Thứ ba, 23/07/2024 13:21:32
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỘT NĂM TRIỂN KHAI DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 – CNGD

Ngày: 21/05/2016

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN HIỆP HÒA

TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG AN

 
 

 

 

Số:   /BC-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                  

         Hoàng An, ngày 12  tháng 5  năm 2016

 

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỘT NĂM TRIỂN KHAI DẠY HỌC

TIẾNG VIỆT 1 – CNGD

 

1. Thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi

- Công nghệ không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu thiết kế bài giảng có sẵn của sách công nghệ giáo dục nên khi dạy không bị áp lực, giáo viên chỉ cần thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế.

- Việc chuẩn bị đồ dùng của giáo viên ít hơn, đơn giản, nhẹ nhàng, các thao tác của giáo viên đều có sẵn trong thiết kế.

- Có 2 tuần học sinh làm quen với các hoạt động thông qua trò chơi hướng dẫn kĩ các quy định nên các em có ngày nền nếp học tập tốt ngay từ đầu năm học và được duy trì suốt cả năm.

- Chương trình không nặng về nghĩa của từ mà chỉ tập trung vào ngữ âm của tiếng nên thuận lợi cho học sinh vùng nông thôn.

- Phương pháp mới còn giúp học sinh làm theo hướng dẫn, kí hiệu của giáo viên, giáo viên nói ít, học sinh làm việc liên tục. Các thao tác tay và các hoạt động phụ trợ khác tạo sự hứng thú cho các em giúp các em chủ động tiếp thu bài học.

- Học sinh nắm chắc luật chính tả, khi viết chính tả không nhìn chép mà các em ít viết sai.

b) Khó khăn

- Ngay từ những tuần đầu nhiều học sinh chưa thuộc hết chữ cái nhưng đã phải viết chính tả nên quá sức với học sinh ở vùng nông thôn.

- Trong quá trình học các em còn phải phân biệt được các mẫu bài, dạy bài, biết tiếng có âm đầu, tiếng có âm cuối.

- Trong 1 tiết học diễn ra nhiều hoạt động, nhiều thao tác yêu cầu học sinh phải thật sự chú ý tập trung.

2. Công tác quản lý

- BGH chỉ đạo giáo viên tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về chương trình Tiếng Việt 1- CNGD qua các buổi họp PHHS, hướng dẫn học sinh cách dạy con em mình đọc.

- Chọn giáo viên dạy lớp 1: giáo viên trẻ tuổi, nhiệt tình.

- Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn phân tích bài dạy: hình thức tổ chức cụm trường, trường, tổ chuyên môn.

- Sau buổi sinh hoạt chuyên môn đó giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng phù hợp với lớp mình.

3. Kết quả đạt được

a) Đối với giáo viên:

- Tổng số giáo viên dạy lớp 1 năm học 2015- 2016: 4 đ/c

Cuối năm đạt:       - GVG cấp huyện: 02

        - GVG cấp trường: 02

b) Học sinh:

Kết quả kiểm tra cuối năm môn TV1 – CNGD

TSHS

Điểm 1 - 4

Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9 - 10

117

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

0

 

11

9,4

51

43,6

55

47

 

4. Đánh giá chung

a) Ưu điểm:

- Phương pháp học mới theo CNGD khơi dạy tính sáng tạo, tự giác, tiếp thu bài dễ dàng, cô làm mẫu trò làm theo đã kích thích sự chủ động trong tư duy, hành động của học sinh.

- Phương pháp này giúp học sinh nắm chắc kĩ thuật ngữ âm, viết chính tả đẹp và ít mắc lỗi vì các em đã nắm chắc được luật chính tả cũng như hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

b) Hạn chế:

- Dạy chữ cái ở mầm non với TV1 – CNGD chưa có sự đồng bộ nên ở những tuần đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn.

- Cách dạy của phụ huynh cho con em mình với cách đọc mới khó khăn.

- Học sinh phải viết chính tả số lượng chữ trong 1 tiết hơi nhiều, thời gian 1 tiết bị kéo dài.

5. Các kiến nghị, đề xuất:

- Tăng các buổi SHCM cụm trường về TV1 – CNGD để giáo dục trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tiếp tục tổ chức cho giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

                                                                           Người làm báo cáo

                                                                                       PHT

 

 

                                                                         Nguyễn Trường Nga

c1hoangan
Tin liên quan