1. Trốn kẻ đột nhập như thế nào?
- Hãy tránh xa tầm tìm kiếm của tên cướp. Trên phim, nhân vật chính sẽ cầm một cây gậy và lùng lách khắp trong nhà để tìm tên cướp. Đừng dại dột làm theo! Hãy ẩn náu, bởi kẻ đột nhập có thể sẽ làm tất cả để giữ kín danh tính của mình khi bị phát hiện.
- Hãy đặt ra một mật khẩu báo nguy cho gia đình bạn trong trường hợp khẩn cấp. Đây là cách để bạn thông báo cho cả gia đình phát hiện có kẻ đột nhập. Một câu ngắn gọn như "Bão cấp 10" đủ để gia đình bạn biết về tình trạng nguy hiểm, đồng thời khiến bọn trộm không nghĩ rằng chúng đã bị phát giác.
Trong tình trạng xấu hơn, hãy la lớn: "Trốn đi", để cảnh báo cho các thành viên gia đình trốn thoát hoặc tìm chỗ an toàn.
- Tự kiếm cho mình 1 chỗ an toàn. Có thể là 1 căn phòng kín, phòng ngủ của bạn hoặc một chiếc tủ cũng được.
- Đảm bảo căn phòng được khóa từ bên trong. Trong căn phòng đó, bạn có thể bố trí gậy, dao hay một bình xịt hơi cay.
- Tắt đèn và giữ im lặng. Hãy cố gắng đừng thu hút sự chú ý của tên trộm bằng cách tắt hết đèn điện một cách nhẹ nhàng và ngồi im tại chỗ.
- Đừng cảnh cáo tên trộm. Trong trường hợp hắn chưa tìm ra chỗ nấp của bạn, đừng dại dột nói những câu như "Tôi báo cảnh sát rồi đấy!", bởi hắn sẽ lùng sục được chỗ ẩn náu.
Tuy nhiên, nếu hắn đã tìm ra chỗ bạn và tìm cách phá cửa xông vào, bạn có thể nói đại loại: "Chúng tôi báo cảnh sát rồi, họ đang đến đấy". Nhấn mạnh "chúng tôi" - số nhiều, để tên trộm nghĩ bạn không chỉ có một mình.
- Gọi cảnh sát ngay khi có thể. Khi đã an toàn, hãy gọi cho lực lượng an ninh, cố gắng tóm tắt thông tin cực kỳ gọn gàng. Ví dụ: "Em là Hoa, ở 12 Nguyễn Trãi, quận 5. Có 2 người đột nhập nhà em. Em ở tầng trên, phòng ngủ. Chúng đang tiến vào phòng khách tầng dưới...".
Sau khi nói thông tin, hãy tiếp tục giữ máy để cập nhật thông tin cho bên an ninh, đồng thời để họ giúp bạn bình tĩnh.
- Chọn vị trí thuận lợi trong phòng, nếu kẻ trộm cố gắng đột nhập vào phòng bạn. Vị trí dễ dàng kháng cự là đối diện cánh cửa của phòng. Khi cánh cửa bật ra, tên trộm xuất hiện cũng là lúc bạn dễ dàng tấn công hắn.
- Còn nếu tên trộm không vào phòng? Hãy ở yên đến, dù bạn có chắc tên trộm đã rời đi hay không, cho đến khi cảnh sát xuất hiện.
- Nhờ cảnh sát kiểm tra toàn ngôi nhà. Và dẫu cảnh sát đã chắc chắn ngôi nhà được an toàn, hãy rủ bạn thân, hàng xóm ở lại cùng mình suốt đêm.
2. Làm gì nếu bị kẻ trộm bắt giữ?
- Hãy giữ khoảng cách với tên trộm. Nếu tên trộm đã tiếp cận được bạn, hãy giữ bình tĩnh và chọn 1 con đường thoát nhanh nhất nếu có thể.
Đặt 2 tay lên vai. Đây là tư thế thuận lợi nhất để tự vệ.
- Hãy hợp tác với tên trộm. Nếu không thể trốn thoát, hãy tỏ ra hợp tác và làm theo lời tên trộm yêu cầu để ít nhất bạn còn cơ hội nghĩ cách đối phó.
- Nghe điện thoại cảnh sát gọi tới như thế nào? Tùy vào việc tên trộm có cho phép bạn nghe hay không (có thể hắn sẽ sợ nếu không nghe máy, người ngoài sẽ nghi và báo cảnh sát), bạn có thể tỏ ra trò chuyện bình thường nhưng ngầm khiến người nghe biết bạn đang nguy hiểm. Chẳng hạn: "Con gọi mẹ sau nhé", và cảnh sát sẽ biết bạn đã bị khống chế.
3. Đối phó với tên trộm
- Hãy dùng bình xịt hơi cay. Sau khi xịt, chạy ngay ra khỏi phòng vì hơi cay có thể phản ứng với bạn.
Nếu phải tấn công tên trộm, hãy đánh mạnh và cổ, mắt, miệng, mũi nếu bạn ở gần hắn. Còn nếu đứng xa, hãy tấn công và đầu gối, nhanh và mạnh.
- Dùng vật nhọn xung quanh làm vũ khí. Nếu không có dao, hãy dùng bút hoặc thậm chí chìa khóa xe.
- Chạy thật nhanh ngay khi có thể. Khi có cơ hội, hãy lập tức chạy ra khỏi chỗ nguy hiểm, vừa chạy vừa gây tiếng động thật lớn hoặc la lên bằng những từ có nghĩa. Ví dụ: "Có trộm" sẽ cảnh báo được hàng xóm hơn là "Cứu tôi với" (vì người ta sẽ không biết bạn gặp chuyện gì).
Mai Mai