Ngày: 02/03/2015
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG
PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN.
****************
Nâng cao hiểu
biết về thư viện trường học thân thiện(Thư viện trường học thân thiện): Gồm 15
tiết (Mã mô đun TH8)
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
I.GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
1.Thư viện trường học thân
thiện là gì?
+TVTHTT là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm trung tâm cho mọi
hoạt động nhằm đáp ứng Quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin,
quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn vinh văn hóa địa phương.
+TVTHTT còn được hiểu là một
không gian mở:
-Đến
với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.
-
Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích
cực tham gia các hoạt động của thư viện.
- Hỗ
trợ việc dạy và học tích cực.
-Phát
triển mối quan hệ thân ái, cởi mở,tích cực giữa thủ thư và học sinh, giáo viên
và học sinh, giáo viên và giáo viên, thủ thư và giáo viên
-
Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và
thành viên cộng đồng
2. Tại sao cần có thư viên
trường học thân thiện?
- TVTHTT nhằm đáp ứng quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận giáo dục của học
sinh.
- TVTHTT góp phần hình thành và
phát triển thói quen đọc sách của học sinh.
- TVTHTT góp phần tạo ra môi
trường học tập tích cực cho học sinh.
- TVTHTT là nơi lưu giữ những
nét đặc sắc của văn hóa địa phương.
3. Hướng tiếp cận của thư
viện trường học thân thiện:
- TVTHTT Đáp ứng Quyền trẻ em và sự tham gia của trẻ
- TVTHTT Hỗ trợ dạy và học tích
cực. Là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh chủ động khám phá
và tìm tòi kiến thức. Là nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh. Là cơ sở cho
giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới( Học theo dự án, học theo hợp
đồng, học theo góc…)
4. Đặc trưng của thư viện
trường học thân thiện:
- Bài trí hấp dẫn, khoa học.
- Hệ thống quản lí thuận tiện.
- Nguồn sách đa dạng, phong phú,
hấp dẫn, phù hợp.
- Hoạt động đa dạng, phong phú,
phù hợp.
- Sự tham gia tích cực, chủ động
của học sinh, giáo viên, BGH, cha mẹ học sinh, thành viên cộng đồng.
Câu hỏi: Thư viện của trường
đồng chí có các hình thức tổ chức nào ?
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
1.Thư viện đa năng:
Không
gian của thư viện được chia thành các góc:
+
Góc đọc
+
Góc viết
Không
gian của thư viện được chia thành các góc:
+
Góc nghệ thuật
Không
gian của thư viện được chia thành các góc:
+
Góc văn hóa địa phương
Không
gian của thư viện được chia thành các góc:
+
Góc trò chơi
2. Thư viện góc lớp:
Có
thể là giá sách, tủ sách nhỏ, thường đặt ở cuối lớp.
*Lợi
ích :
-Là
giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi
đọc sách.
-
Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu.
-
Hỗ trợ giáo viên trong việc tổ
chức các hoạt động trong lớp học
-
Tăng cường tính tự quản của học
sinh.
*Tổ
chức hoạt động:
-
Giáo viên dùng nguồn tài liệu có
trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm
văn, vẽ, thủ công…;thi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họa…
-
Học sinh có thể đọc sách để giải
trí trong các giờ ra chơi để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những
tiết học tiếp theo.
-
Tổ chức quyên góp sách….
* Tổ
chức quản lí :
-
Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách,
luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác
định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động.
3.Thư viện lưu động:
Là thư viện có thể di chuyển được, dưới hình thức là một tủ sách có bánh
xe.
Thư viện lưu động có thể sử dụng
ở các trường không có đủ không gian phòng đọc hoặc có nhiều dãy lớp học
Thư viện lưu động sẽ do nhóm hỗ
trợ quản lí.
4. Thư viện ngoài trời:
Là thư viện được đặt dưới tán cây xanh , chòi lá cọ hoặc hành lang lớp
học.
Thư viện ngoài trời sẽ do nhóm hỗ trợ hoặc lớp
trực tuần quản lí.
Thư viện ngoài trời nên chọn
những loại sách mỏng, hấp dẫn có những thông tin khoa học, lịch sử, tự nhiên
thú vị vì giờ giải lao thường không nhiều.
PHẦN II: XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN TẠI NHÀ TRƯỜNG
I.BÀI TRÍ THƯ VIỆN TRƯỜNG
HỌC THEO HƯỚNG THÂN THIỆN:
Câu
hỏi:
Hãy mô tả việc sắp đặt trong thư viện của
trường đồng chí? Việc sắp đặt như thế có ưu điểm, nhược điểm gì?
1.Tại
sao cần bài trí thư viện theo hướng thân thiện?
