tin tức-sự kiện
Philippines dạy Lịch sử như thế nào?
Tôi chưa bao giờ chán học Lịch sử. Môn này giúp tôi hiểu hơn về lịch sử dân tộc, cảm thấy tự nào về thành quả của cha ông để lại, làm động lực cho sự phát triển.
Bản thân tôi ngày xưa cũng chỉ học thuộc lòng và nhớ mà thôi. Nhưng chính ra điều ấy giúp tôi tự tin khi tham gia bàn luận hoặc chia sẻ về lịch sử dân tộc qua các thời kỳ.
Sinh viên trong một giờ học ở Philippines. Ảnh: Gmag Philippines.
Tuy nhiên, việc học Lịch sử thật sự có hiệu quả, để trở thành một môn học thu hút học sinh là câu hỏi lớn. Nó yêu cầu một chiến lược trong việc phát triển môn Lịch sử không chỉ ở nhà trường, mà còn trong cả cuộc sống.
Tôi du học tại Philippines, dù không chuyên ngành về Lịch sử, những cũng thấy phương pháp dạy ở đây khá thú vị.
Lịch sử ở Philippines được xem là môn học bắt buộc từ tiểu học đến đại học, tuy nhiên tùy trình độ bậc học mà có nội dung khác nhau.
Bậc tiểu học và trung học phổ thông sẽ có giáo trình chính nhưng lên đến cao đẳng, đại học, sinh viên phải tự tìm kiếm tài liệu và phân tích, dựa trên hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu chung của việc giảng dạy môn Lịch sử trong giai đoạn này là giúp học sinh hiểu về nguồn gốc của người Philippines, phát triển đươc kỹ năng phân tích, sáng tạo và thấu hiểu được ý nghĩa của các sự kiện trong lịch sử. Cuối cùng, sinh viên rút ra bài học cá nhân.
Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng kỳ thực không đơn giản vì mục tiêu giáo dục của môn học thường lý tưởng hóa hơn so với thực tế. Thực tế, một phần học sinh thích môn này, nhưng số khác cảm thấy chán và sợ vì họ cho rằng lịch sử là những cái đã qua, không có trong hiện tại hoặc ghét nhìn lại quá khứ.
Thường trong những tình huống người học không có động lực học và cảm thấy chán nản, giáo viên tạo ra những hoạt động như thảo luận nhóm, xem phim và phân tích.
Tại Philippines, giáo viên luôn tạo ra cơ hội chủ động cho học sinh để khai thác cách nhìn của các bạn trẻ về sự kiện lịch sử. Thay vì đưa ra nội dung bài học, giáo viên đặt vấn đề cho học sinh trước, để các em phân tích, nhận định dưới góc nhìn của mình. Sau đó, thầy cô sẽ kết hợp với nội dung của sách giáo khoa để có cách nhìn toàn diện hơn.
Giáo viên còn tạo cơ hội để các em trở thành những nhân vật lịch sử, để chia sẻ được những giải pháp, hoặc điều phải làm. Chẳng hạn, thầy cô giáo sẽ đặt ra câu hỏi: “ Nếu là người đứng đầu đất nước trong lúc bị thiên tai, em sẽ làm gì?”; Hoặc "nếu là ngơ]ì đứng đầu đất nước, em sẽ làm gì để đối phó với khủng bố?”.
Giáo viên không đặt người học trong viễn cảnh xa vời mà muốn đưa các em vào thời điểm lịch sử để hiểu thật sự, có được thêm kỹ năng suy nghĩ và phân tích.
Đặc biệt, họ cũng chú trọng việc đưa các em đi thực tế. Đây là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả khi học sinh được xem mô hình, hiện vật của lịch sử, sẽ dễ dàng liên hệ và nhớ sâu hơn về nội dung bài học.
Giáo dục ở Philippines còn khơi nguồn sáng tạo cho sinh viên. Tôi còn nhớ, một du học sinh Việt học môn Lịch sử Philippines, phải làm bài tập: Nếu thiết kế tượng đài Rizal (một vị anh hùng của Philippines), bạn sẽ làm như thế nào?
Tôi nghĩ đây là đề tài rất thú vị vì sinh viên có cơ hội sáng tạo theo suy nghĩ của bản thân. Hơn nữa, những người quan tâm đến chủ đề này có thể thu thập chính những sáng kiến của học sinh làm tư liệu.
Theo tôi, bản thân những người dạy luôn ấp ủ những phương pháp sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh nhưng bị hạn chế về thời lượng, mẫu bài giảng. Thay vì tập trung sách vở, giáo viên có thể lồng ghép những đoạn phim, giáo cụ trực quan để thầy trò cùng phân tích.
Thay vì người dạy chỉ nói về những sự kiện lịch sử khô khan, chúng ta nên mời những người từng tham gia kháng chiến chia sẻ với học sinh, tái hiện sự kiện lịch sử bằng người thật, việc thật. Tôi tin rằng, các hoạt động này sẽ tạo thêm hứng thú với học sinh đối với môn Lịch sử.
- Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?
- Học sinh Mỹ ăn trưa tại trường như thế nào?
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VUI TẾT TRUNG THU 2015
- TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG LONG TRỌNG TỔCHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2015- 2016
- Giáo dục kiểu Singapore
- Hồng Kông: Phỏng vấn tuyển sinh bé chưa tới 2 tuổi vào nhà trẻ
- Học gì từ nền giáo dục Trung Quốc?
- THƯ VIỆN ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI
- Bỏ quy định giáo viên mầm non người nước ngoài phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
- Nhật Bản: “Giáo dục đạo đức” là cốt lõi
- PTE Academic - Lựa chọn mới dành cho người thi chứng chỉ tiếng Anh
- Giáo dục Pháp: Sau phổ thông, đủ đi làm
- Triết lý giáo dục Việt Nam: Học để làm quan!
- Mỹ: Giáo dục sống nhờ triết lý “tự do”
- Phần Lan: Tuyệt đối tin trẻ
- ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GD về kỳ thi chung quốc gia