tin tức-sự kiện
rao đổi với PV báo ĐS&PL, Tường An cho rằng, đó không phải là thành tích gì ghê gớm. Sở dĩ có thành tích đó là quan niệm sống, người trẻ cần phải có ước mơ, hoài bão...
Võ Tường An, cô gái “ẵm” học bổng từ 12 trường hàng đầu thế giới - Ảnh: VTC News. |
Người trẻ cần có hoài bão, ước mơ
Những ngày qua, thông tin về cô gái Việt giành được 12 học bổng của các trường đại học danh tiếng thế giới đang được chia sẻ khắp các trang mạng dành cho giới trẻ, học sinh và sinh viên. Không ít người lập hẳn topic (chuyên mục) để “mổ xẻ” về bí kíp để “ẵm” học bổng của cô gái Võ Tường An.
Đi tìm lời giải, PV báo ĐS&PL đã liên hệ với cô gái được cư dân mạng gắn cho cái tên “siêu nhân” này. Khi PV nhắc đến “thành tích”- chinh phục 12 trường hàng đầu thế giới, Tường An rất khiêm tốn. An bảo rằng: “Có gì đâu chị, còn rất nhiều bạn giỏi hơn em”.
Câu trả lời khiêm tốn của cô nữ sinh khiến chúng tôi càng thêm ngưỡng mộ. Câu chuyện thành công trong ước mơ du học với kết quả tuyệt vời đó của cô bé Quảng Ngãi như một thông điệp bền bỉ và mạnh mẽ: Điều gì cũng có thể – cho những ai quyết tâm và luôn vươn tới ước mơ của mình.
Được biết, trong số 12 học bổng Tường An mới giành được, trường đại học Harvard cấp học bổng 4 năm, trị giá 63.900 USD/năm; đại học Stanford: 66.699 USD/năm; đại học Yale: 68.230 USD/năm... Theo lời kể của Tường An, 5 năm trước, việc đến với đại học Mỹ đối với em chỉ là giấc mơ. Khả năng ngoại ngữ của An khá hạn chế, đặc biệt là thiếu thông tin về các trường.
Thời điểm đó, ở Bình Sơn, Quảng Ngãi còn chưa có trung tâm ngoại ngữ. Em được gia đình tạo điều kiện học online, qua các trang mạng và học vào mùa hè để chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học trung học. Năm lên lớp 9, do thành tích học tập thuộc “top” tốt nhất tỉnh Quảng Ngãi nên An được trường John Bapst Memorial High School, Mỹ trao học bổng. Và rồi, khi ở Mỹ, những thành công tiếp nối đến với Tường An khi hè năm 2014, cô gái Việt xuất sắc trở thành Học giả trẻ toàn cầu trong một cuộc thi ở đại học Yale, Mỹ.
Tường An chia sẻ, môi trường học tập ở Mỹ trong hơn 3 năm là thời gian để em tìm ra những thế mạnh, điểm yếu của mình. An xác định, việc được nhận học bổng của các trường “top” mà trước đây mình hướng đến giờ đây không còn là mục đích chính nữa. Thay vào đó, An cho rằng mình cần chuẩn bị tinh thần và kiến thức để sẵn sàng vào đại học.
Đó là một nền tảng vững chắc trong sự nghiệp sau này của bản thân. “Quan điểm giáo dục của nhiều phụ huynh và các trường ở Mỹ rất khác Việt Nam. Ở nước ta, nhiều người hướng đến việc con em mình phải vào trường “top”, trường danh tiếng nhưng ở Mỹ, việc định hướng và tìm con đường riêng cho mỗi học sinh phát triển mới quan trọng hơn cả.
Các thầy cô bên Mỹ sẽ cung cấp tài nguyên của trường để học sinh sử dụng, phát triển bản thân và lên ý tưởng cho tương lai. Cơ hội dành cho các học sinh là công bằng”, Tường An chia sẻ. Trong câu chuyện với PV báo ĐS&PL, Tường An ít đề cập đến thành tích của mình.
Em nhắc nhiều đến môi trường giáo dục, ước mơ của những người Việt trẻ và việc nắm bắt cơ hội. Tường An cho hay: “Em nghĩ việc quan trọng hơn trong việc vào đại học Mỹ danh tiếng là mỗi học sinh phải xác định cho riêng mình là tại sao bạn muốn vào một trường đại học này. Môi trường ở trường đó sẽ tạo được cho bạn những cơ hội và lợi ích như thế nào?”.
Theo Tường An, mỗi cơ hội đều vụt qua rất nhanh, nếu ai không biết nắm bắt nó là đã một lần thất bại. “Mỗi năm, các trường đại học, ví dụ như Harvard và Stanford trung bình nhận hơn 2.000 hồ sơ. Theo em, mỗi hồ sơ được các trường nhận vào học không phải căn cứ hoàn toàn vào điểm số.
Chính vì thế, việc em hay một học sinh khác được nhận vào cũng chỉ là một trong 2.000 màu sắc trong bức tranh. Nên, lời khuyên của Tường An cho các bạn là không cần phải quá quan tâm đến điểm số mà hãy tập trung vào một thế mạnh của mình. Và quan trọng là phải tìm ra được hướng đi cho bản thân”, Tường An chia sẻ kinh nghiệm.
