tin tức-sự kiện

Kế hoạch hoạt động GD hướng nghiệp dạy nghề năm học 2014-2015

PHÒNG GD-ĐT HIỆP HOÀ

TRƯỜNG TH&THCS MAI ĐÌNH

.

Số: 12. /2014/KH-HTr

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Mai Đình, ngày 30 tháng 10 năm 2014.

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP – NGHỀ

NĂM HỌC 2014-2015

------------------------------------

Thực hiện công văn số 503/PGD&ĐT ngày 30/9/2014 của Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa về việc hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục Hướng nghiệp – Dạy nghề phổ thông năm học 2014-2015;

Trên cơ sở thực tế tại đơn vị nhà trường, trường TH&THCS Mai Đình xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp – nghề năm học 2014-2015 cụ thể như sau:

I- Khái quát tình hình thực trạng nhà trường năm học 2014-2015:

1. Tình hình chung: trường TH&THCS Mai Đình là trường đặc thù của Huyện Hiệp Hòa; trường có 02 cấp học là cấp THCS và cấp Tiểu học.

2. Cấp THCS:

- Số lớp THCS: 04 (01 lớp 6; 01 lớp 7, 01 lớp 8; 01 lớp 9)

- Tổng số học sinh cấp THCS là: 106 học sinh, trong đó: lớp 6 có 48 học sinh; lớp 7 có 29 học sinh; lớp 8 có 11 học sinh; lớp 9 có 18 học sinh.

- Số cán bộ, giáo viên nhân viên THCS là: 14, trong đó: lãnh đạo quản lý: 01; hành chính 03; Đoàn đội: 01; Giáo viên: 09.

II- Các điều kiện để tổ chức hoạt động hướng nghiệp – nghề phổ thông:

1. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp:

1.1 . Số giáo viên làm nhiệm vụ hướng nghiệp: 04.

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Nhiệm vụ hướng nghiệp

1

Nguyễn Thị Hà

Tổ trưởng tổ CM THCS

Cao đẳng Sinh – Địa

Dạy nghề làm vườn cho HS lớp 8

2

Vũ Thị Như Quỳnh

GV chủ nhiệm lớp 8A

Cao đẳng Lý – Kỹ thuật CN

Phối hợp, tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp học sinh lớp 8

3

Lê Thị Tươi

Tổng phụ trách đội – GV Ngữ văn

Đại học Ngữ văn

Phối hợp, tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và học nghề cho học sinh lớp 8

4

Nguyễn Đình Xuân

GV chủ nhiệm lớp 9A

Đại học Ngữ văn

Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp học sinh lớp 9.

1.2 . Số phòng tư vấn hướng nghiệp: 02.

- Nhà trưởng sử dụng tích hợp 02 phòng học lớp 9A và lớp 8A làm phòng tư vấn hướng nghiệp.

1.3 . Thuận lợi, khó khăn:

a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT.

- Được sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm GDTX Hiệp Hòa.

- Đội ngũ giáo viên nhà trường tham gia làm nhiệm vụ hướng nghiệp nhiệt tình, trách nhiệm và tích cực học hỏi.

b. Khó khăn:

- Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều khó khăn.

- Số lượng học sinh quá ít: Khối lớp 8 có tổng số 11 học sinh.

2. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông:

2.1. Tổng số học sinh 9: 18.

Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS; hướng nghiệp tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT; hoặc Trung cấp nghề hệ 3 năm, … sao cho phù hợp với trình độ, sở thích, tâm lý, nguyện vọng của mỗi học sinh.

2.2. Tổng số học sinh lớp 8: 11.

- Tổ chức học nghề phổ thông theo chương trình 70 tiết.

- Tổ chức học nghề làm vườn theo nguyện vọng của học sinh, phù hợp với điều kiện ở địa phương hiện nay (100% các em là con em hộ gia đình nông dân).

-

Stt

Nghề

Số lớp

Số HS

Thời gian bắt đầu học

Thời gian kết thúc

Địa điểm dạy

1

Làm vườn

1

11

05/01/2015

06/03/2015

Tại trường

Tổng số

1

11

- Danh sách giáo viên tham gia dạy nghề phổ thông lớp 8:

Stt

Họ và tên

Đơn vị công tác

Trình độ, chuyên môn đào tạo

Dạy nghề

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Hà

Trường TH&THCS Mai Đình

Cao đẳng sinh học – Địa lý; đã tham gia học tập và tập huấn về giảng dạy nghề PT.

