Ngày đăng : 05-03-2018
Ngày 05/3/2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học cấp THCS năm học 2017-2018 nhằm đánh giá năng lực cảm thụ văn học, khả năng phân tích tổng hợp và phong cách thuyết trình của học sinh các trường THCS trong huyện.
Về tham dự buổi khai mạc có ông Nguyễn Lượm - Phó Trưởng phòng, Trưởng Ban tổ chức hội thi, bà Trần Thị Mỹ Nương - Phó Trưởng phòng GDĐT, các đồng chí là cán bộ quản lý các trường THCS, các thầy cô giáo trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, giáo viên Ngữ văn,...
Ông Nguyễn Lượm - Phó Trưởng phòng GDĐT phát biểu khai mạc Hội thi
Tham gia Hội thi có 21 em học sinh đến từ các 21 trường THCS gồm 16 học sinh khối 9 và 05 học sinh khối 8. Hội thi lần này diễn ra đúng theo thể lệ, yêu cầu của cấp trên về Hội thi Thuyết trình văn học, với những yêu cầu cao hơn, khó hơn như:
- Mỗi thí sinh chỉ được bắt thăm 01 vấn đề để thuyết trình.
- Thí sinh chỉ được phép sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn của khối lớp đang học để chuẩn bị bài thuyết trình trong thời gian 60 phút.
- Sau khi được gọi tên vào phòng, thí sinh hoàn thành phần thuyết trình trong thời gian không quá 7 phút, tiến hành bắt thăm giám khảo đặt câu hỏi, thời gian thí sinh trả lời câu hỏi của giám khảo không quá 01 phút.
Tất cả các thí sinh đều có sự chuẩn bị chu đáo, tự lực hơn trong việc lựa chọn, viết và trình bày chủ đề thuyết trình. Nhiều thí sinh có vốn hiểu biết khá tốt nội dung văn học, bài viết bám sát được chủ đề, các luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác; khả năng tự tin và khả năng thuyết trình hùng hồn, lôi cuốn. Hội thi cũng đã tạo được sân chơi bổ ích để các em giao lưu, học hỏi và thể hiện tài năng, nhất là tài thuyết trình và xử lý tình huống.
Sau gần 01 ngày tranh tài giữa các thí sinh, Ban tổ chức đã tổng kết đánh giá, tuyên dương và khen thưởng cho những cá nhân đạt kết quả cao tại hội thi. Giải Nhất được trao cho thí sinh Hồ Thị Thu Thủy - học sinh lớp 9.5, trường THCS Lý Thường Kiệt, đồng thời em tiếp tục được bồi dưỡng để tham gia Hội thi TTVH cấp tỉnh sắp đến. Đó vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm mà thầy và trò trường THCS Lý Thường Kiệt phải phấn đấu hoàn thành trong thời gian đến.
Ông Phan Văn Tuyển - Trưởng phòng GDĐT trao giải Nhất cho thí sinh Hồ Thị Thu Thủy
Ông Nguyễn Lượm - Phó Trưởng phòng GDĐT trao thưởng cho các thí sinh đạt giải Nhì
Bà Trần Thị Mỹ Nương - Phó Trưởng phòng GDĐT trao thưởng cho các thí sinh đạt giải Ba
Ông Nguyễn Đình Hà - Chuyên viên phòng GDĐT trao thưởng cho các thí sinh đạt giải Khuyến khích
TT | Họ và tên học sinh | Lớp | Trường THCS | Đề tài dự thi | Điểm TC | Điểm BQ | Vị thứ |
Giải |
1 | Nguyễn Thị Khánh Ly | 8/2 | Nguyễn Đình Chiểu | Tình quê trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. | 57.00 | 14.25 | 5 | Ba |
2 | Nguyễn Hồ Ny Na | 9/1 | Quang Trung | Tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt | 64.50 | 12.90 | 14 | Khuyến khích |
3 | Võ Thị Ngọc Trâm | 9/3 | Ngô Quyền | Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước và dâng hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. | 73.00 | 14.60 | 4 | Nhì |
4 | Võ Thị Phương Diễm | 9/6 | Lê Quý Đôn | Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du qua việc ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). | 77.50 | 15.50 | 3 | Nhì |
5 | Đặng Thị Ngọc Vân | 9/3 | Phan Châu Trinh | Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. | 71.00 | 14.20 | 7 | Ba |
6 | Nguyễn Thị Diễm Ly | 9/1 | Nguyễn Bá Ngọc | Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. | 67.00 | 13.40 | 9 | Khuyến khích |
7 | Trần Lê Trinh | 9/1 | Nguyễn Hiền | Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. | 57.00 | 14.25 | 5 | Ba |
8 | Lê Thị Thùy Trang | 9/2 | Phan Bội Châu | Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du qua việc ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). | 65.00 | 16.25 | 2 | Nhì |
9 | Hồ Thị Thu Thủy | 9/5 | Lý Thường Kiệt | Tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt | 72.50 | 18.13 | 1 | Nhất |
10 | Trương Thị Thu Hà | 9/1 | Nguyễn Duy Hiệu | Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” | 61.50 | 12.30 | 18 | Khuyến khích |
11 | Trần Thị Hồng Thái | 8/2 | Trần Quý Cáp | Tình quê trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. | 53.50 | 13.38 | 10 | Khuyến khích |
12 | Mai Thị Mỹ Huệ | 9/3 | Huỳnh Thúc Kháng | Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước và dâng hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. | 58.00 | 11.60 | 21 | Khuyến khích |
13 | Bùi Thị Minh Thương | 9/3 | Lê Đình Chinh | Vẻ đẹp truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. | 65.00 | 13.00 | 12 | Khuyến khích |
14 | Hà Lý Diệu Thảo | 8/2 | Chu Văn An | Tâm trạng của người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. | 64.00 | 12.80 | 15 | Khuyến khích |
15 | Triệu Thị Ánh Linh | 9/1 | Nguyễn Tri Phương | Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du | 62.50 | 12.50 | 17 | Khuyến khích |
16 | Nguyễn Thị Phương Thảo | 9/1 | Hoàng Diệu | Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” | 63.50 | 12.70 | 16 | Khuyến khích |
17 | Nguyễn Thị Minh Hiền | 9/2 | Hoàng Hoa Thám | Vẻ đẹp truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. | 60.50 | 12.10 | 19 | Khuyến khích |
18 | Trịnh Thị Bân Tâm | 8/2 | Nguyễn Bỉnh Khiêm | Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ - trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố là người biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối. | 60.50 | 12.10 | 19 | Khuyến khích |
19 | Nguyễn Thị Hồng Hà | 9/1 | Nguyễn Công Trứ | Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. | 67.50 | 13.50 | 8 | Ba |
20 | Phạm Trương Quỳnh Như | 9/3 | Phan Đình Phùng | Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. | 65.00 | 13.00 | 12 | Khuyến khích |
21 | Trần Thị Huệ | 8/1 | THCS Lê Lợi | Hình ảnh Ông đồ thời tàn qua bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. | 66.50 | 13.30 | 11 | Khuyến khích |