Đề án tuyển
sinh riêng của các trường năm nay có nhiều khác biệt và điểm chung gì, thưa
ông. Điều kiện để xây dựng tổ hợp môn thi là gì?
Điểm chung của các đề án tuyển sinh riêng năm 2015 là các trường tuyển sinh dựa
vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia đều sử dụng kết quả của thí sinh dự thi ở các
cụm thi do trường ĐH chủ trì. Nhiều đề án tuyển sinh đã thực hiện đúng quy định
về xác định tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành của trường. Số tổ hợp các
môn xét tuyển tối đa đối với một ngành là 4. Bên cạnh các khối xét tuyển truyền
thống, một số trường đề xuất thêm các tổ hợp xét tuyển mới cho phù hợp hơn với
yêu cầu của ngành nghề đào tạo. Các trường tuyển sinh dựa vào kết quả THPT của
thí sinh đều có quy định ngưỡng chất lượng đầu vào, thường điểm trung bình
chung 3 năm THPT là 6 trở lên đối bậc ĐH và 5,5 trở lên đối với bậc CĐ.
Hiện nay, nhiều đề án tuyển sinh xuất hiện các tổ hợp môn thi mới, điều này
có ảnh hưởng gì đến thí sinh cũng như công tác tuyển sinh không thưa Thứ
trưởng?
Trong hướng dẫn xây dựng tổ hợp môn thi, Bộ GD - ĐT đã khuyến cáo các trường về
việc không nên có quá 4 tổ hợp môn thi/ngành học. Đồng thời, với vai trò là nơi
thẩm định các đề án tuyển sinh có được xây dựng đúng quy định hay không, Bộ GD
- ĐT đề nghị các trường duy trì khối xét tuyển như những năm gần đây để không
gây xáo trộn cho người học. Đa số các trường đã làm theo hướng này, nhưng cá
biệt có những trường đưa ra tới 12 tổ hợp môn cho một ngành đào tạo. Điều này
sẽ không có lợi đối với thí sinh và gây phức tạp cho công tác tuyển sinh của
các nhà trường.
Về vấn đề này, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã và sẽ trao đổi,
hướng dẫn các trường điều chỉnh lại phương án tuyển sinh cho hợp lý hơn. Như
các trường như ĐH Tây Đô, ĐH Nam Cần Thơ có một số ngành đào tạo xét tuyển 12
tổ hợp môn thi đã điều chỉnh lại đề án với tối đa là 4 tổ hợp môn cho một ngành
đào tạo sau khi có sự trao đổi, phân tích từ Cục khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Vân
Phương
Baotintuc.vn