Tin tức/(Trường tiểu học Mai Trung 1)/HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN/
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4 +5


 Trong nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn trong các trường đã được tổ chức thực hiện, duy trì thường xuyên và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Sinh hoạt chuyên môn giúp cho GV nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Căn cứ theo Kế hoạch số 10/KH-THTP Ngày 20 tháng 9 năm 2017 về việc  thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường Tiểu học Mai Trung số 1. Ngày 23 tháng 3 năm 2017, trường Tiểu học Mai Trung số 1 tổ chức Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Thành phần tham dự gồm có tất cả các giáo viên của trường. Với định hướng sinh hoạt chuyên môn lần này là tập trung vào chuyên đề phương pháp “Bàn tay nặn bột”; phát huy tính tích cực của học sinh dựa trên phương pháp quan sát, nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn Khoa học và Tự nhiên xã hội, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung khuyến khích học sinh tự  tự học, tự hình thành kiến thức tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 
Sau một thời gian các thành viên trong tổ khối hội ý và chuẩn bị về phương pháp, hình thức, đồ dùng và cơ sở vật chất cho tiết dạy thì ngày 23/3/2018 đồng chí Ngô Thị Thoa đã tiến hành dạy tiết Sự sinh sản của ếch tại lớp 5C của trường Tiểu học Mai Trung số 1.
Phần mở đầu của phương pháp “Bàn tay nặn bột” của đ/c Ngô Thị Thoa đã khơi gợi cho học sinh hứng thú học tập bằng hoạt động trò chơi nghe tiếng kêu đoán con vật. Do phần mở đầu học sinh hứng thú nên tiết học tiến hành khá trôi chảy.
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu học sinh khá tích cực làm việc. Ở học sinh còn hình thành nhóm tự phát. Đó là việc mà chúng ta cũng đang quan tâm.
Bước 3: Học sinh đã đưa khá nhiều băn khoăn và thấy được phương pháp quan sát thí nghiệm là phương pháp tối ưu nhất.
Bước 4: Là bước mà học sinh và giáo viên dự thấy hài lòng nhất khi mà đ/c Thoa đã vận dụng công nghệ thông tin trình chiếu video cho học sinh quan sát về sự sinh sản của ếch. Học sinh được khắc ghi bài và hiểu sâu hơn rất nhiều. Lúc đó các em đã nhận ra cái nào là đúng, cái nào là chư đúng mà để rút ra kết luận hợp lý nhất.
Bước 5: Hầu như học sinh đều biết kết luận ngay cả các em trầm, chư nhanh trong học tập.
Sau khi đã tiến hành dự giờ, toàn trường đã tiến hành thảo luận chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đối với phương pháp “Bàn tay nặn bột” của đ/c Thoa đã thể hiện. Toàn trường đều có nhận định chung, mặc dù đây là một phương pháp dạy học mà học sinh mới được tiếp cận lần đầu nhưng các em đã tỏ ra rất tự tin trong quá trình học tập, tương tác với giáo viên và các thành viên trong nhóm. GV đã khơi dậy tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học cho học sinh từ đó học sinh xác định được các kiến thức cũng như các kỹ năng mà các em cần nắm vững. Giáo viên đã thực hiện tốt quy trình 5 bước mà phương pháp này yêu cầu. 
Có thể nói rằng tiết dạy minh họa của cô giáo Ngô Thị Thoa là thành công. Qua buổi sinh hoạt chuyên môn dự giờ phân tích bài học và được nghe đồng chí, đồng nghiệp, tôi học hỏi được rất nhiều điều trong quá trình dự giờ phân tích bài học, trong nhiệm vụ dạy học; Nó sẽ là hành trang giúp tôi tiếp tục học hỏi trau dồi để dần hoàn thiện mình hơn. 

Tác giả: Nguyễn Thị Loan

Xem thêm

Văn bản mới

Kỹ Năng Sống Tiểu Học - Tập 1
Đôrêmon tập 23 Mèo ngoan của mẹ
Thế Giới Trái Cây Của Bé - Tập 1
Chú Chim Cánh Cụt Pororo
  • Thông báo
  • Ba công khai
Website Đơn vị