Thứ hai, 06/05/2024 10:54:40
TIỂU HỌC THỊ TRẤN THẮNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG VỚI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN.

Ngày: 13/10/2015

Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên trường tiểu học thị trấn Thắng thực hiện nội dung dạy học theo mô hình trường học mới VNEN đối với  môn Toán khối  lớp 3 và các nội dung khác như hình thức tổ chức giờ học; phương pháp giảng dạy; mô hình quản lý lớp học;  trang trí lớp...

Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được ngành triển khai một cách quyết liệt, hơn nữa tiểu học thị trấn thắng là 1 trong 5 trường của tỉnh Bắc Giang được chọn thí điểm thực hiện việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo chương trình dự án JICA của Nhật Bản từ năm 2005 đến năm 2007. Đây là một trong những điểm thuận lợi khi thực hiện mô hình trường tiểu học mới. Qua thực hiện mô hình trường học mới đã để lại nhiều cảm nhận tốt đẹp.

Trở lại những thập niên của thế kỷ trước, với lối dạy học “ thầy giảng, trò nghe”. Trò học tập một cách thụ động trên cơ sở lời giảng của thầy, không được tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, không được hợp tác, chia sẻ với thày cô, bạn bè...và người thầy cũng không biết được học trò của mình học được gì qua giờ học. Và ngoài việc học kiến thức theo lối truyền đạt đó, các học trò của chúng ta không được hướng dẫn tham gia những hoạt động gì khác hơn nữa ngoài việc trực nhật lớp. Cách đây hơn 25 thế kỷ, Khổng Tử từng nói:

Tôi nghe, tôi quên.

Tôi nhìn, tôi nhớ.

Tôi làm, tôi hiểu.

Ba câu nói đơn giản đó nói lên một cách hùng hồn nhu cầu đối với việc học chủ động. Có thể hiểu rộng ra quan điểm của Khổng Tử mà các nhà nghiên cứu GD của phương tây đã bổ sung và mở rộng quan điểm thành Luận điểm- Phương pháp học chủ động ( the Active Learning Credo):

Tôi nghe, tôi quên.

Tôi nghe và nhìn, tôi nhớ chút ít.

Tôi nghe, nhìn, hỏi hoặc thảo luận, tôi bắt đầu hiểu.

Tôi nghe, nhìn, thảo luận và thực hành, tôi bắt đầu học được kỹ năng và kiến thức.

Tôi dạy cho người khác, tôi thành thạo.

Như vậy có thể thấy rõ tính Ưu Việt của mô hình trường tiểu học mới VNEN. Ở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh một cách tối đa; Ở đó học sinh được trao đổi, học hỏi qua lại lẫn nhau, được tạo môi trường học thích thú, động viên giữa giáo viên và người học; Ở đó bảo đảm sự tham gia nhiệt tình, chủ động và đầy đủ của học sinh trong suốt quá trình khám phá, tìm tòi; Ở đó, học sinh có cơ hội tiếp xúc, trình bày và hoàn thành những ý kiến sáng tạo, sáng kiến độc đáo của mình....và giáo viên giờ đây là một người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học đối với những nhóm nhỏ học sinh, cá nhân học sinh hay đôi khi là cả lớp...Và có thể nói một cách tổng quan là: Ở đó phát huy được hết “ Năng lực cá nhân” của cả người hướng dẫn (GV) và người học (HS).  

Sau những nỗ lực cố gắng, tiểu học thị trấn Thắng đã có những giờ học mà ở đó học sinh say sưa tìm tòi, khám phá dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, sáng tạo của người thầy và sự hợp tác, chia sẻ tích cực của bạn bè với mô hình lớp học theo các nhóm ở tất cả các lớp.

BBT
Tin liên quan