Tin tức Tin tức/(Trường MN Hoa Phượng)/HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN/

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2014

 GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÈ

     NĂM HỌC 2014- 2015



 

Hoạt động: Khám phá xã hội

               Đề tài: Nghề làm bánh đa.

Chủ đề: Nghề nghiệp

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Đối tượng: Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thời gian: 25 phút

Ngày soạn: 01/10/2014

Ngày dạy: /10/2014

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, địa điểm của làng nghề làm bánh đa: Làng...... Dĩnh Kế- TP Bắc Giang.

- Trẻ biết một số công đoạn của nghề làm bánh đa: Xay bột, tráng bánh, phơi và nướng bánh.

- Trẻ biết nghề làm bánh đa có từ lâu đời và là nghề truyền thống của người dân Dĩnh Kế.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: biết trả lời câu hỏi đầy đủ, rõ ràng.

- Phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát có chủ định, khả năng suy luận, tư duy lôgic.

- Trẻ bắt chước thao tác làm bánh đa, rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng hợp tác qua các trò chơi tập thể.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm Bánh đa và những người làm nghề sản xuất bánh đa; biết tự hào về làng nghề truyền thống của quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm:

          - Phòng học được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo rộng rãi, sạch sẽ, an toàn.

           - Trẻ ngồi dưới xốp theo hình chữ U.

2. Đồ dùng của cô:

- Giáo án đầy đủ, rõ ràng.

- Đàn nhạc bài hát “quê hương tươi đẹp”; bài đồng dao “đi cầu đi quán”.

- Một giá đồ chơi có bầy các mặt hàng rau củ quả, bánh đa, cà chua, bánh kẹo….

- Máy chiếu, máy tính. Powerpoint tranh ảnh công đoạn làm bánh đa, video clip về nghề làm bánh đa ở Dĩnh Kế.

- Một số dụng cụ mô phỏng của nghề làm bánh đa: muôi, ràng tre, thau nhôm đựng than hoa, quạt …

- Một số nguyên liệu chính làm bánh: vừng, lạc, gạo.

3. Đồ dùng của trẻ:

- Hai bộ đồ dùng mô phỏng công đoạn chính của nghề làm bánh đa: 2 cối xay, muôi tráng, xoong tráng bánh, ràng tre, thau đựng than, quạt, …

- Trẻ thuộc 1 số câu thơ tự biên về nghề làm bánh đa

- Trẻ được đi thăm quan nghề làm bánh đa trước khi tổ chức hoạt động.

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 25 PHÚT

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (3 phút )

 

- Giới thiệu khách

- Cô tập trung trẻ lại và trò chuyện với trẻ:

Hôm nay Siêu thị Hoàng An có khai trương một gian hàng mới và có mời cô cháu mình cùng đến dự khai trương. Cô và các con sẽ cùng đi nhé.

 

(cho trẻ đi siêu thị mua sắm cùng cô).

- Các con sẽ chọn mua một số mặt hàng

mà con thích nhé.

- Các con đã mua được những gì?

(Cô cho trẻ ngồi xung quanh trò chuyện về các mặt hàng)

 

 Và còn có một sản phẩm rất nổi tiếng của quê hương Bắc Giang đó là cái gì đây? (hướng vào chiếc bánh đa Kế).

- Đúng rồi đây là chiếc bánh đa Kế một sản phẩm rất nổi tiếng của quê hương Bắc Giang. Các con ạ, Quê hương Bắc Giang của chúng ta có nghề làm bánh đa thuộc phường Dĩnh Kế nên gọi là bánh đa Kế, để làm ra chiếc bánh đa thơm ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau khám phá về nghề làm bánh đa nhé!

 2. Hoạt động 2: Bài mới (20 phút):

a- Cùng nhau khám phá:

- Các con có biết để làm ra được một chiếc bánh đa thơm ngon như thế này phải cần đến các nguyên liệu gì không?

(Cô cho trẻ ngồi xung quanh và trò chuyện, thảo luận cùng cô về nguyên liệu, dụng cụ làm bánh đa).

-> Cô nhấn mạnh: Để làm ra được một chiếc bánh đa thơm ngon như thế này phải cần đến các nguyên liệu như: gạo, vừng, lạc. Vậy các con có biết cần những dụng cụ gì để làm bánh đa không?

 

 

 

* Cô khái quát: Để làm ra được một chiếc bánh đa phải cần đến rất nhiều dụng cụ như: Cối xay bột, xoong tráng bánh, muôi tráng bánh, ràng tre, thau đựng than, quạt, …

- Muốn làm bánh đa thì phải trải qua các công đoạn nào?

 

 

 

(Cô hướng trẻ, gợi mở trẻ trả lời về công đoạn làm bánh, kết hợp nhấn mạnh cho trẻ quan sát trên máy một số hình ảnh về quy trình làm bánh đa mà trẻ đã được đi tham quan.)

