Tin tức/(Trường tiểu học Quang Minh)/TIN NHÀ TRƯỜNG/
Chọn truyện tranh cho con

Chúng ta vẫn có suy nghĩ truyện tranh là dành cho trẻ em. Tuy nhiên, vài thập niên gần đây, những cuốn truyện tranh dành cho người lớn đã xuất hiện nhiều, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây.

 
 

Những dòng truyện tranh này xuất hiện các hình ảnh bạo lực, hình ảnh nhạy cảm, không hề phù hợp trẻ em. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, những dòng tranh này được dịch ra "hết sức vô tư".

Đến khi sách ra thị trường, với quan niệm truyện tranh dành cho trẻ em, phụ huynh thường không nghi ngờ, mua về cho con đọc. Từ những em bé còn chưa biết chữ (chỉ xem tranh) đến những bạn tuổi teen đều dễ dàng tiếp cận dòng truyện này.

Từ đó, tư tưởng "thoáng" lan tỏa trong các tác giả truyện tranh. Những câu chuyên thần thoại, lịch sử được tái hiện thường có xu hướng hình ảnh nhạy cảm, "nóng" hơn.

Phụ huynh vô tư mua, trẻ em vô tư đọc. Đến khi người lớn hoảng hốt với Shin - cậu bé bút chì, tất cả mới giật mình nhìn ra, hình như dòng truyện tranh đã bị thả nổi quá lâu.

Phụ huynh, sau một thời gian lo lắng, tự mặc định việc lựa chọn sách cho con dựa vào tên tuổi các nhà xuất bản, mà không đọc qua, kiểm duyệt hình ảnh, nội dung.

Cần có những bộ truyện mang bản sắc Việt

Là phụ huynh, tôi thấy chúng ta hiểu quá sai về những thứ thuộc về sách truyện nước ngoài. Đã có không ít ý kiến cho rằng Việt Nam lạc hậu khi phê phán dòng sách truyện này, thế giới cởi mở hơn nhiều.

Gần đây, truyện tranh nhạy cảm một lần nữa nóng lên khi Anh hùng Héc quyn bị tố có nhiều hình ảnh và câu thoại nhạy cảm.

Chon truyen tranh cho con the nao de tranh noi dung bao luc, phan cam? hinh anh 2

 

Khi nhà xuất bản đưa ra lời xin lỗi có nói rõ đây là bộ truyện tranh bản quyền từ Hàn Quốc và đã được giải thưởng.

Điều chúng ta phải băn khoăn là bộ truyện tranh này phát hành ở Hàn Quốc dành cho đối tượng độc giả nào? Liệu có phải họ viết cho trẻ em? Tại sao bộ truyện thần thoại Hy Lạp lại phải mua bản quyền ở Hàn Quốc, đất nước cũng hoàn toàn xa lạ với thần thoại Hy Lạp?

Phải chăng những tác giả của chúng ta không đủ khả năng xây dựng bộ truyện tranh phù hợp văn hóa Việt Nam, dựa trên chất liệu những câu chuyện cổ tích của thế giới?

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện cổ tích trên thế giới, được các tác giả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc viết lại và sản xuất, nhà xuất bản ở Việt Nam mua lại. Những câu chuyện đó có đôi phần không giống nguyên bản mà đã được chỉnh sửa cho phù hợp văn hóa bản địa.

Việc mua bản quyền những cuốn truyện này, đem về dịch cho độc giả Việt Nam có phải một bước vòng không cần thiết, tốn kém và nhiều hệ lụy?

Phụ huynh cũng lo lắng đặt câu hỏi: Liệu có phải sách truyện nhạy cảm chỉ là vấn đề giữa nhà xuất bản và bạn đọc? Cơ quan kiểm duyệt sách ở đâu khi những vụ việc thế này cứ tái diễn mà không hề thấy có sự biến chuyển hay biện pháp xử lý nào?

Theo tôi, các cha mẹ phải đọc kỹ từng trang sách trước khi mua cho con, soi kỹ từng hình vẽ nếu không muốn con mình xem những hình ảnh quá nhạy cảm, nhất là hiện nay, dòng sách Đam Mĩ đang rất phổ biến, chiếm thị phần quan trọng trong giới trẻ.

Dòng sách ca ngợi tình yêu giữa nam giới và nam giới chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới các bạn nhỏ khi chưa được giáo dục giới tính đầy đủ.

Đã đến lúc, chúng ta phải đặt tuổi dành cho sách. Mỗi dòng sách cần có ghi rõ: Dành cho độc giả lứa tuổi nào: 15+, 17+ hay 20+. Nếu không làm triệt để, chúng ta còn phải lo lắng, giải quyết nhiều hậu quả từ việc thả nổi sách như hiện nay.

00:38

 

Tác giả: TK

Xem thêm

Văn bản mới

Hoạt động trải nghiệm chăm sóc vườn rau của học sinh Trường tiểu học Quang Minh
Ngày hội Tiếng anh Trường TH Quang Minh
Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Giao lưu múa hát dân ca chào mừng ngày 20/11/2015 Trường Tiểu học Quang Minh
  • Thông báo
  • Ba công khai
Website Đơn vị