạ lùng. C.sống động, lạ lùng

Câu 7: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

  1. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ.

Câu 8: Trong câu:“Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn”có mấy tính từ ?

  1. Một tính từ. B. Hai tính từ. C. Ba tính từ.

Phần II : Phần tự luận( 6 điểm)

Câu 9: ( 1 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

  1. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
  2. Cảnh biển Nha Trang đẹp như một bức tranh.

Câu 10 ( 2 điểm): Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp.

Trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm.

Trung có nghĩa là “ ở giữa ”

Trung có nghĩa là “ một lòng một dạ ”

……………………………………

…………………………………………..

Câu 11: ( 3 điểm): Tập làm văn

Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

---------------HẾT-------------------

(Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm.)

H­­ƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ

MÔN : TIẾNG VIỆT-LỚP 4

NĂM HỌC 2017-2018

Phần I : Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

C

B

C

B

B

B

Điểm

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Phần II : Phần tự luận( 6 điểm)

C©u 9: (1.0 điểm ) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ được 1điểm.

Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.

CN VN

Câu 10: (2.0 điểm) Mỗi cột điền đúng, đủ các từ, cho 1,0 điểm. Nếu sai hoặc thiếu thì mỗi từ trừ 0,2 điểm.

Trung có nghĩa là “ ở giữa ”

Trung có nghĩa là “ một lòng một dạ ”

trung thu, trung bình, trung tâm.

trung thành, trung nghĩa, trung hậu, trung thực, trung kiên.

Câu 11 :Tập làm văn ( 3 điểm): Yêu cầu: HS tả được cái bàn học.

*Mở bài: ( 0,5 điểm)

- Giới thiệu đồ vật định tả

*Thân bài: ( 2 điểm)

- Tả bao quát toàn bộ đồ vật ( hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo,.)

- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

( Có thể kết hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật.)

*Kết luận: ( 0,5 điểm)

- Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.

* L­u ý:- Tùy theo bài viết của học sinh mà đánh giá điểm cho phù hợp (3đ - 2.5đ – 2đ - 1.5 đ - 1đ - 0.5đ )

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 4

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TOÁN

(Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề)

Phần I: (4đ): Viết vào bài làm chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất :

Câu 1 : Phân số tối giản là :

a. b. c. d.

Câu 2 : Phân số bằng phân số nào dưới đây :

a. b. c. d.

Câu 3 : 4 giờ 55 phút = ………… phút. Số thích hợp để điền vào chỗ trống là :

a. 295 phút b. 240 phút c. 455 phút d.200 phút

Câu 4 : Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là 10. Số lớn là :

a. 30 b. 40 c. 60 d. 70

Câu 5 : Một hình bình hành có độ dài đáy là 7cm, chiều cao là 9cm. Diện tích của hình bình hành đó là :

a. 16cm2 b. 63cm2 c. 32cm2 d. 8cm2

Câu 6. Hùng có 8 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu đỏ. Phân số chỉ phần các viên bi màu đỏ trong số viên bi của Hùng là

a.

b.

c.

d.

Câu 7 : của 45 là :

a. 75 b. 225 c. 135 d. 27

Câu 8. Số nào sau đây không chia hết cho 9?

A. 64746 B. 43769 C. 278964 D. 53253

Phần II: Tự luận

Câu 1(2đ) : Đặt tính rồi tính:

47897 + 3862 45670 – 7064 325 x 204 2592: 24

Câu 2 (1đ):

a) Rút gọn các phân số:

b) So sánh hai phân số:

Câu 3 (2đ) : Một cửa hàng nhập về 1 tấn gạo nếp và gạo tẻ. Biết số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540kg. Hỏi cửa hàng nhập về bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

Câu 4. (1đ): Tính bằng cách thuận tiện nhất:

25 x 6 + 25 x 2

---------------------HẾT------------------

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 1

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TOÁN

(Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề)

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( 1đ )

20;.....;......;23;.....;......;......;.....; 28;......;......;31;.....;......;......;35;......;.......;......;.......;.......;......;42

Bài 2: Viết số (theo mẫu ) (1 đ)

a) Hai mươi lăm: 25 b) 49: bốn chín

Năm mưoi:...... 55................

Ba mươi hai :.... 21.................

Sáu mươi sáu:...... 73.................

Bài 3: Đặt tính rồi tính (2đ)

20 + 30 40 + 50 80 – 40 17 – 5

Bài 4: Tính (2đ)

20 + 50 = ........... 70 – 30 =.....................

10 + 20 + 30 = ........... 90 – 30 + 20 =....................

40 cm + 40 cm = ............ 80 cm – 60cm =...................

