MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚC CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THCS
Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Môn học này không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xảy ra hiện tượng học sinh “chán học” Lịch sử. Vậy nguyên nhân là do đâu và chúng ta cần khắc phục tình trạng đó như thế nào?
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến học sinh chưa có hứng thú trong việc học tập môn Lịch sử là ở chương trình giáo dục của Việt Nam, học sinh phải ghi nhớ một khối lượng rất lớn các con số, sự kiện một cách máy móc, khô khan. Ngoài ra, các thầy cô chưa có phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh cũng là nguyên nhân làm cho môn lịch sử ngày càng nhàm chán.
Vậy chúng ta cần có những biện pháp bổ trợ gì để học sinh thực sự thích học tập, tìm tòi lịch sử?
“Tham quan thực tế” được xem là hoạt động ngoại khóa khá hiệu quả, giúp học sinh nhớ lâu, có cơ hội khám phá thực tế nhiều hơn thông qua các mô hình sự kiện, viện bảo tàng, những khu di tích lịch sử…Điểm cần lưu ý trong hoạt động này là cần giải thích rõ ý nghĩa, trách nhiệm của học sinh khi tham gia.
Câu chuyện lịch sử từ những “nhân chứng sống”. Đây là lợi thế cho việc giảng dạy môn Lịch sử ở nước ta. Việt Nam - đất nước anh hùng và được tạo dựng bởi những con người anh hùng: những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiến sĩ lực lượng vũ trang từng tham gia trong kháng chiến là “tư liệu sống” vô cùng quý giá. Họ sẽ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử từ những câu chuyện lịch sử.
Giảng dạy bằng hình ảnh, phim tư liệu, vẽ bản đồ cũng nên được áp dụng. Học bài bằng biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội dung.Thay vì trình bày diễn biến trận đánh bằng những đoạn văn mô tả, học sinh dễ dàng nhớ hơn khi thể hiện sự kiện bằng bản đồ lịch sử.
Một trong những phương pháp giảng dạy khác giúp học sinh tham gia và thể hiện tư duy phản biện đối với các sự kiện lịch sử là “Nếu tôi là”. Một giáo viên dạy Lịch sử tại trường trung học phổ thông ở Philippines cho biết, thích tạo cơ hội cho sinh viên trở thành những nhân vật lịch sử. Người dạy sẽ nhìn thấy được tư duy, giải pháp và nhận định của các em về sự kiện đó.
Mỗi môn học đều có ý nghĩa riêng, đóng góp vào sự phát triển của xã hội con người, một thế hệ của đất nước. Lịch sử cũng thế, một môn học không đơn thuần chỉ học về những cái đã qua, mà còn kết nối với hiện tại để tạo ra một bối cảnh lịch sử mới của cả quốc gia. Vì thế, đầu tư vào giáo dục nói chung và môn Lịch sử nói riêng là rất cần thiết. Bên cạnh việc chú trọng cải thiện sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp và hiệu quả để lịch sử không còn là một môn học “nhàm chán”.
Kế hoạch chiến lược 2015-2020, THCS TD(Chính
Kế hoạch chiến lược 2015-2020, THCS TD(Chính thức)Công khai thông tin chất lượng giáo dục phổ
Công khai thông tin chất lượng giáo dục phổ thông, năm học 2014 – 2015Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở
Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông, năm họcCông khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán
Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơCông khai thông tin chất lượng giáo dục phổ
Công khai thông tin chất lượng giáo dục phổ thông, năm học 2015 – 2016