-
Cách bài trí kiểu “cũ”người đọc khó tìm sách, không tạo cảm giác thoải mái cho
người đọc khi đến thư viện.
-Tạo
ra một khoảng cách lớn giữa thư viện với người đọc.
-
Việc thay đổi cách bài trí trên bằng một không gian hấp dẫn, khoa học, thuận
tiện cho việc sử dụng sẽ tạo cảm giác vui vẻ, hấp dẫn gần gũi. Giúp người đọc
dễ dàng tiếp cận với sách. Tạo bầu không khí thân thiện giữa người đọc với cán
bộ thư viện, nhằm thu hút học sinh và giáo viên sử dụng thư viện một cách hiệu
quả.
Làm việc theo nhóm trường:
Hãy vẽ cách bài trí góc một trong
thư viện của trường đồng chí?
Các nhóm quan sát đánh giá các
cách bài trí đẹp, khoa học, thuận tiện.
2. Tiêu chí của bài trí
theo hướng thân thiện:
-
Hấp dẫn -
Thuận lợi cho sử dụng
-
Thoải mái - Khoa học
- Gọn gàng - Phù hợp
3. Cách bài trí:
-
Không gian dành cho thư viện cần đạt tối thiểu bằng một phòng học( 50
m2), sạch, đủ ánh sáng, thoáng mát, an toàn.
-
Chia các góc hoạt động rõ ràng,
mỗi góc có dán tiêu đề, đủ dụng cụ phù hợp với đặc thù của từng hoạt động,
thuận tiện cho việc di chuyển.
-
Các bảng biểu được trình bày một
cách khoa học, hấp dẫn.
-
Có chỗ cho học sinh trưng bày sản
phẩm.
-
Kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu của
bàn ghế, giá sách phải phù hợp. Nên có nhiều loại giá sách khác nhau…
3. Cách bài trí: Một số
hình ảnh bài trí thư viện:
II. HỆ THỐNG QUẢN LÍ THÂN
THIỆN
Câu
hỏi: Trường của đồng chí có hệ thống quản lí
sách như thế nào? Việc quản lí
như vậy có khó khăn gì cho thủ thư và cho người mượn?
•
Tiêu chí của hệ thống quản lí theo hướng thân thiện:
- Khoa học.
- Dễ sử dụng đối với người đọc
và thuận tiện cho người quản lí.
III.PHÂN LOẠI SÁCH:
Một hướng giúp học sinh dễ tiếp cận, dễ tìm sách là kết hợp giữa phân
loại đang sử dụng với phân loại theo mã màu và có bảng hướng dẫn để giúp học
sinh, giáo viên tìm sách dễ dàng.
Làm
việc theo nhóm: Làm một bảng phân loại mã màu theo hướng thân thiện?
IV. HỆ THỐNG MƯỢN, TRẢ:
Mượn trả sách theo hướng tự
phục vụ ( ví dụ một thẻ mượn sách )
Trường ...........
STT |
Tên sách |
Ngày Mượn |
Kí |
Ngày trả |
Kí( nhóm hỗ trợ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THẺ MƯỢN SÁCH NĂM
HỌC:...........
Họ và tên:
Lớp:
BGH Cán bộ thư viện
Đóng dấu Kí
V. XÂY DỰNG LỊCH HOẠT ĐỘNG:
Căn cứ để xây dựng lịch hoạt
động:
-
Lịch hoạt động và học tập của trường.
-
Nguyện vọng của học sinh.
-
Đề xuất của giáo viên.
-
Thời gian của cán bộ thư viện.
-
Số lượng người sử dụng mà thư viện
có thể phục vụ trong một khoảng thời gian.
-
Hiệu quả của các hoạt động.
*
Cần có sự tham gia của học sinh và giáo viên.
VI.XÂY DỰNG NỘI QUI THƯ VIỆN:
Câu
hỏi: Khi xây dựng nội qui thư viện, đồng chí thực hiện theo qui trình như thế
nào? Cách xây dựng như thế có ưu điểm, nhược điểm gì?
•
Thành phần tham gia xây dựng nội qui gồm: Học sinh, giáo viên, cán bộ thư
viện.
•
Các bước xây dựng nội qui:
-
Lớp và giáo viên thảo luận, đề
xuất.
-
Nhóm hỗ trợ, cán bộ thư viện tổng
hợp ý kiến.
-
Ban giám hiệu phê duyệt.
-
Viết nội qui và trưng bày tại thư
viện.
-
Phổ biến nội qui đã thống nhất tới
các thành viên.
VII. CHỌN SÁCH:
Câu hỏi: Khi chọn sách đồng chí căn cứ vào đâu?