Bài 5: Điền dấu >,<,= ? (1đ)

80......60 70 – 20.......40

50 – 20 ....30 60.......30 + 20

Bài 6: Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông, vẽ 2 điểm ở ngoài hình vuông .(1)

Bài 7: Tổ Một làm được 20 lá cờ , tổ Hai làm được 10 lá cờ .Hỏi cả hai tổ làm được tất cả bao nhiêu lá cờ ? (2đ)

---Hết---

( cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 1

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

Phần kiểm tra đọc.

Đọc thầm bài Hoa ngọc lan và trả lời các câu hỏi. Sau đó khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

HOA NGỌC LAN

Ở ngay đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan. Thân cây cao , to , vỏ bạc trắng. Lá dày cỡ bằng bàn tay, xanh thẫm.

Hoa lan lấp ló qua kẽ lá. Nụ hoa xinh xinh, trắng ngần. Khi hoa nở , cánh xòe ra duyên dáng. Hương lan ngan ngát, tỏa khắp vườn , khắp nhà.

Vào mùa lan, sáng sáng, bà thường cài một búp lan lên mái tóc em.

1/ Cây hoa ngọc lan nhà bà em được trồng ở đâu ?

a. Trồng ở sau vườn

b. Trồng ở đầu hè

c. Trồng ở giữa sân

2/ Nụ hoa lan màu gì ?

a. Màu bạc trắng

b. Màu xanh thẫm

c. Màu trắng ngần

3/ Hương hoa lan thơm như thế nào ?

a. Hương lan thơm nồng nàn

b. Hương lan thơm ngan ngát

c. Hương lan thơm sực nức

Phần. Kiểm tra viết

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Cái nhãn vở

Bài tập:2 điểm (10 phút)

1/ Điền vần ăm hay ăp ?

Bé ch……. học

Sách vở ngăn n......

2/ Điền chữ ng hay ngh:

…..ôi nhà ; ….e nhạc

---Hết---

( cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

CÁI NHÃN VỞ

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường , tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 2

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TOÁN

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1/ Đã tô màu vào một phần mấy của hình :

A. 1 B. 1 C. 1

2 3 4

2/ Độ dài đường gấp khúc hình bên là: 2 cm 4 cm

A. 10 cm B.12 cm C.11cm 5 cm

3. Mỗi học sinh được mượn 5 quyển truyện. Hỏi 8 học sinh được mượn bao nhiêu quyển truyện?

A. 50quyển B. 45 quyển C. 40quyển D. 35 quyển

4) Trong hình bên có số hình chữ nhật là :

A. 3 ; B. 4

C. 5 ; D. 6

5. 1m = .…mm.

A. 1000mm

B. 100mm

C. 10mm

6. Điền dấu thích hợp vào ô trống 509 509

A.<

B. =

C. >

7.Kết quả đúng của phép tính 5x9 là

A. 35

B: 45

C: 55

8. Chữ số 5 trong số 753 nằm ở hàng nào?

A: Trăm

B. Chục

C. Đơn vị

II. Phần tự luận

Bài 1: Tính nhẩm (2 điểm)

2 x 3 = ……. 3 x 6 = …… 4 x 7 = …….. 5 x 2 =……..

8 : 2 =……... 21 : 3 =…….. 12 : 4 = ……. 20 : 5 = ……..

Bài 2: Tính (1 điểm )

a/ 4 x 5 – 18 = ………………. b/ 2 x 8 + 10 =…………….

=……………….. =…………….

Bài 3: Điền dấu ( >,<,=) thích hợp vào ô trống (1 điểm)

a/ 4 x 1 12 : 3 b/ 5 x 3 3 x 5

c/ 10 : 2 2 x 5 d/ 3 x 6 8 : 2

Bài 4 : Tìm x (1 điểm)

a/ X x 3 = 27 b/ X : 2 = 38 - 30

…………… ……………..

…………… ……………..

…………… ……………..

Bài 5: (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

12

11

1

10

2

a/ 15cm : 3= ………..cm

3

9

b/ Đồng hồ chỉ ………giờ …….phút

Bài 7: (2 điểm)

Mỗi học sinh được mượn 3 quyển truyện. Hỏi 8 học sinh được mượn bao nhiêu quyển truyện?

Bài giải

---Hết-

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 2

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc + LTVC

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắnliền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồngyên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu của các bài tập sau:

1/ Bài văn tả cái gì?

a. Tuổi thơ của tác giả
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.

2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Đàn trâu ra về.
c. Cả hai ý trên.

3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

a. Lững thững - nặng nề
b. Yên lặng - ồn ào
c. Cổ kính - chót vót

4/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

5/ Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................

6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống và viết lại câu văn cho đúng chính tả.

Mặt trời vừa lên cao nắng bắt đầu chói chang em phơi quần áo rải rơm ra sân phơi

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

8/ Đăt câu cho bộ phận in đậm trong câu sau:

Nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân, cây cối trong vườn đâm chồi, nảy lộc.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2/ Tập làm văn.( 4 điểm)Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một con vật mà em thích.

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 3

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc + LTVC

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc.

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân?

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

4. Trong câu: "Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn." Thuộc mẫu câu gì?

A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì?

5. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa

.................................................................................................................................................

6. Qua câu chuyện trên, em thấy Cún con là người như thế nào?

..................................................................................................................................................

7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài

.................................................................................................................................................

8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?

.................................................................................................................................................

9. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây rồi viết lại cho đúng chính tả.

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư.

10. Tập làm văn (4 điểm)

Đề bài: Em hãy kể về một trận thi đấu thể thao hoặc một trò chơi mà em đã được xem hoặc tham gia.

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 5

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:

1. Chữ số 5 trong số 254. 836 chỉ:

a. 500 b. 5000 c. 50 000 d. 5.000.000

2 Phép trừ 712,54 - 48,9 có kết quả đúng là:

a. 70,765 b. 223,54 c. 663,64 d. 707,65

3. Phân số 4/5 được viết dưới dạng số thập phân là:

a. 4,5 b. 5,4 c. 0,4 d. 0,8

4. Lớp học có 32 học sinh số học nữ 12. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp

a. 37,5% b. 26,6% c. 384% d.20%

5. Giá trị của biểu thức: 201 : 1,5 + 2,5 x 0,9 là:

a. 359 b.136,25 c.15,65 d.359

6.Kết quả của biểu thức: 75 + (15,2 x 5) – 30 : 2 là:

a. 136 b. 26 c. 2,6 d. 2,06

7. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2giờ 6phút = .............giờ là:

a. 126 b. 2,1 c. 2,6 d. 2,06

8. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3km 15m = ............km là:

a. 3,15 b. 31,5 c. 3,015 d. 30,15

Phần tự luận ( 8 điểm)

1:Tìm x: (2 điểm)

a. x + 35,2 = (25,6 + 3,14) x 3 b, x – 20,17 - 15,24 = 20,17 + 15,24

2:Đặt tính rối tính: (2 điểm)

a/ 465,74 + 352,48 b/ 196,7 - 97,34 c/ 67,8 x 1,5 d/ 52 : 1,6

3: (2 điểm)Một xe ô tô đi từ A lúc 8 giờ sáng, đến B lúc 10 giờ 30. Tính vận tốc của ô tô biết quãng đường từ A đến B dài 135km và dọc đường xe nghỉ mất 15 phút.

4: (2 điểm)Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120 m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trên mảnh đất người ta dành 60 % diện tích để làm nhà.Hỏi diện tích làm nhà là bao nhiêu mét vuông.

----Hết----

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:...........................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 5

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

1. Đọc thầm bài văn sau:

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, nhữn khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

1. Đền Hùng ở đâu và thờ ai?

a. Ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ các vua Hùng.
b. Ở núi Hồng Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phúc và thờ Hùng Vương.
c. Ở núi Ba Vì, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ vua An Dương Vương.

2. Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

a. Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa; đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ....
b. Đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ....
c. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn.

3. Bài văn gợi nhớ đến những truyền thuyết gì?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

4. Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
c. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

5. Ngày giỗ các vua Hùng gợi cho người Việt Nam ta suy nghĩ gì?

a. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng.
b. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình.
c. Tất cả những suy nghĩ đã nêu trong các câu trên.

6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

Phần tự luận: (7 điểm)

7. (0.75 đ)Tìm trong bài đọc các cụm từ đồng nghĩa với cụm từ "Tổ quốc Việt Nam"?

8. (0.75 đ)Tìm các từ láy có trong bài.

9. (0.5 đ) Dấu phẩy trong câu"Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa" có tác dụng gì?

10. (1 đ) Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép

Thủy Tinh dâng nước cao......................Sơn Tinh làm núi cao lên..........................

11. (1 đ)Xác định trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau:

Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

12. ( 3 điểm) Em hãy tả lại một loài rau mà em yêu thích, có mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

-----Hết----

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC A

Họ và tên:...................................................

Lớp:.........................................

ĐỀ KIỂM ĐỊNH THÁNG 3 – LỚP 3

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: TOÁN

(Thời gian: 40 phút không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm. (2 điểm)

1. Ngày 29 tháng 7 là ngày chủ nhật thì ngày 01 tháng 08 cùng năm là ngày thứ mấy?

A. thứ ba B. thứ tư C. thứ năm D. thứ sáu

2.Kim dài đồng hồ chỉ số IX, kim ngắn chỉ số V. Hỏi đồng hồ cho biết mấy giờ?

  1. 5 giờ kém 15 phút B. 5 giờ 9 phút C. 5 giờ 45 phút

3.Dãy số nào xếp đúng thứ tự từ bé đến lớn?

  1. 4208; 4082; 4280; 4820
  2. 4082; 4208; 4280; 4820
  3. 4820; 4208; 4082; 4280

4) Phải lấy ra 2 tờ giấy bạc nào để số tiền còn lại bằng số tiền ở bên phải?

a.Tờ 1000 đồng và tờ 200 đồng

b.Tờ 2000 đồng và tờ 100 đồng

c.Tờ 2000 đồng và tờ 200 đồng

5. / Hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm. Chu vi hình chữ nhật đó là:

A . 10cm B . 20cm C . 24cm

6.Số lớn nhất trong các số 4282; 4082; 4820; 4280

A. 4280 B. 4028 C. 4820 D. 4282

7.9m 6dm = … cm :

a.- 9600cm b- 96cm c- 906cm d- 960cm

8.Chu vi hình vuông có cạnh 9dm 6cm là

a- 86cm b- 384cm c- 438cm d- 24cm

Phần tự luận. (8 điểm)

1.Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

6035+ 908 7390 - 4285 2407 x 3 96 40: 4

2.a. Tìm y: (1 điểm) b. Tính giá trị biểu thức: (1 điểm)

Y x 7 = 6391 9736 + 7653 x 4

3. (2 điểm)Sân trường em hình chữ nhật có chiều rộng 205m và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi sân trường em?

4.(2 điểm)Một cuộn vải dài 84 m, đã bán cuôn vải. Hỏi cuộn vải còn bao nhiêu m?

----Hết----

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

A/ Kiểm tra đọc: (6 điểm)

CÂU

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

A

Câu 5: Học sinh tìm đúng được câu có hình ảnh nhân hóa cho 1 điểm

Câu 6: Cún con rất thông minh, dũng cảm và thương bạn cho 1 điểm

Câu 7: Học sinh viết được câu đúng theo yêu cầu cho 1 điểm, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm.

Câu 8: Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè.cho 1 điểm.

Câu 9: Học sinh điền đúng dấu câu cho 0,75 điểm, Viết lại đúng chính tả cho 0,25 điểm

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tháng tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.

2. Tập làm văn: (4 điểm)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 9 đến 10 câu.

- Giới thiệu được trận thi đấu thể thao hoặc trò chơi: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)

- Kể được các hoạt động diễn ra trong trò chơi hoặc trận đấu (2 điểm)

- Nêu được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của mình về ngày hội đó. (1điểm)

Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 2 học kì 2

A/ Kiểm tra đọc: (6 điểm)

CÂU

1 ( 0, 5 đ)

2( 0, 5 đ)

3( 0, 5 đ)

4( 1đ)

Đáp án

C

C

B

Bài văn nói về tình yêu quê hương của tác giả

Câu 5: Từ chỉ đạc điểm: chót vót, xanh cho 0,5đ điểm

Câu 6: Học sinh tìm được đúng câu cho 1 điểm

Câu 7: Học sinh điền đúng dấu câu cho 0,75 điểm, Viết lại đúng chính tả cho 0,25 điểm

Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang. Em mang quần áo, rải rơm ra sân phơi.

Câu 8: Học sinh viết được câu đúng theo yêu cầu cho 1 điểm, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (4 điểm)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 4 đến 5 câu kể về một con vật mà mình yêu thích. Kể được hình dáng, thói quen sinh hoạt và tình cảm của em với con vật đó.

Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 1 học kì 2

A/ Kiểm tra đọc: (6 điểm)

CÂU

1 ( 0, 5 đ)

2( 0, 5 đ)

3( 0, 5 đ)

Đáp án

B

C

B

Bài tập: Học sinh điền đúng mỗi phần cho 0,5 điểm

Kiểm tra viết. (6,5 điểm)

Học sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ cho 6,5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trừ 0,2 điểm

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5 học kì 2

Phần trắc nghiệm.

