Thứ hai, 20/05/2024 23:43:10
Thông tư 30: Tập huấn quá vội vàng, chưa hiểu gì đã được áp dụng

Ngày: 10/02/2015

Hôm qua, Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học đã chính thức lên tiếng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về việc áp dụng thông tư 30. Theo đó, sẽ không có sửa đổi hay thay đổi gì ở chủ trương này.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia, thầy cô giáo vẫn tiếp tục có góp ý.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu đến độc giả một bài viết của TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS Vũ Thu Hương đã có thời gian tham gia tập huấn và trực tiếp theo dõi Thông tư 30 ngay từ những ngày đầu. Trong bài viết này, TS Vũ Thu Hương cũng đã thẳng thắn thừa nhận Thông tư 30 còn có "nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp" bên cạnh những đổi mới tiên tiến.

Thông tư 30 là một thông tư đúng đắn, có nhiều đổi mới tiên tiến. Thông tư giải quyết khá nhiều vấn đề bất cập hiện nay của giáo dục VIệt Nam như bệnh thành tích, bệnh xa rời thực tế… Khi Thông tư ra đời, tôi vô cùng vui mừng vì cuối cùng trẻ em VIệt Nam cũng đã có thể hi vọng vào một nền giáo dục tiên tiến và phù hợp.

Đọc bài viết của TS. Ngô Gia Võ (Trò lười, cô quá tải, gia đình khó kiểm soát sau một kỳ áp Thông tư 30), tôi cảm thấy thầy Võ chưa thực sự hiểu Thông tư 30. Có lẽ chúng ta nên nhìn rộng hơn ra ngoài phạm vi những bài học trên lớp sẽ thấy những điểm sau:

- Hiện nay, giới trẻ thiếu kĩ năng sống rất trầm trọng. Vô cùng nhiều đứa trẻ không biết nấu ăn, tự lo cho bản thân, chăm sóc chính mình và người khác. Khi gặp các tình huống nhất là các tình huống nguy hiểm, giới trẻ Việt thường chịu đựng rủi ro chứ hoàn toàn không có kĩ năng thoát hiểm.

- Giới trẻ ngày nay thực sự bị bỏ bơ việc giáo dục đạo đức. Tỉ lệ lên đến hơn 90% học sinh tiểu học không có ý thức chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi. Những quy tắc đạo đức thông thường cũng bị bỏ qua.

- Giới trẻ ngày nay được tập thể dục thể thao quá ít. Người Việt Nam vốn thấp bé, nay lại được tập luyện ít, dẫn đến việc ngày càng yếu ớt so với khu vực. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các em mà còn nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

TS Vũ Thu Hương: "Khi Thông tư ra đời, tôi vô cùng vui mừng vì cuối cùng trẻ em VIệt Nam cũng đã có thể hi vọng vào một nền giáo dục tiên tiến và phù hợp". Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)

Nếu chỉ nhìn vào kết quả học tập để đánh giá, mọi thứ sẽ thiên lệch. Sau này trưởng thành, các em sẽ phải trả giá vô cùng lớn cho sự thiếu hụt này. Vì thế, Bộ Giáo dục đã quyết tâm phát triển năng lực của từng em, trong đó ngoài kiến thức trong trường, các em còn cần được trau dồi tư cách đạo đức, đào tạo kĩ năng sống. Vì thế, nếu học sinh tiểu học lười học kiến thức đi một chút cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Các em có thêm cơ hội tập trung sự chú ý vào việc phát triển những thứ khác là hợp lý.

TS Vũ Thu Hương
Tin liên quan