Thứ bảy, 18/05/2024 16:11:16
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngày: 19/12/2017

 

Bồi dưỡng HSG là bước đi đầu tiên để tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này học sinh được lĩnh hội, hệ thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong môn học. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện  nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kĩ năng sư phạm của mình.   

Vậy làm thế nào để bồi dưỡng học sinh gioi có kết quả cao? Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra 1 số giải pháp như sau:

          1. Đối với giáo viên:

- GV cần xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng ngay từ đầu: Chúng ta cần phải xác định dạy cho các em cái gì, kiến thức nào là quan trọng và cần thiết so với yêu cầu của kì thi HSG. Cần biên soạn chương trình, nội dung cụ thể, rõ ràng, chi tiết từng chuyên đề. Bài tập ở mỗi chuyên đề được xây dựng từ kiến thức cơ bản sau đó đến  mở rộng và nâng cao. Sau 2,3 chuyên đề cần có buổi luyện tập cho học sinh.

- Tuyển chọn học sinh, đây là khâu quan trọng nhất. Học sinh tham gia đội tuyển cần phải có lòng yêu thích bộ môn, có khả năng tư duy tốt, có ý thức tự học, thích đọc, thích khám phá những kiến thức mới.

- Trong quá trình dạy, GV cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh. Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh.

- Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ bản, mở rộng các nội dung chuyên sâu cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện tốt cho HS kỹ năng phân tích đề, nhận dạng bài tập và làm bài tập. Giáo viên cho HS luyện đề, luyện càng nhiều càng tốt, đặc biệt là giai đoạn cuối. Giáo viên chấm và chữa  chi tiết để củng cố và rèn luyện kỹ năng làm bài cho các em, đề phải từ dễ đến khó, có những câu hỏi đòi hỏi sự tư duy sáng tạo của các em. Nếu thời gian ở lớp không đủ thì giáo viên giao đề cho học sinh về nhà làm, sau đó giáo viên chấm hoặc cho các em chấm lẫn nhau. Phương pháp này tạo nên một không khí thi đua và hứng thú cho các em rất tốt.

- Bồi dưỡng HSG là một quá trình lâu dài do đó giáo viên phải xây dựng thời gian bồi dưỡng liên tục và đều đặn không nên dồn ép ở tháng cuối.

 - Muốn có học sinh giỏi phải có thày giỏi, vì thế mà người  thầy phải có hứng thú, say mê với công tác BD HSG, luôn tự học, tự rèn luyện tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn luôn xứng đáng là người thầy tin cậy của các em.

2.Đối với học sinh:

Trước hết HS phải có lòng say mê, có kiến thức, HS phaỉ chăm chỉ rèn luyện, cần cù tích lũy. Cần chủ động đọc thêm sách tham khảo và qua các tài lệu khác.

 

                             Học sinh ôn thi HSG cấp huyện

 

3.Đối với BGH

- BGH phải thường xuyên quan tâm, tăng cường động viên, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để giáo viên nhiệt tình, hăng say nghiên cứu giảng dạy

- Qui chế thi đua khen thưởng của nhà trường phải đủ mạnh để  động viên, khuyến khích cho học sinh, giáo viên quyết tâm cao trong công tác bồi dưỡng HSG.

 

Trên đây là chỉ là một vài ý kiến của cá nhân tôi, rất mong được sự trao đổi đóng góp ý kiến của các đồng chí để công tác BD HSG trường ta gặt hái được nhiều thành công.

 

 

 

Giáp Thị Lương
Tin liên quan