CÂU

1 ( 0, 5 đ)

2( 0, 5 đ)

3( 0, 5 đ)

4( 0, 5 đ)

5( 0, 5 đ)

6( 0, 5 đ)

Đáp án

A

A

C

C

B

C

Phần tự luận

Câu 7: Học sinh tìm đúng các cụm từ đồng nghĩa với tổ quốc Việt Nam cho 0,75 điểm

Câu 8: Học sinh tìm được đúng các từ láy: dập dờn, xanh xanh, sừng sững, mải miết, cho 0,75 điểm

Câu 9: Ngăn cách bộ phận phụ với thành phần chính trong câu cho 0,5 điểm

Câu 10. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng núi lên cao bấy nhiêu cho 1 điểm

Câu 11: Trước đền/, những khóm hải đường /đâm bông đỏ rực, những cánh bướm nhiều

TN CN VN CN

màu sắc/ dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Cho 1 điểm

VN

Câu 12. Tập làm văn: (3 điểm)

Học sinh viết được bài văn miêu tả một loại rau mà mình thích có đủ bố cục 3 phần, có mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. Tả được đặc điểm hình dáng, công dụng của loại rau đó đồng thời nêu được tình cảm của mình với cây. Biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả.

Tùy vào bài làm của học sinh mà giáo viên cho 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.

Đáp án môn toán lớp 5

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

D

A

C

A

B

C

Phần tự luận

1.

a.Tìm x

x + 35,2 = ( 25,6 + 3,14)x 3

x + 35,2 = 86,22 ( 0,5 đ)

x= 86,22- 35,2 ( 0,25 đ)

x= 51,02( 0,25 đ)

x- 20,17 – 15,24 = 20,17 +15,24

x – 20,17 – 15,24 = 35,41 ( 0,5 đ)

x= 35,41 +15,24+20,17 ( 0,25 đ)

x = 70,82( 0,25 đ)

2. Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm

3. Bài giải

Thời gian thực đi của ô tô là: (0,25 điểm)

10 giờ 30 – 8 giờ - 15 phút = 2 giờ 15 phút= 2,25 giờ (0,75 điểm)

Vận tốc của ô tô là: (0,25 điểm)

135 : 2,25 = 60 km/ giờ (0,5 điểm)

Đáp số: 60 km/giờ (0,25 điểm)

4. Bài giải

Nửa chu vi mảnh đất là

120 : 2 = 60 (m) ( 0,4 điểm)

Chiều rộng mảnh đất là

60 : (2+3) x 2 = 24 (m) ( 0,4 điểm)

Chiều dài mảnh đất là

60 – 24 = 36( m) ( 0,4 điểm)

Diện tích mảnh đất là

36 x 24 = 864 (m2 ) ( 0,4 điểm)

Diện tích làm nhà là

864 : 100 x60 = 518,4 (m2) ( 0,4 điểm)

Đáp số: 518,4 m2

Đáp án môn toán lớp 3

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

B

C

B

C

D

B

Phần tự luận

1. Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm

a.Tìm y

y x 7 = 6391

y= 6391 : 7 ( 0,5 đ)

y= 913 ( 0,5 đ)

9736 +7653 x 4

= 9763 +30 6 12 ( 0,5 đ)

= 40 375 ( 0,5 đ)

3.Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là: (0,25 điểm)

205 x 2 = 410( m) ( 0,75 điểm)

Chu vi sân trường là: (0,25 điểm)

(205 +410) x 2 = 1230 (m) (0,5 điểm)

Đáp số: 1230m (0,25 điểm)

4Bài giải

Số m vải đã bán là (0,25 điểm)

84 : 3 = 28 (m) (0,5 điểm)

Số m vải còn lại là (0,25 điểm)

84 – 28 = 56( m ) (0,75 điểm)

Đáp số 56 m (0,25 điểm)

Đáp án môn toán lớp 2

Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

C

C

A

B

B

B

Phần tự luận

1. Mỗi phép tính đúng cho 0,25 điểm

2.

a.4x5 – 18

= 20-18 ( 0,25 đ)

= 2 ( 0,25 đ)

2x8 + 10

= 16 +10 ( 0,25 đ)

=26 ( 0,25 đ)

3.Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 điểm

4.

a.X x 3 =27

X = 27 :3 ( 0,25 đ)

X = 9 ( 0,25 đ)

X : 2 = 38-30

X : 2 = 8 ( 0,25 đ)

X = 8 x 2

X= 16 ( 0,25 đ)

5. a. 5m (0,5 điểm)

b.10 giờ 30 phút (0,5 điểm)

6. Bài giải

8 học sinh mược được số quyển truyện là (0,5 điểm)

3 x 8 = 24 (quyển) ( 1,25 điểm)

Đáp số 24 quyển (0,25 điểm)

Nếu học sinh viết phép tính 8 x 3 trừ 1 điểm

Tác giả: Nguyễn Thủy

Xem thêm

Hài tết
aaaa
bbbb