*Căn cứ để chọn sách:
- Mục đích sử dụng.
- Nhu cầu, hứng thú, sở thích
của người sử dụng thư viện(giáo viên và học sinh).
- Khả năng tài chính của nhà
trường.
VIII. TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Góc
đọc:
Góc
đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
-Hình
thành và phát triển thói quen đọc sách.
-Nâng
cao kĩ năng đọc.
-Bổ
sung kiến thức.
-Giải
trí
Câu
hỏi: Có thể tổ chức những hoạt động gì ở góc đọc?
Các
hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là:
-
Đọc cá nhân, đọc theo nhóm.
-
Bình luận sách.
-
Thi đọc nhiều sách.
-
Thi kể chuyện theo sách.
-
Tóm tắt sách.
-
Câu lạc bộ đọc sách….
Bài
trí góc đọc:
-
Nên sử dụng bàn ghế đơn để có thể kê được nhiều kiểu khác nhau
-
Màu sơn tươi sáng
Đồ
dùng ở góc đọc:
-
Giấy A4 -
Giấy bìa màu
-
Mẫu bình luận sách -Bút
chì, bút bi
-
Bút màu, màu sáp -Thẻ
đánh dấu sách…
2.Góc viết:
Hướng
tới mục đích:
-Phát
triển năng khiếu viết -Thúc
đẩy tư duy sáng tạo
-Cung
cấp thông tin -Rèn
chữ đẹp
-Hình
thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng
thể loại.
Câu
hỏi: Có thể tổ chức những hoạt động gì ở góc viết?
Các hoạt động có thể tổ chức ở
góc viết là:
-Viết thư -Làm thơ, viết văn
-Viết báo -Viết bảng tin
-Sáng tác truyện -Làm sách
-Viết đẹp -……
Bài
trí góc viết:
-
Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh
-
Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi viết thoải mái
-
Bảng ghi rõ “góc viết”
Đồ
dùng:
-Giấy A4 -Bút chì, bút bi
-Gấy bìa màu A4 -Kéo
-Hồ dán -……..
3.Góc nghệ thuật:
Hướng
tới mục đích:
-Tạo
không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ
thuật.
-Tạo
cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng
tượng.
-Phát
triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa,
tạo hình.
-Giúp
tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Câu hỏi: có thể tổ chức
hoạt động gì ở góc nghệ thuật?
Các hoạt động:
-vẽ tranh -Làm thẻ đánh dấu sách
-Làm đồ chơi - Nặn tượng
-Nghe nhạc, đóng kịch, múa rối,
hát…..
Bài
trí góc nghệ thuật:
Trang
trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em.
Đồ
dùng góc nghệ thuật:
-Giấy
A4, giấy bìa màu - Bút chì, tẩy,
kéo, hồ dán
-Con
rối tay, con rối que -Đất nặn
-Giấy
vẽ -Bút
vẽ, màu vẽ…
4.Góc văn hóa địa phương:
Hướng tới:
-Bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống.
-Phát triển kĩ năng thu thập
thông tin, xử lĩ thông tin, thuyết trình.
-Tự hào về bản sắc văn hóa địa
phương.
Câu hỏi: Có thể tổ chức các
hoạt động gì ở góc văn hóa địa phương?
Các
hoạt động:
-Sưu
tầm, trưng bày nhạc cụ, trang phục, sản phẩm, các loàn điệu dân ca, món ăn, trò
chơi dân gian…
-Tìm
hiểu về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh, phong tục tập quán địa phương…
*Bài
trí:
-Hình
ảnh về danh lam thắng cảnh, lễ hội của địa phương.
-Treo
các sản phẩm, trang phục, nhạc cụ đọc đáo của địa phương….
*Đồ
dùng góc văn hóa địa phương:
-
Giấy A4, gấy bìa màu, bút chì, bút màu, kim chỉ, vải….
5.Góc vui chơi:
Hướng
tới mục đích:
- Giải
trí, thư giãn - Phát triển, củng cố
kiến thức
- Rèn
luyện kĩ năng tư duy, khả năng vận động.
- Tăng
cường kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác.
Các
hoạt động:
- Ghép
tên tác phẩm với hình minh họa.
- Ghép
tên tác giả với tác phẩm.
- Một
số trò chơi phù hợp: Cờ vua, cá ngựa, xếp hình…
IX. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐẶC BIỆT:
1.Hoạt động nghiên cứu dự
án:
- Lựa
chọn chủ đề vừa sức( cô thủ thư lựa chọn và giao cho một nhóm học sinh có khả
năng làm việc)
- Lập
kế hoạch nghiên cứu( học sinh)
- Thực
hiện thu thập và xử lí thông tin( học sinh)
- Xây
dựng sản phẩm( học sinh)
- Trình
bày, chia, sẻ( thủ thư, học sinh)
2.Tổ chức ngày hội sách:
X. SỰ THAM GIA TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN:
1.Học sinh:
Câu
hỏi: Tại sao cần tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào hoạt động thư viện?
Tạo
cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động thư viện để đáp ứng quyền được tham gia;
tăng cường tính tự chủ của học sinh; tăng cường lòng tự trọng, tự tin của học
sinh; phát triển các kĩ năng tư duy, kĩ năng xã hội cho học sinh
2. Sự tham gia của nhóm hỗ
trợ( cộng tác viên)
-Trang
trí, sắp đặt, dọn dẹp vệ sinh thư viện.
-Sắp
xếp các đồ dùng, thiết bị trong các góc, sắp xếp lại giá sách.
-làm
thẻ mượn sách, làm mã màu.
-Hướng
dẫn các bạn hoạt động trong các góc, nhắc nhở mượn, trả sách
-
Phụ trách thư viện ngoài trời, phân phối sách về thư viện góc lớp
-
Tổ chức một số hoạt động của thư viện
-
Hỗ trợ thư viện giới thiệu sách mới…
3.Sự tham gia của cán bộ
giáo dục, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường:
- Cấp
quản lí: Tuyên truyền, chỉ đạo triển khai xây dựng thư viện thân thiện.
- BGH,
nhân viên: Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện và
học sinh thực hiện.
4.Sự tham gia của cha mẹ
học sinh, thành viên cộng đồng:
- Hỗ trợ thư viện tổ chức các hoạt động.
- Hỗ trợ xây dựng thư viện
- Tham gia đánh giá thư viện….
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THƯ VIỆN
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
I. NGUYÊN TẮC:
Tất cả mọi thư viện trường học đều có khả năng trở thành thư viện thân
thiện vì yếu tố quyết định là chính sách và thái độ của cán bộ, nhân viên và
giáo viên nhà trường.
II. CÁC THÀNH TỐ ĐÁNH GIÁ:
THÀNH
TỐ 1: Cơ sở vật chất đảm bảo cơ hội tiếp cận cho tất cả học sinh.
THÀNH
TỐ 2: Bài trí hấp dẫn, khoa học.
THÀNH
TỐ 3: Hệ thống quản lí thuận tiện cho ngừời sử dụng và quản lí.
THÀNH
TỐ 4: Hoạt động đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh và đáp ứng nhu cầu
của các em.
THÀNH
TỐ 5: Sự tham gia tích cực, chủ động của cac đối tượng liên quan vào quá trình
xây dựng và hoạt động của thư viện.
THÀNH
TỐ 6: Môi trường tâm lí xã hội thân thiện trong thư viện
III.THANG ĐÁNH GIÁ:
Gồm
6 thành tố, 19 tiêu chí, 42 chỉ số
Thành tố |
Tiêu chí |
Chỉ số |
Điểm tối đa |
Tỉ lệ |
1 |
5 tiêu chí |
10 chỉ số |
24-30 |
24% |
2 |
2 tiêu chí |
2 chỉ số |
6 |
5% |
3 |
5 tiêu chí |
10 chỉ số |
30 |
24% |
4 |
4 tiêu chí |
11 chỉ số |
33 |
26% |
5 |
4 tiêu chí |
7 chỉ số |
21 |
16% |
6 |
1 tiêu chí |
2 chỉ số |
6 |
5% |
Tổng cộng điểm tối đa |
120- 126 |
|
IV.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ:
Nội
dung |
Phương
pháp |
Cơ
sở vật chất đảm bảo cơ hội cho tất cả học sinh |
-
Quan sát thư viện - Phỏng vấn |
Bài
trí hấp dẫn, khoa học |
-
Quan sát thư viện - Phỏng vấn |
Hệ
thống quản lí thuận tiện cho người sử dụng và quản lí |
-
Quan sát thư viện - Kiểm tra sổ sách -
Phỏng vấn học sinh, giáo viên, cán bộ thủ thư |
Hoạt
động đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh và đáp ứng nhu cầu của các
em. |
-Phỏng
vấn học sinh, giáo viên, cán bộ thủ thư để kiểm tra chéo. -
Dự giờ 1 tiết về tổ chức hoạt động tại thư viện |
Sự
tham gia tích cực, chủ động của các đối tượng liên quan vào quá trình xây
dựng và hoạt động của thư viện thân thiện |
-
Phỏng vấn các thành phần có liên quan. -
Nhà trường báo cáo |
Môi
trường tâm lí xã hội thân thiện trong thư viện |
-
Quan sát -
Phỏng vấn |