- Cô khái quát lại quy trình làm bánh đa: Khi làm bánh đa phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Xay bột, tráng bánh, phơi, nướng bánh. Các con thấy để làm ra được những chiếc bánh đa thơm ngon các bác làm bánh như thế nào?

   * Cô cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa của làng nghề truyền thống.

- Vừa rồi các con đã được khám phá về các nguyên vật liệu, dụng cụ và các công đoạn để làm ra chiếc bánh đa Kế truyền thống thơm ngon. Các con có biết làng nghề truyền thống là gì không?

 

- Cô khái quát: Đúng rồi, nghề làm bánh đa Kế có từ lâu đời và được truyền từ đời này sang đời khác.

- Để làm ra được chiếc bánh thơm ngon, người lao động đã phải trải qua rất nhiều công việc vất vả. Chúng mình phải làm gì để tỏ lòng biết ơn những người làm nghề bánh đa truyền thống?

Chuyển tiếp: Cô cho trẻ đọc thơ tự biên về nghề làm bánh đa.

+ Ai về Dĩnh kế đừng quên

+ Làng nghề truyền thống bạn ơi

+ Dù ai đi ngược về xuôi

 

b- Trò chơi củng cố:

* Trò chơi: “Người thợ tài ba

- Vừa rồi các con đã được khám phá về nghề làm bánh đa Kế. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “ Người thợ tài ba”. Chúng mình sẽ làm các cô, bác nông dân làm ra những chiếc bánh đa thơm ngon nhé. Cô mời các con về nhóm của mình nào!

 - Cô nêu cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi: Để làm ra được những chiếc bánh đa thơm ngon các con sẽ phải xay bột, tráng bánh, phơi bánh và quạt bánh nhé.

- Trẻ thực hiện (kết hợp nhạc bài “Quê hương tươi đẹp”). Cô bao quát, nhắc nhở gợi ý cho trẻ khi cần, kết hợp nhận xét trò chơi.

- Cô thấy các nhóm đều đã thể hiện mình thật sự là những người thợ tài ba. Cô sẽ cho các con xem một đoạn phim về nghề làm bánh đa Kế nhé.

(Cho trẻ xem đoạn video về nghề làm bánh đa).

3. Hoạt động 3: Kết thúc (2 phút):

- Trong giờ học hôm nay cô thấy bạn nào cũng ngoan, cũng giỏi. Bây giờ cô mời các con cùng ra rửa tay sạch sẽ sau đó cùng thưởng thức những miếng bánh đa thật thơm ngon nhé.

 - Cho trẻ thưởng thức bánh đa sau khi đã rửa tay.

 

 

- Trẻ chào khách

 

 

 

- Vâng ạ

- Trẻ vừa siêu thị cùng cô, kết hợp đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán”

 - Trẻ chọn mua một số mặt hàng trẻ thích: bánh kẹo, bim bim, bánh đa...

- Trẻ trò chuyện cùng cô về các mặt hàng vừa mua: Các loại bánh kẹo, bim bim ạ

 

 

- Bánh đa Kế ạ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời tập thể: Vâng ạ!

 

 

 

 

 

- Cá nhân 2-3 trẻ kể tên một số nguyên liệu làm bánh đa: gạo, vừng, lạc,…

 

 

- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát một số nguyên liệu làm bánh đa

 

 

- Cá nhân 2-3 trẻ kể tên một số dụng cụ làm bánh đa: Cối xay bột, xoong tráng bánh, muôi tráng bánh, ràng tre, thau đựng than, quạt, …

 

 

 

 

 

+ 4-5 trẻ trả lời theo hiểu biết về các công đoạn làm bánh: xay bột, tráng bánh, phơi…..và xem các hình ảnh trên máy.

- Cá nhân trẻ nhắc lại lần lượt các công đoạn làm bánh: xay bột, tráng bánh, phơi, nướng bánh.

 

 

 

 

 

 

 

- Rất vất vả ạ

 

 

 

 

 

- 1-2 trẻ trả lời: Là nghề được truyền từ đời này sang đời khác, là nghề lâu đời…

 

 

 

 

 

- 1-2 trẻ trả lời theo ý hiểu: Biết yêu lao động, trân trọng người dân lao động; tự hào về sản phẩm bánh đa quê hương...

 

- Trẻ đọc thơ tự biên cùng cô.

+ Bánh đa Dĩnh Kế thơm ngon ngọt bùi

+ Đời sau con cháu vẫn còn khắc ghi

+ Đừng quên Dĩnh Kế bánh đa quê mình

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hai đội bàn bạc phân chia công việc làm các thao tác của nghề làm bánh đa. Trẻ tự nhận vai chơi và giúp nhau làm bánh.

 

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.

 

 

      

 

- Trẻ vỗ tay hưởng ứng.

 

 

- Trẻ xem video về nghề làm bánh đa

 

 

 

 

- Vâng ạ!

 

- Trẻ ra rửa tay.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

                      

 

 

               Quang Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014

 

NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

                         Nguyễn Thị Nguyệt

 

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm