Tin tức : Hoạt động chuyên môn-Trao đổi KN - PPDH / CÔNG NGHỆ TIÊNG VIỆT LỚP1

KIẾN THỨC NGỮ ÂM CƠ BẢN

Ngày đăng : 21-09-2016

PHẦN IV

KIẾN THỨC NGỮ ÂM CƠ BẢN

 

Cấu trúc ngữ âm cơ bản gồm những bộ phận sau:

1. TIẾNG

- Trong Tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường gọi là “tiếng”, ví dụ: ăn, học, nhà...

- Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Đối với người Việt, khi đứng trước chuỗi lời nói bất kì hay đứng trước câu văn, câu thơ, người ta có thể dễ dàng xác định số tiếng của chúng.

- Chương trình Tiếng Việt 1 CGD cũng xuất phát từ khái niệm tiếng để dạy cho học sinh. Học sinh học từ việc tách lời thành các tiếng khác nhau. Bắt đầu từ hai câu thơ:

                             “Tháp Mười đẹp nhất bông sen

                             Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

    - Bằng cách phát âm (phát thành 14 hơi), bằng cách nghe (nghe thành 14 tiếng), bằng thao tác tay như vỗ tay, xếp quân nhựa.... học sinh dễ dàng nhận biết được số tiếng mỗi câu thơ.

 

2. ÂM TIẾT

     - Mỗi tiếng trong Tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết.

          * Ta xác định cấu trúc âm tiết như sau:

     - Âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu, phần vần. Trong đó, phần vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.

* Ta có lược đồ âm tiết tiếng Việt như sau:

 

Thanh điệu

Âm đầu

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

 

      - Chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã vận dụng cấu trúc âm tiết tiếng Việt để dạy học sinh:

      - Tách tiếng thành hai phần (dùng thao tác tay, mô hình quân nhựa...)

Ví dụ: + ba: b-a-ba.

                    + bà: ba-huyền-bà.

* Có 4 mẫu vần được học xuyên suốt trong năm học:

1. Vần có âm chính:

 

 

 

2. Vần có âm đệm, âm chính:

 
 

 

 

 

3. Vần có âm chính, âm cuối

l                  a       n

 

 

4. Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối

 
 

 

 

 

 

 

3. NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂM

          CGD đi từ phát âm giúp học sinh nhận ra nguyên âm và phụ âm.

          - Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài.

          - Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài.

          - Ngoài khái niệm phụ âm, nguyên âm, trong ngôn ngữ còn có khái niệm về bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. Đây là những âm đảm nhận vị trí âm đệm và âm cuối. Ví dụ: o trong hoa, u trong lau...

 

4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT

4.1. Thanh điệu

          Tiếng Việt có sáu thanh điệu:

          - Thanh không dấu (thanh ngang)

          - Thanh huyền

          - Thanh hỏi

          - Thanh ngã

          - Thanh sắc

          - Thanh nặng.

4.2. Âm đầu:

- Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm.

- Có 21 âm vị phụ âm được ghi lại trên chữ viết. Đó là các con chữ: b, c, ch, d, đ, g, gh, nh, q, h, gi, k, kh, l, m, n, ng, ngh, p, ph, r, s, t, th, tr, x, v. Sở dĩ số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vị trên chữ viết không phải theo nguyên tắc 1-1. Có những âm vị biểu hiện bằng 1 con chữ như âm m thể hiện bằng chữ m. Có những âm vị thể hiện trên nhiều con chữ như âm c thể hiện bằng 3 con chữ c, k, q…

4.3. Âm đệm

- Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /u/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ:

- Ghi bằng con chữ “u”:

+ Trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế…

+ Sau phụ âm /k-/ VD: qua, quê, quân. (trường hợp này đã được đưa vào dạy luật chính tả trong Tiếng Việt 1 CGD)

- Ghi bằng con chữ “o” khi trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, …

4.4. Âm chính

- Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính. Trong đó:

+ Nguyên âm đôi là những tổ hợp nguyên âm có giá trị đơn âm vị tính. Các nguyên âm đôi được thể hiện bằng các con chữ sau: ie (iê, yê, ia, ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa).

+ Các nguyên âm đơn được thể hiện bằng các con chữ sau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

4. 5. Âm cuối

Tiếng Việt có 8 âm vị làm âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm.

- 6 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ sau: p, t, c, ch, m, n, ng, nh.

- 2 bán nguyên âm được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y.

 

c1chauminh

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Phim khai giảng

Website đơn vị