Tin tức : Hoạt động chuyên môn-Trao đổi KN - PPDH / CÔNG NGHỆ TIÊNG VIỆT LỚP1

CÁCH SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 CGD

Ngày đăng : 21-09-2016

PHẦN II

CÁCH SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 CGD

I. MỤC TIÊU

          1. Đọc thông viết thạo, không tái mù.

          2. Nắm chắc luật chính tả.

          3. Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

 

II. CẤU TRÚC

          1. Tập 1: Âm và Chữ

          2. Tập 2: Vần

          3. Tập 3: Luyện tập tổng hợp (tự học)

 

III. NỘI DUNG

1. Bài 1: Tiếng

- Lần đầu tiên học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như­ một “khối liền” đ­ược tách ra từ lời nói. Tiếp đó, bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhautiếng khác nhau hoàn toàn. Sau đó, các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần.

- Đến đây, tiếng đ­ược phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở đó, các em biết đánh vần một tiếng theo cơ chế hai b­ước:

- B­ước 1: b/a/ba (tiếng thanh ngang).

- B­ước 2: ba/huyền/bà (thêm các thanh khác).

 

2. Bài 2: Âm

- Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ  âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là âm). Qua phát âm, các em phân biệt đ­ược phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái TiếngViệt. Khi nắm đ­ược bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Nh­ư vậy, CGD đi từ âm đến chữ.

- Trong thực tế, một âm có thể viết bằng nhiều chữ,  và chữ có thể có nhiều nghĩa, nên khi viết, phải viết đúng luật chính tả. Do đó, các luật chính tả đư­ợc đ­ưa vào ngay từ lớp 1.

 

3. Bài 3: Vần

* Bài này giúp học sinh nắm đ­ược:

  - Cách cấu tạo 4 kiểu vần Tiếng Việt.

  - Cấu trúc vần Tiếng Việt: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.

  - Phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm để tạo ra tiếng mới, vần mới.

* Các kiểu vần:

       Kiểu 1: Vần chỉ có âm chính: la

       Kiểu 2: Vần có âm đệm và âm chính: loa

       Kiểu 3: Vần có âm chính và âm cuối: lan

       Kiểu 4:  Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối: loan

 

4. Bài 4: Nguyên âm đôi

         

1. Các Nguyên âm đôi: iê, uô, ­ươ

* Khái niệm nguyên âm đôi

Khái niệm nguyên âm:

- Các nguyên âm đơn (một âm tiết): a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u,... ­ (11 ng/âm đơn)

          - Nguyên âm đôi: đó là một nguyên âm mang tính chất của 2 âm: /iê/; /uô/; /­ươ/ (3 nguyên âm đôi).

2. Cách ghi nguyên âm đôi

 

Nguyên âm đôi

Không có âm cuối

Có âm cuối

/iê/

/uô/

/­ươ/

ia (lia, hia...)

ua (mua, thua..)

ưa (m­a, th­a..)

iê (liên,tiết...)

uô (muôn, muốt..)

ươ (lượn, thướt..)

 

 

 

Bài 5: Luyện tập tổng hợp

1. Phần LTTH  bao gồm:

          - Hệ thống tri thức ngữ  âm và các luật chính tả.

          - Hệ thống bài đọc

2. Phần LTTH nhằm mục đích:

          - Ôn tập lại các kiến thức về cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt

          - Rèn các kĩ năng N- N- Đ- V (chú trọng Đ- V) cho HS.

 

IV. QUY TRÌNH DẠY HỌC

Loại 1: Tiết lập mẫu

Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm

       1.1: Giới thiệu vật liệu mẫu

       1.2: Phân tích ngữ âm

       1.3: Vẽ mô hình

Việc 2: Viết

      2.1: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in th­ường

      2.2: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thư­ờng

      2.3: Viết tiếng có âm (vần) vừa học

      2.4: Viết vở  Em tập viết

Việc 3: Đọc

3.1: Đọc trên bảng

3.2: Đọc trong sách

Việc 4: Viết chính tả

    4.1: Viết bảng con/Viết nháp

         4.2 : Viết vào vở chính tả

Loại 2: Tiết Dùng mẫu

* Quy trình: Giống quy trình của tiết lập mẫu

* Mục đích

  • Vận dụng quy trình từ tiết Lập mẫu
  • Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết Lập mẫu.

* Yêu cầu GV

  • Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu
  • Chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với HS lớp mình.

 

Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp

Việc 1: Ngữ âm

          - Đư­a ra một số tình huống về ngữ âm TV và LCT.

          -  Vận dụng làm một số bài tập ngữ âm và  LCT

          - Tổng kết  kiến thức ngữ âm theo hệ thống đã sắp xếp.

Việc 2: Đọc

    B­ước 1: Chuẩn bị

          - Đọc nhỏ

     - Đọc bằng mắt

     - Đọc to

    Bước 2: Đọc bài

     - Đọc mẫu

     - Đọc nối tiếp

     - Đọc đồng thanh

     - Đọc hiểu (Tìm hiểu bài)

Việc 3: Viết

          3.1.Viết bảng con

          3.2.Viết vở Em Tập viết

Việc 4: Chính tả

          4.1. Ôn LCT (nếu có)

          4.2. Nghe – viết

 

V. PHÂN PHỐI CH­ƯƠNG TRÌNH

Cấu trúc:

          - Tuần chuẩn bị (2 tuần)

          - Chư­ơng trình gồm 35 tuần

          - Mỗi tuần gồm 10 tiết (5 cặp tiết)

          - Mỗi 1 cặp tiết t­ương ứng với 1 tiết dạy học (70phút)

c1chauminh

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Phim khai giảng

Website đơn vị