Tin tức : Công Đoàn
Câu hỏi và đáp án thi GV chủ nhiệm giỏi tỉnh năm học 2014-2015
CÂU HỎI TÌNH HUỒNG THI GVCNG CẤP TỈNH
Câu 1: Trống báo hiệu giờ vào lớp. Tôi bước vào lớp không
khí lớp ồn ào không như những buổi học trước. Các em đứng dậy chào giáo viên,
có tiếng khóc dưới lớp. Tôi cho các em ngồi xuống, tôi hỏi em H vì sao em khóc?
Em thưa cô, mẹ em cho tiền đi nộp tiền
bảo hiểm em cất trong cặp giờ chơi vào em không tìm thấy tiền đâu cả. Nói xong,
em lại tiếp tục khóc. Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình huống như vậy bạn
xử lý thế nào?
Trả lời: Trước hết giáo viên
động viên em bị mất tiền bình tĩnh
để cùng tìm cách giải quyết. Giáo viên hỏi sáng nay em đi học, mẹ có đưa
tiền đi theo thật không số tiền là bao nhiêu? Em nên kiểm tra lại trong cặp và
trong bàn xem thử có không? Sau đó giáo viên nói với cả lớp nếu em nào thấy bạn
đánh rơi tiền có nhặt được của bạn mà chưa kịp trả lại thì các em hãy trả lại
cho bạn. Nếu các em không muốn trực tiếp đưa cho bạn thì cuối buổi này em có
thể đưa lại cho cô. Với tinh thần được của rơi trả lại người đánh mất
đó là phẩm chất tốt của người học sinh và cũng là điều các em cần học
tập. Cô đánh giá cao sự trung thực của
các em. Tôi tin tưởng rằng với những lời thuyết phục
Như
vậy các em sẽ trả lại bạn số tiền nhặt được.
Câu 2: Đang trong giờ học, Long đứng dậy thưa:
-
Thưa cô, bạn Hoà lấy bút của em ạ!
-
Thưa cô, em không lấy. Hoà trả lời.
-
Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy.Long
khẳng
định.
Vậy
anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời: Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn
mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại
người mất và khen những em có tính tự giác.
Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV
cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hoà không
phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này
khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Long thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính
giáo dục. Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không
dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho
bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và
cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài học để cho cả
lớp ta đáng ghi nhớ.
Câu 3: Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy có một trường
hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với
trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
Trả lời: Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời
em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên
dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên em cần cố gắng hơn
nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm
tra.
Tình
huống 3:
Câu 4: Ở lớp 4A có phong trào thi đua "Giữ vở sạch,
viết chữ đẹp" đã được học sinh
nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng, em Dũng cặm
cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ. Bỗng cô giáo phát hiện ra mình ghi
nhầm nên xóa đi viết lại. Em Dũng cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và
càu nhàu nói “Viết như vậy mà cũng viết” Cô giáo nghe thấy, ở vào tình huống
này bạn xử lí như thế nào?
Trả lời: Nhận sự sơ suất của mình trước các
em, nhưng cũng đồng thời phân
tích cho các em hiểu những sai sót của em Dũng và nói cho các em hiểu rằng
trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng
mắc lỗi lầm.
Câu 5: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém,
lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý
nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học
tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em
lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em
muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các
con.
Trả lời: Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình
tạo điều kiện cho em học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa
phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.
Các tin khác
- Thưởng Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 của giáo viên ra sao? (23/12/2017)
- Quy định về lương thưởng ngày Tết dương lịch 2018 (23/12/2017)
- Tết Dương lịch 2018, người lao động được hưởng lương, thưởng thế nào? (23/12/2017)
- Các ngày nghỉ Lễ, Tết 2018 (23/12/2017)
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 chính thức của người lao động (23/12/2017)
- gặp mặt và chia tay 2 đồng chí về nghỉ hưu theo chế độ. (29/05/2017)
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN NHIỆM KÌ 2017-2022 (18/05/2017)
- KỈ NIÊM 107 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (10/03/2017)
- Công đoàn chăm lo Tết cho cán bộ, giáo viên (11/01/2017)
- KỈ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (17/05/2016)
- LUẬT BÓNG CHUYỀN HƠI (26/02/2016)
- HIẾN MÁU CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG? (25/08/2015)
- Người hiến máu nhân đạo phải là người như thế nào? (25/08/2015)
- Câu hỏi và đáp án thi GV chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh (23/03/2015)
- Câu hỏi và đáp án thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tỉnh năm học 2014-2015 (23/03/2015)
- KH CÔNG ĐOÀN (25/02/2015)
- Những điều cần biết về các ngày lễ lớn năm 2015 (21/02/2015)
- Vận động chị em cùng tham gia giảm gia tăng dân số (21/02/2015)
- Ngày 14/2 chị em chúng mình thích được nhận quà gỉ? (21/02/2015)
- DANH SÁCH NHÀ GIÁO VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÓ KHĂN, BỆNH HIỂM NGHÈO ĐƯỢC TẶNG QUÀ TẾT (21/02/2015)