Ngày: 22/12/2014
PHÒNG GD & ĐT HIỆP HÒA TRƯỜNG TH HOÀNG AN
Số: /BC-THHA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hoàng
An, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
BÁO
CÁO
ĐÁNH
GIÁ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH
TRƯỜNG
HỌC MỚI Ở VIỆTNAM
Thực hiện Công văn số 639/PGD&ĐT
của PhòngGD&ĐT Hiệp Hòa ngày 09 tháng
12 năm 2014 về việc Đánh giá thực hiện thí điểm Mô hình trường học mới ở Việt
Nam;
Căn cứ tình hình triển khai thực hiện dạy học
theo Mô hình trường học mới ở Việt
Trường TH Hoàng An báo cáo kết quả thực hiện
Mô hình trường học mới ở Việt
Năm học 2014 - 2015
trường Tiểu học Hoàng An thí điểm cho học sinh khối 3 chương trình VNEN ở môn
Toán. Khối 3 có 3 lớp với 88
học sinh.
Bên cạnh đó nhà trường triển khai việc thực
hiện trang trí lớp học theo mô hình VNEN tới 100% các lớp. Sắp xếp bàn ghế theo
từng nhóm phù hợp với mô hình VNEN ở khối 2- 3 - 4 - 5. Nhà trường tự đánh giá
việc thực hiện mô hình VNEN đối với khối 3 như sau:
1.
Những
thuận lợi.
- Nhà trường tổ
chức cho toàn bộ giáo viên dạy khối 3 và giáo viên cốt cán của các khối khác đi
tập huấn về đổi mới PP dạy học theo mô hình VNEN theo hướng dẫn của PGD. Sau khi được tập huấn, BGH tổ chức cho giáo viên
khối 3 thể hiện các tiết dạy minh họa, sau các tiết dạy đều có các clip minh
họa, phân tích bài dạy để đội ngũ giáo viên toàn trường nắm bắt cụ thể PPDH
theo VNEN.
- BGH bố trí cho giáo viên đi dự giờ tại trường tiểu học Hoàng Vân để học tập và
rút kinh nghiệm
- Chuyên môn tích cực dự giờ đối với
môn toán 3 để tư vấn giúp đỡ giáo viên. Qua các tiết dạy đó, BGH thấy được
những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm chỉ đạo khắc
phục kịp thời những tồn tại đó cho giáo viên.
- Đây là mô hình
nhà trường tiên tiến, hiện đại phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của
giáo dục. Các lớp học được bố trí đẹp và hợp lí. Thư viện linh động với đồ dùng
dạy học và sách tham khảo học sẵn có để học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp dạy học theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính cộng tác và phù hợp với cá
nhân. Học sinh chuyển việc học dưới sự dạy của giáo viên thành việc học chủ
động của bản thân có sự tham gia hướng dẫn, giúp đỡ của GV. Học sinh chủ yếu là
tự học, lớp học do học sinh tự quản, hình thức học thường được tổ chức: Làm việc
cá nhân dưới sự điều hành của nhóm trưởng, bên cạnh đó còn có sự cộng tác, giúp
đỡ của các bạn; khó khăn quá còn có sự hỗ trợ của GV. Do vậy các em sẽ chủ động
nắm kiến thức bài và qua các hình thức học như vậy sẽ tạo cho các em tính chủ
động trong công việc, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, mạnh dạn tự tin
hơn trước đông người….
- Mỗi lớp 1 phòng học độc lập với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, được
học 9 buổi/tuần. HS được trang bị tài liệu tương đối đầy đủ, các kênh hình
trong Tài liệu nhiều màu sắc, đẹp phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. Nội dung
chương trình phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi các em nên các em dễ
dàng nhận biết và tiếp cận.
2. Khó khăn.
Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho
một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng, một số học sinh còn phụ thuộc vào bạn trong nhóm, chưa phát huy
hết khả năng của mình, chưa tự giác học, những buổi đầu GV rất vất vả. Học sinh
ở nông thôn nên việc giao tiếp chủ động tự nhiên còn hạn chế.
Bàn ghế thiết kế chưa phù hợp theo hình thức
dạy học VNEN (nhà trường phải xếp 2 bàn đôi lại với nhau cho một nhóm HS tạo
thành bàn hình chữ nhật) làm cho HS rất khó ngồi học tập và thảo luận
nhóm.
Các loại sách tham khảo trợ
giúp cho học sinh hàng ngày còn ít.
Giáo viên còn dạy theo lô gô sách giáo khoa mà không dám mạnh
dạn thay đổi, do vậy không phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên. Giáo viên
rập khuôn từ việc ghi bảng, trình bày đến việc tổ chức các hoạt động trong lớp.
Thiết bị và phương
tiện dạy chưa đáp ứng nhu cầu dạy học: Đồ dùng phần lớn là do GV tự làm, không
có đồ dùng trang bị hay sự hỗ trợ về tài chính cho GV trong việc làm đồ dùng, SGK
cho HS giá quá cao với HS nông thôn. Tài liệu đưa về chưa kịp thời.
Lượng kiến thức ở tiết 2( Hoạt động
thực hành) còn hơi nhiều với một số đối tượng học sinh.
3. Bài học.
Giáo
viên phải có năng lực thật sự để khi giao việc mỗi học sinh đều hiểu được mình
phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.
GV cần có sự chia sẻ, hỗ trợ học
sinh kịp thời tới những đối tượng học sinh yếu.
Tạo cho học sinh biết cộng tác
giúp đỡ nhau khi bạn thực sự gặp khó khăn, biết giúp đỗ thực sự.
GV phải có sự sáng tạo trong quá
trình dạy, không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa.
4. Đề xuất.
Cần tổ chức giao lưu học hỏi giữa các trường
thí điểm thực hiện theo Mô hình trường học mới ở Việt
- Cung cấp đủ và kịp thời tài
liệu, đồ dùng thiết bị. Nên cho phép GV được phép thay đổi các hình thức dạy
học cho phù hợp, không cứng nhắc trong việc thực hiện các lô gô trong SGK.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Lưu VT. |
NGƯỜI BÁO
CÁO PHÓ HIỆU
TRƯỞNG Nguyễn
Trường Nga |