Chương trình Chuyện đương thời phát sóng trên VTV1 tối 24/10 bàn về
Thông tư 30 với quy định thay đổi đánh giá học sinh (HS) tiểu học, có hiệu lực
trong nhà trường từ ngày 15/10/2014.
Các khách mời tham gia chương trình Chuyện đương thời bàn về Thông tư 30 (Ảnh: VTV)
Tại chương trình, đại diện cho nhiều giáo viên (GV), Tiến
sĩ Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội, đặt ra câu hỏi với những bài HS hoàn thành
tốt, GV có thể dùng dấu mộc (in sẵn các lời nhận xét) để đóng dấu lên vở HS để
giảm tải áp lực công việc không. Hiện nay, một số trường cho rằng không được sử
dụng.
Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ
GD-ĐT trả lời rằng không cấm GV sử dụng dấu mộc in sẵn lời nhận xét nhưng không
được lạm dụng, sử dụng phải phù hợp. Nếu lạm dụng quá sẽ sai, làm mất ý nghĩa
của Thông tư 30.
Ông Định cũng bày tỏ, với những bài các em làm tốt, GV có
thể đánh giá ngay bằng lời, không nhất thiết phải ghi. Còn việc nhận xét HS cần
phải đi vào chi tiết, GV cần chỉ ra được cái đúng, cái chưa đúng trong bài làm
và gợi ý, hướng dẫn các em cách khắc phục.
Bộ
GD-ĐT không cấm giáo viên sử dụng dấu mộc để "cộp" lời nhận xét lên
vở học sinh nhưng yêu cầu không được lạm dụng. (Ảnh: Đăng Duy/Vietnamnet)
Tuy đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng không được lạm dụng việc
nhận xét bằng dấu mốc, chỉ sử dụng những câu khen khi các em làm bài tốt. Nhưng
ghi nhận thực tế, đặc biệt là ở Hà Nội các cơ sở, công ty khắc dấu đang rất đắt
hàng làm con dấu in lời phê của GV.
Không chỉ là những lời khen cho bài
làm tốt mà nhiều còn rất nhiều lời nhận xét dành cho những bài làm “chưa ổn”
của HS cũng được GV đặt in như Em
cần cẩn thận hơn, Em cần thêm kỹ năng tính toán, Em cần cố gắng hơn…
Trong những lời nhận xét in sẵn
“theo mẫu” này không thể hiện được yêu cầu nhận xét chi tiết, cụ thể về những
điều chưa được của HS. Như vậy, không thể không lo lắng, khi GV đã dùng dấu mộc
nhận xét để giảm áp lực công việc thì việc đổi mới đánh giá không dễ đạt được
hiệu quả, chất lượng.
Hoài