Tin tức/(Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)/Tin tức sự kiện/
10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2015
Dân trí Năm 2015 được ghi dấu ấn bởi hàng loạt những thay đổi trong giáo dục với những quyết sách quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên toàn ngành thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dân trí đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu nhất của giáo dục Việt Nam 2015 như sau.
1. Đột phá đổi mới thi THPT quốc gia
Năm 2015, lần đầu tiên ý tưởng về một kỳ thi THPT quốc gia chung trở thành hiện thực sau gần 10 năm ấp ủ. Việc tổ chức một kỳ thi chung với hai mục đích, lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, đã giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, thu gọn thời gian tổ chức thi cử, rút gọn quãng đường di chuyển cho các thí sinh. Kỳ thi cũng khắc phục tâm lý thi cử nặng nề, tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy và học. Kỳ thi đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội.
Cũng là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nên vẫn còn những hạn chế, thiếu sót trong khâu xét tuyển. Hạ tầng công nghệ chưa đạt yêu cầu làm trang công bố điểm thi bị nghẽn thời gian dài, khiến xã hội bức xúc. Mở đầu khâu xét tuyển đã xảy ra tình trạng hỗn loạn xét tuyển nguyện vọng 1 vào một số trường đại học top đầu. Một cuộc chạy đua rút-nộp hồ sơ căng thẳng chưa từng có trong lịch sử tuyển sinh ĐH.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm và đưa ra phương án khắc phục cho kỳ thi năm sau.
2. Công bố dự thảo chương trình tổng thể đổi mới giáo dục phổ thông
Lần đầu tiên, quy trình xây dựng chương trình sách giáo khoa được tiến hành một cách bài bản và thực sự khoa học, đánh dấu bằng việc công bố chương trình phổ thông tổng thể rồi sau đó mới triển khai đến chương trình môn học, và cuối cùng là viết sách giáo khoa. Đây là phương pháp thiết kế chương trình khoa học, hợp lý, đảm bảo sự hài hòa, cân đối, nhất quán về mạch kiến thức tổng thể cho 12 năm học.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình tổng thể đã được soạn thảo, trao đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần trong vòng 3 năm qua, với sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu…
Mặc dù tới nay kinh phí cho đề án còn chưa được cấp nhưng để đảm bảo tiến độ, Bộ GD-ĐT đã chủ động các hoạt động chuẩn bị. Trên tinh thần chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý… và toàn xã hội ngay trong quá trình xây dựng chương trình mới nên Bộ đã sớm đưa dự thảo chương trình tổng thể ra để xin ý kiến rộng rãi.
Tuy nhiên, sau khi dự thảo được công bố đã nổi lên một làn sóng tranh luận gay gắt về số phận tích hợp môn Lịch sử.
Ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình SGK mới”. Theo đó, Lịch sử được tích hợp ở cấp một, nhưng là môn độc lập tại bậc THPT. Thí sinh dự thi đại học môn này sẽ chọn chương trình nâng cao.
3. Ban hành Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học
Tháng 11, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư quy định các tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đạt chuẩn quốc gia gồm 7 tiêu chuẩn là: Cơ sở vật chất thiết bị, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, tài chính, hoạt động khoa học, kiểm định chất lượng và xếp hạng, sự hài lòng của sinh viên, của người sử dụng lao động.
Đây sẽ là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học phấn đấu để được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo yêu cầu của Luật Giáo dục đại học.
4. Việt Nam đứng thứ 12/76 quốc gia vùng lãnh thổ về kiểm tra Toán và Khoa học, học sinh lứa tuổi 15
Tháng 5/2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng toàn cầu về chất lượng giáo dục dựa trên kết quả hai bộ môn Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, vượt cả những cường quốc như Mỹ, Anh, Úc.
12 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng, trong đó có Việt Nam.
5. 70 năm ngành Giáo dục Việt Nam
Ngành Giáo dục Việt Nam đến nay đã trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành (1945 - 2015). 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, giáo dục - đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến (1945-1954), giáo dục từ phổ thông đến đại học có sự phát triển, thay đổi về chất, tất cả đều được dạy bằng tiếng Việt. Công tác xóa mù chữ với phong trào bình dân học vụ là một “kỳ tích” của Giáo dục.