Nghề làm vườn

2.3. Cở sở vật chất cho từng nghề: Làm vườn.

- Phòng học

- Vườn làm thực hành

- Mẫu vật và các dụng cụ khác phục vụ cho bài học lí thuyết cũng như thực hành như dao, kéo, cuốc, bình tưới…..

2.4. Những thuận lợi, khó khăn:

*. Thuận lợi: - Phòng học đảm bảo cho học sinh học 1 ca

- Phần lớn học sinh ở nông thôn thường xuyên tham gia lao động sản xuất cùng gia đình nên học sinh đã có điều kiện làm quen với các mẫu vật và dụng cụ lao động sản xuất tạo thuận lợi cho học sinh hình thành những kĩ năng nhất định trong nghề làm vườn.

*. Khó khăn: - Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy nghề còn nhiều khó khăn: chưa có phòng dạy nghề riêng, các dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành còn nghèo nàn.

III- Chỉ tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp – nghề phổ thông:

1. Chỉ tiêu:

1.1. Đối với lớp 9: 17/18 học sinh đạt 94%

1.2. Đối với lớp 8: 11/11 học sinh tham gia đạt 100%

2. Biện pháp thực hiện:

2.1 Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác hướng nghiệp - dạy nghề của nhà trường.

- Đầu tư tu sửa cơ sở vật chất lớp học phòng học đảm bảo cho việc hướng nghiệp cũng như dạy nghề.

- Mua sắm tăng âm loa đài, dao, kéo, dây buộc để phục vụ cho công tác hướng nghiệp - dạy nghề.

2.2 Đổi mới phương pháp dạy học.

- Yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn.

- Có phương pháp tư vấn phù hợp giúp học sinh định hướng chọn nghề và hướng đi sau khi hoàn thành chương trình cấp học bậc học.

2.3 Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học của lãnh đạo đơn vị

- BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra tiến độ hướng nghiệp - dạy nghề của giáo viên được phân công.

- Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm và phương pháp tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên để tạo hiệu quả cao.

- Thường xuyên yêu cầu giáo viên bám sát vào chương trình kế hoạch để có phương pháp luận và định hướng nghề sao cho sát với thực tế của đơn vị tránh ép học sinh không được thi vào THPT.

2.4 Việc quản lí hồ sơ dạy nghề của đơn vị.

- Yêu cầu giáo viên có đày đủ hồ sơ giáo án đầy đủ khi lên lớp tư vấn - dạy nghề.

- Có sổ ghi đầu bài, sổ điểm đầy đủ, sổ theo dõi học sinh.

- Kiểm duyệt các loại hồ sơ theo định kỳ hàng tuần, tháng.

2.5 Công tác phối hợp với trung tâm GDKTTH-HN, trung tâm GDTX-DN.

- Thường xuyên phối hợp với trung tâm GDKTTH-HN, trung tâm GDTX-DN, các trường nghề trong việc tuyên truyền tư vấn nghề cho học sinh và PHHS toàn trường.

- Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về công tác định hướng nghề cho học sinh và CMHS lựa chọn hướng đi sau khi học sinh TN THCS.

2.6 Các biện pháp khác.

2.6.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông.

Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để triển khai đầy đủ nghiêm túc và có hiệu quả những quy định về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp trong nhà trường và địa phương phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phân luồng học sinh cuối cấp một cách hợp lý.

2.6.2. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động sinh hoạt lao động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có bổ sung những đặc thù của địa phương.

Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lựa chọn trường THPT hợp lý để giúp học sinh có lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.

2.6.3. Nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông.

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy hướng nghiệp, dạy nghề. Đảm bảo 100% số giáo viên dạy hướng nghiệp dạy nghề phải có chứng chỉ dạy nghề hoặc qua các lớp tập huấn đào tạo của Phòng, Sở.

Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề để đạt kết quả cao.

Thực hiện nghiêm túc các mô đun của môn Công nghệ 9

2.6.4. Duy trì tốt hoạt động lao động trong nhà trường.

Tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia lao động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường trong khuôn viên nhà trường và địa phương. Tham gia trồng bổ sung cây bóng mát ở khu vực trường. Tổ chức Tết trồng cây có hiệu quả.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT;

- Lưu VT.

Mai Đình, ngày 30 tháng 10 năm 2014

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng

(đã ký)

Ngô Văn Khương

Tác giả: BGH

Xem thêm

Tư duy tích cực
Niềm vui ngày khai trường
Lịch tập huấn phần mềm hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường