Ngày: 22/11/2014
20/11/2014
Kính thưa: C¸c vị đại biểu, các thầy giáo, c« gi¸o, c¸c em häc sinh th©n mÕn!
Hàng năm cứ đến ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam,
mỗi chúng ta- những người thầy giáo, cô giáo và các em học sinh lại thấy lòng
mình tươi vui, rộn rã, sèng
động hẳn lên.Trong không khí của ngày hội
lớn, tràn ngập niềm vui của các thầy cô giáo cho phép tôi được thay mặt lãnh
đao và toàn thể các thầy cô giáo của hội đồng sư phạm 3 nhà trường xin được gửi
tới các vị đại biểu – khách quí, các thầy cô giáo, các em học sinh lời lời
chào, lời chúc sức khỏe thân ái và đoàn kết. (vỗ tay).
Kính
thưa: C¸c
vị đại biểu, c¸c thÇy giáo c« gi¸o, c¸c em häc sinh th©n mÕn!
Hôm nay nhân ngày 20/11, ngày lế quốc tế hiến chương
các nhà giáo và cũng là ngày nhà nhà giáo Việt Nam, cho phép tôi được điểm qua lịch
sử và ý nghĩa của ngày lế hiến chương nhà giáo đó cũng là ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11 và những cố gắng của các thầy
cô 3 nhà trường trong thời gian vừa qua đã thi đua lập thành tích chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam.
Kính
thưa:
Cách đây 68 năm, vào tháng 7/1946, xuất hiện một tổ
chức nhà giáo tiến bộ trên thế giới được thành lập tại Pa-ri thủ đô của nước
Pháp - Tổ chức liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục gọi tắt PISE.
Năm 1949, tổ chức này họp hội nghị tại Vác Sa Va- thủ
đô Ba lan đã xây dựng một bản hiến chương nhà giáo gồm 15 chương với nội dung
chủ yếu là: đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến lạc hậu, xây dựng
một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất chính đáng của nghề
dạy học, của người thầy giáo. Đề cao vị trí nghề dạy học và nhà giáo.
Tán năm sau vào năm 1957, đã có 57 nước trên thế giới tham gia tổ chức
PISE, tại Vác-sa-va và quyết định lấy ngày 20/11 là ngày quốc tế hiến chương
các nhà giáo trong đó có Việt Nam.
Sau khi đất
nước thống nhất đến năm 1982, nhà nước ta thống nhất lấy ngày 20/11 là ngày nhà
giáo Việt
Kính thưa: C¸c vị
đại biểu, C¸c thÇy c« gi¸o, c¸c em häc sinh th©n mÕn!
Trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, dân tộc Việt
Trong xã hội phong kiến thời xưa, địa vị người thầy được
xếp thứ 2 sau Vua và trên cha mẹ sinh ra mình một bậc. Quân- sư- phụ. Người học trò sau khi thi đỗ, bảng vàng ghi tên,
được vua ban áo mũ trở về vinh quy bái tổ (Về quê) Thì họ trở về tạ ơn vái thầy dạy mình trước khi về từ đường
vái tổ tiên dòng họ. Người xưa nói “không thầy đố mày làm nên”, hay “
Muốn sang thì bắc cầu kiêu, Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”: Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thấy, nửa chữ cũng là thầy). Tại sao người
Việt lại có truyền thống tôn sư trọng đạo ấy. Nhìn qua lịch sử của nền văn hóa
khoa bảng chúng ta thấy: những người
thầy giáo là những người có nhân cách trong sạch có tiết khí thanh cao, không
chịu khuất phục trước mọi cường quyền áp bức, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp của
dân tộc, không màng danh lợi.
Thầy giáo Chu Văn An thời Trần sau khi đỗ đạt đã từ bỏ
con đường họan lộ, Cáo quan về mở trường dạy học đào tạo nhân tài cho đất nước,
từ bỏ con đường danh lợi, sống thanh bạch. Nguyễn Bỉnh Khiêm thời Lê - Trịnh,
trước sự rối ren của triều đình ông dâng sớ vạch tội trị mười tám kẻ lộng thần,
không được vua chấp thuận ông cáo quan về mở trường dạy học đào tạo nhiều thế
hệ học trò tài ba ra giúp nước. Thầy Nguyễn Đình Chiểu trước sự dụ dỗ mua chuộc
của thực dân Pháp chúng hứa trả lại đất Ba Chi – đất quê hương mời ông về hợp
tác. Ông đã thẳng thắn trả lời “ Nước đã mất, nhà riêng còn có được sao?”.
Ông trở về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo với quan
điểm: “Đứa ăn mày cũng trời sinh, bệnh
còn cứu đặng thuốc dành cho không”. Ông đã nêu một tấm gương sáng ngời về đạo đức
vì dân vì nước. Vì thế khi ông mất cả cánh đồng Ba Chi rợp trắng những khăn
tang của học trò và những bệnh nhân được ông cứu sống.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu như: Nguyễn Đức Cảnh, Trình Đình
Cửu, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự. Châu Văn Liêm…. Đều xuất thân là những người
thầy giáo: Những nhà giáo Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Nguyễn Hữu
Tiến… Bị thực dân Pháp sử tử tại Hoóc
Môn. Ngày 23/3/1941 vẫn một lòng nêu cao tấm gương tận chung với nước, với dân,
trước sự run sợ của kẻ thù.
Cũng như biết bao lãnh tụ khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh
lúc sinh thời cũng từng là thầy giáo của trường Dục Thanh, Phan Thiết rồi đi
tìm đường cứu nước, cứu dân.
Kính thưa: C¸c thÇy c« gi¸o, c¸c em häc sinh th©n
mÕn!
Thiên chức của người thấy giáo là cầu nối kiến thức của nhân loại giữa quá khứ - hiện
tại – tương lai. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “ Nghề dạy học
là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề
sáng tạo”. Vinh dự càng lớn lao, trọng trách càng nặng nề. Tính chuẩn mực, tính
mô phạm đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải là khuân vàng thước ngọc, là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
Phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt
Nam, trong thời gian qua, thầy trò trong 3 nhà trường Mầm non, TH và THCS của
xã Đại Thành đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động chào mừng kỷ niệm như Hội
thi ATGT, Hội thi chúng em kể truyện Bác Hồ, trang trí lớp học thân thiện,
trong trí bồn cây theo tiêu trí XANH-SẠCH-ĐẸP. Các thầy cô thi đua phấn đấu dạy
tốt và học sinh học tốt. Điều đó đã khẳng định rằng: Các thầy cô luôn hết lòng nhiệt
tình vì học sinh thân yêu! Đặc biệt đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày
nhà giáo Việt
STT |
HỌ VÀ TÊN |
TRƯỜNG |
THÀNH TÍCH |
1 |
Thầy Vũ Xuân Cung |
TH |
Có
nhiều giờ giảng hay được xếp loại giỏi |
2 |
Cô Dương Thúy Hà |
||
3 |
Thầy Đỗ văn cảnh |
||
4 |
Cô
Đỗ Thị Huệ |
THCS |
Có
nhiều giờ giảng hay được xếp loại giỏi |
5 |
Cô
Hoàng Thị Thu Hằng |
||
6 |
Cô
Nguyễn Thị Nga |
||
7 |
Cô
Nguyễn Thị Thảo |
||
8 |
Thầy
Trần Văn Thái |
||
9 |
Cô
Ngô Thị Tứ |
MN |
Có
nhiều giờ giảng hay được xếp loại giỏi |
10 |
Cô
Nguyễn Thị Hồng |
||
11 |
Cô
Nguyễn Thị Huế |
||
12 |
Cô
Ngô Thị Thao |
||
13 |
Cô
Phạm Thị Thư |
||
14 |
Cô
Ngô Thị Hạnh |
||
15 |
Cô
Ngô Thị Điệp |
·
Học sinh trường
TH- THCS Đại Thành đã phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và vượt
khó. Nhiều em đã hăng say học tâp và dành nhiều bông hoa điểm tốt kính dâng lên
thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt
STT |
HỌ VÀ TÊN |
TRƯỜNG |
THÀNH TÍCH |
1 |
Hồ
Thị Diễm |
8b |
Có
nhiều hoa điểm tốt trong đợt thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11 |
2 |
Trần
Thị Hạnh |
8b |
|
3 |
Trần
Thị Lan Anh |
8b |
Các em thật
xứng danh con lạc cháu hồng, xứng danh con em 1 vùng quê giầu truyền thống cách
mạng và hiếu học. Trong ngày vui hôm nay xin được nhiệt liệt biểu dương các
thầy các cô và các em đã lập nhiều thành tích trong các phong trào của nhà
trường.
Kính thưa: C¸c thÇy c« gi¸o,
c¸c em häc sinh th©n mÕn!
Trong bối
cảnh hiện nay khi nền giáo dục đang đứng trước những thách thức của cơ chế thị
trường và thách thức của cơ chế hội nhập quốc tế và đặc biệt là việc thực hiện
thắng lợi nghi quyết đại hội XI của đảng
về thay đổi căn bản toàn diện GD&ĐT mỗi thầy cô giáo và học sinh hãy hưởng
ứng các cuộc vận động hai không với 4 nội dung: cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
Tôi thiết tha kêu gọi:
Mỗi thầy cô giáo hãy thực hiện khẩu hiệu: “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”. Và
biến nó trở thành lẽ sống của mỗi người để danh hiệu “Người giáo viên nhân dân đẹp mãi”.
Mỗi học sinh hãy xác định cho mình từ suy nghĩ đến hành động theo phương châm:
“ Cơm cha, áo
mẹ, công thầy
Học sao cho bõ những ngày ước ao”.
Cuối cùng xin kính chúc các quí vị đại biểu, các thầy
cô giáo mạnh khỏe hạnh phúc, các em học sinh học tập tiến bộ, phấn đấu đạt được
mục tiêu của mình. Chúc sự nghiệp GD&ĐT của xã Đại Thành có nhiều khởi sắc,
và có những bước đi vững chắc trong sự nghiệp trồng người. chúc lễ niệm thành
công tốt đẹp
Chúc tình thân ái đoàn kết!
Xin chân thành
cảm ơn!