tin tức-sự kiện
Vừa qua, Báo Đời sống & Pháp luật ghi nhận nhiều trường đại học, cao đẳng... không có đầy đủ cơ sở vật chất, phải đi thuê nhiều địa điểm bên ngoài để giảng dạy, đào tạo sinh viên. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả tuyến bài “Những ngôi trường bất đắc dĩ”.
Trường ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội có trụ sở tại xã Tiền Phong (Mê Linh - TP. Hà Nội) nhưng lại đang thuê trụ sở của ba công ty con trực thuộc Tổng công ty cầu Thăng Long (CTCP) tại 134 - 136 - 138 đường Phạm Văn Đồng (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để làm nơi giảng dạy cho hàng ngàn sinh viên.
Thông tin đăng tải tại website của Trường ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội, cơ sở I nằm tại xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) rộng hơn 1.000m2. Hiện tại dự án đã bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xong. Dự kiến đầu tư xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2011 và đến năm 2015, trường sẽ đi vào hoạt động tại cơ sở chính này.
TrườngĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nộitại Phạm Văn Đồng. |
Tuy nhiên, đến nay trụ sở chính của trường ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội tại Mê Linh vẫn đang đắp chiếu. Theo khảo sát tại khu vực này, dự án đến nay đã được hơn 5 năm nhưng vẫn đang là một bãi đất trống, nhiều người dân tận dụng khoảng đất này để trồng rau, chăn bò…
Đất của nhà để hoang nhưng trường này lại thuê cơ sở II ở phố Phạm Văn Đồng để dạy học. Cơ sở II của trường được thuê lại từ ba công ty: Công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long, Công ty Cổ phần Thí nghiệm và Xây dựng Thăng Long, Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long trực thuộc Tổng công ty cầu Thăng Long (CTCP).
Theo sơ đồ trường dán ngay cổng vào, tòa nhà 134 với các tầng 3,4,5 đã thuê dùng để làm giảng đường giảng dạy, làm văn phòng Đảng, Đoàn, phòng nước giảng viên, khoa sau Đại học…
Trụ sở đi thuê củaĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội. |
Tòa nhà 136, tầng 1 bao gồm thư viện, phòng trung tâm thư vấn tuyển sinh, Ngân hàng Sacombank, sân, căng tin sinh viên… Các tầng tiếp theo đến tầng 8 làm giảng đường giảng dạy, phòng kế hoạch tài chính…
Tòa nhà 138 thuê hai tầng 6,7 để làm văn phòng của các khoa Kế toán – kiểm toán, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Khoa Quản trị kinh doanh, phòng Chủ tịch HĐQT, phòng Phó Hiệu trưởng, Phòng Quản lý đào tạo, tổ chức nhân sự, phong Thư ký HĐQT…
Trưởng phòng Phòng Hành chính (Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long) cho biết, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội thuê địa điểm tầng 6,7 của công ty treo biển của trường để quảng cáo tên trường cho dễ nhìn từ các hướng đi trên trục đường Phạm Văn Đồng. Theo tìm hiểu của PV, trường này có rất ít sinh viên do học phí cao.
Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần liên hệ trường ĐH Tài chính Ngân hàng nhưng trường học này vẫn im lặng.
Theo quy định của Chính phủ, khi thành lập trường ĐH phải có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính không dưới 5 ha và đạt bình quân ít nhất 25m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhất là giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Đối với trường tư thục phải có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường). |
- KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2018
- XUÂN ẤM ÁP
- HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG
- LỄ KỶ NIỆM 20-10
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC
- Hạ Malaysia, U19 Việt Nam vào bán kết với ngôi nhất bảng
- Khai trương thư viện thân thiện trường TH Lương Phong số 2
- Thi Olympic Tin học châu Á: Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á
- Thơ 20/11: Những bài thơ hay nhất về thầy cô giáo
- Ước mơ của cô gái trẻ “ẵm” học bổng từ 12 trường đại học hàng đầu thế giới
- Hơn 16.000 học sinh Hà Nội không muốn thi đại học
- Đề kiểm tra môn toan cuối HK1
- cach cat ghép phim
- trang bìa SKKN
- 'Người không tham nhũng có khi bị người tham nhũng cô lập!'
- 'Ông Tập nói rất hay nhưng niềm tin phải đến từ hành động'
- Thanh tra các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án 8B Lê Trực
- Trang Chủ > Bí quyết trị viêm xoang > Đã ngủ ngon giấc khi không còn viêm xoang dị ứng Đã ngủ ngon giấc khi không còn viêm xoang dị ứng
- Trường TH Lương Phong số 2 kỉ niệm ngày 20/10
- Vụ hơn 200 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: Người sử dụng lao động đã phạm luật!