Bài học từ những chuyến đi
Theo tìm hiểu của PV, Tường An là một cô gái rất năng động. Cô gái này tham gia rất nhiều hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ, nhằm có thêm những trải nghiệm. An bảo: “Em thích nhất khi tham gia những hoạt động xã hội để được trải nghiệm. Từ đó, em biết rằng mình hứng thú hơn với điều gì và đặt nó vào sự ưu tiên trong thời gian biểu.
Ngoài ra, em học được các kỹ năng về việc lãnh đạo, giao tiếp hiệu quả trong công việc, cũng như phát triển ý tưởng cho dự án của riêng mình. Việc đi học ở lớp hay việc học ngoài lớp học là một phần của việc làm giàu kiến thức và khám phá bản thân.
Đây cũng là quá trình chuẩn bị kỹ năng để trở thành một con người hoàn thiện trong xã hội”. Tường An kể lại, hè năm 2015, em cùng hai bạn (một bạn từ Bangalore-Ấn Độ, một bạn từ Seoul, Hàn Quốc) cùng đại diện cho tổ chức phi lợi nhuận International Catalysts for Empowerment (ICE) đến thị trấn Gangolihat.
Gangolihat là một thị trấn nhỏ, nằm trên đồi núi, bị “cô lập” với những thành phố đông đúc của Ấn Độ. Vấn đề mà ICE xác định ở Gangolihat là tỉ lệ bỏ học trước khi vào đại học rất cao, phần lớn các bạn vào quân đội để phục vụ nhu cầu tài chính cho bản thân và gia đình. Cả thị trấn Gangolihat chỉ có một phòng có kết nối mạng, được lập ra bởi Gaura Foundation, một đối tác của ICE để hỗ trợ học sinh tìm hiểu thông tin vào đại học.
Tường An và những bạn đồng sáng lập khác của ICE đều hiểu rằng, muốn thay đổi một cộng đồng, trước hết phải trở thành một phần của cộng đồng đó. Từ đó mới hiểu được những khó khăn và rào cản lớn nhất ở đây là gì. Và, họ tìm ra khó khăn lớn nhất của những học sinh nơi đây chính là sự kết nối.
Trong chuyến đi đến vùng đất Gangolihat này, An có cơ hội được nói chuyện và giao lưu với Giáo sư Neveen Kothari, người đã sẵn sàng bỏ đi vị trí của mình ở trường đại học danh tiếng để đến Gangolihat mở trường học. Hành động cao cả của vị giáo sư đã đóng góp vào việc rút ngắn khoảng cách học vấn của thế hệ tương lai trên toàn thế giới.
“Em hiểu được rằng, bên cạnh việc phát triển mũi nhọn trong giáo dục thì việc đào tạo tổng quát cho những học sinh có điều kiện khó khăn là một mối quan tâm trong quá trình phát triển và rút ngắn khoảng cách của xã hội”, Tường An nói. Cô gái trẻ này quan niệm, những bài học ngoài lớp học đều là những cách học rất thực tế và toàn diện. Bài học từ “cuộc sống” luôn là hành trang cho mỗi người vượt qua những chông gai.
Thành tích nổi bật của Võ Tường An - Người đồng sáng lập International Catalysts for Empowerment, tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục ở Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc và Texas (Mỹ) - 2 năm là Chủ tịch Key Club tại trường THPT John Bapst - Người đồng sáng lập cộng đồng trẻ Viet Youth Service - Học giả trẻ toàn cầu tại đại học Yale (Yale Young Global Scholars) - Chuyên đề An ninh và Quan hệ quốc tế năm 2014 - Dự án International Catalysts for Empowerment đến với trẻ em ở Gangolihat, Ấn Độ - Đội trưởng tại các hội gây quỹ như Race for the Homeless, Race for the Cure, Relay for Life và Bangor Polar Dip… - 3 năm là thủ khoa học sinh giỏi huyện Bình Sơn khi là học sinh trường THCS Nguyễn Tự Tân (QuảngNgãi). |
- KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2018
- XUÂN ẤM ÁP
- HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG
- LỄ KỶ NIỆM 20-10
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC
- Hạ Malaysia, U19 Việt Nam vào bán kết với ngôi nhất bảng
- Khai trương thư viện thân thiện trường TH Lương Phong số 2
- Thi Olympic Tin học châu Á: Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á
- Thơ 20/11: Những bài thơ hay nhất về thầy cô giáo
- Hơn 16.000 học sinh Hà Nội không muốn thi đại học
- Đất để trồng rau, ĐH Tài chính Ngân hàng thuê chỗ khác dạy học
- Đề kiểm tra môn toan cuối HK1
- cach cat ghép phim
- trang bìa SKKN
- 'Người không tham nhũng có khi bị người tham nhũng cô lập!'
- 'Ông Tập nói rất hay nhưng niềm tin phải đến từ hành động'
- Thanh tra các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án 8B Lê Trực
- Trang Chủ > Bí quyết trị viêm xoang > Đã ngủ ngon giấc khi không còn viêm xoang dị ứng Đã ngủ ngon giấc khi không còn viêm xoang dị ứng
- Trường TH Lương Phong số 2 kỉ niệm ngày 20/10
- Vụ hơn 200 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: Người sử dụng lao động đã phạm luật!