Sau năm 1975 đến nay, cả nước mỗi ngày có hơn 23 triệu người đến trường học tập, hơn 1 triệu thầy cô giáo đến trường giảng dạy, mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển mạnh, không còn “xã trắng” về giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục được nâng lên.
Tháng 10/2015, Chính phủ công bố Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Theo đó, mức học phí sẽ được điều chỉnh tăng tại tất cả các cấp học từ bậc mầm non tới bậc đại học. Học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, và vẫn do địa phương quy định đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây.
Học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm).
8. Phân tầng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng và khung xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng gồm: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
Nghị định quy định rõ các tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học gồm: Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Nghị định là cơ sở pháp lý nhằm sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho các trường đại học định hướng rõ ràng mục tiêu phát triển, công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học, xã hội biết và lựa chọn.
9. Quy định mới về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
Theo Nghị định số 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…
Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…
Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp theo 4 mức từ 0,1 đến 0,4.
10. Cấm thi tuyển vào lớp 6
Ngày 17/3, Bộ GD-ĐT ký công văn gửi các sở giáo dục, chỉ đạo không tổ chức thi tuyển vào lớp 6.
Theo đó, cuộc chạy đua vào lớp 6 căng thẳng xảy ra ngay từ khâu bán hồ sơ xét tuyển. Phụ huynh xếp hàng dài để mua hồ sơ xét tuyển cho con rồi lại tiếp tục như vậy ở ngày nộp hồ sơ… Phía các nhà trường cũng toát mồ hôi và đưa ra tầng tầng lớp lớp các tiêu chí xét tuyển.
Ban Giáo dục
- HƯỞNG ỨNG “NGÀY SÁCH VIỆT NAM” LẦN THỨ III – NĂM 2016
- Lịch công tác học sinh, giáo dục ngoại khóa năm học 2015-2016
- Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT
- V/v thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện NH 2015-2016
- Thủ tục hành chánh trong lĩnh vực giáo dục năm 2017
- HỘI THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG CẤP HUYỆN
- Tổng kết và phát thưởng các kỳ thi học sinh giỏi trên internet cấp huyện năm học 2016-2017
- HỘI THI “VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP VÀ VIẾT CHỮ ĐẸP” CHO HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
- HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
- Những lưu ý khi tổ chức vòng thi cấp trường (IOE)
- Trao quà đầu năm cho học sinh tại huyện Vĩnh Thạnh
- Hướng dẫn tổ chức thi IOE cấp trường NH 2015-2016
- CHĂM LO CHO TRẺ EM NGHÈO VUI XUÂN ĐÓN TẾT BÍNH THÂN 2016
- HỌP MẶT GIAO LƯU, KẾT NGHĨA, TƯƠNG TRỢ PHÒNG GDĐT VĨNH THẠNH-PHÒNG GDĐT BÌNH THỦY
- KIỂM TRA CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH
- Thư chúc mừng 20/11 của Thành Ủy Cần Thơ
- HỌP MẶT NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NĂM 20-11
- Kết quả thi giải toán qua mạng (Violympic) cấp thành phố
- TỔ CHỨC LỚP TẬP HUẤN VÕ CỔ TRUYỀN
- THI HỌC SINH GIỎI GIẢI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2015-2016
- Thông báo mở vòng thi cấp trường Toán Tiếng Việt, Toán Tiếng Anh và Vật Lý
- Hành trình từ trấn Vĩnh Thanh đến Huyện Vĩnh Thạnh
- Hướng dẫn thi cấp trường và tạo mã thi cấp trường giải toán qua mạng (Violympic.vn
- HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2015-2016
- Quyết định tặng danh hiệu lao động tiên tiến 2013-2014
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chưa thí điểm chuyển viên chức sang hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS
- Hội thi giai điệu tuổi hồng
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2015-2016 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016-2017
- HỘI THAO HÈ HỌC SINH HUYỆN VĨNH THẠNH NĂM HỌC 2016-2017
- Hội thi Tin học trẻ Thành phố Cần Thơ lần thứ XIX năm 2017